Giáo án Tập làm văn 9 - Bài 3

1. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này, học sinh đạt được :

1.1 Kiến thức:

 - Biết được một vài sự việc, hiện tượng ở địa phương cần quan tâm.

 - Bổ sung kiến thức về kiểu văn bản nghị luận.

1.2. Kĩ năng :

 - Biết tìm tòi, phát hiện các sự việc, hiện tượng có vấn đề xảy ra tại địa phương.

 - Biết tạo lập văn bản nghị luận.

1.3.Thái độ:

 - Có thái độ đúng đắn, tích cực với các sự việc, hiện tượng xảy ra tại địa phương

 - Quan tâm, tích cực tham gia vào các hoạt động tại địa phương.

 

doc4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1518 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập làm văn 9 - Bài 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 2. Tiếng Việt: Từ ngữ địa phương
sưu tầm, Tìm hiểu các từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, họ hàng thân thích và các từ xưng hô, cách xưng hô đang được sử dụng ở yên bái
(1 tiết)
bài 3: tập làm văn
luyện tập viết bài văn nghị luận về một sự việc,
hiện tượng ở địa phương
(1 tiết)
1. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này, học sinh đạt được :
1.1 Kiến thức:
	- Biết được một vài sự việc, hiện tượng ở địa phương cần quan tâm.
	- Bổ sung kiến thức về kiểu văn bản nghị luận.
1.2. Kĩ năng :
	- Biết tìm tòi, phát hiện các sự việc, hiện tượng có vấn đề xảy ra tại địa phương.
	- Biết tạo lập văn bản nghị luận.
1.3.Thái độ:
	- Có thái độ đúng đắn, tích cực với các sự việc, hiện tượng xảy ra tại địa phương
	- Quan tâm, tích cực tham gia vào các hoạt động tại địa phương.
2. Thông tin:
 Những sự việc, hiện tượng làm để bài nghị luận là những sự việc, hiện tượng có thật, xảy ra tại địa phương, bao gồm cả sự việc, hiện tượng tự nhiên và xã hội, có tác động và ý nghĩa tới đời sống của mọi người. Những sự việc, hiện tượng đó gồm có:
- Những sự việc, hiện tượng tốt cần được khẳng định và học tập như : Thành tựu trong xây dựng, đổi mới trong đời sống nhân dân, trong giáo dục, sự quan tâm tới quyền trẻ em, sự giúp đỡ các bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình thương binh, liệt sỹ, người có hoàn cảnh khó khăn....
- Những sự việc, hiện tượng tiêu cực cần phải khắc phục như: Vấn đề ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, tập tục lạc hậu, một số thói quen xấu trong đời sống, tiêu cực trong thi cử....
- Chúng tôi giới thiệu về một trong các vấn đề cần quan tâm giải quyết ở địa phương qua văn bản sau:
Lũ quét ở cát thịnh
( Trích )
Vượt qua nhiều lần mức tang tóc do thiên tai của cả nước, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn với 51 người chết, 181 ngôi nhà bị vùi lấp và bị đổ, 1.002ha lúa và cây trồng bị phá huỷ. Hệ thống cầu cống, điện lực, thông tin liên lạc cũng bị tàn phá nghiêm trọng. Có thể nói rằng: trong đau thương Cát Thịnh không đơn độc. Các đoàn xe của trung ương, của địa phương, các tổ chức, cá nhân đã kịp thời đến tận nơi tai hoạ thăm hỏi trợ giúp, tặng quà. 
 	Sự cứu trợ kịp thời là vô cùng quan trọng và cần thiết, song chúng ta không thể bị động với thiên tai rồi lại để cứu trợ. Đây là vấn đề đặt ra cho những người lo cho dân. Với lũ quét hiện nay, khoa học mới chỉ cho phép con người phán đoán và cảnh báo chứ chưa thể dự báo, thế thì chúng ta phải làm gì? Người viết báo nghĩ rằng: Với Yên Bái nói riêng và vùng núi nói chung cần phải nghiên cứu để di dân ra khỏi nhưng địa hình khi mưa lớn có thể xảy ra lũ quét. Đây là một việc làm khó bởi những nơi có thể xảy ra lũ quét ở vùng núi thường là những nơi thuận lợi cho cuộc sống dân sinh. ở vùng đó đất tốt, dễ trồng cấy, và là đầu mối giao thương của cả vùng.
Cát Thịnh cũng vậy, nơi đây khi bước vào cơ chế thị trường, bộ mặt ngã ba này thay đổi hẳn và rất nhanh. Chỉ sau thời gian trên dưới 10 năm đã trở hành một thị tứ khá sầm uất. Trước đây chỉ vài ba quán hàng lèo tèo bám theo sườn núi của quốc lộ 37(Yên Bái- Nghĩa Lộ). Còn nhánh rẽ sang Phù Yên- Sơn La qua đập tràn cắt ngang suối chưa có người ở ven đường. Khi mưa lớn nước tràn qua đoạn đường vắt ngang lòng suối là thường. Nhưng do đây là điểm buôn bán thuận lợi và hàng chục năm qua con suối Phà vẫn chảy qua đây một cách bình thường, hiền hoà nên dân vẫn cứ tiếp tục “ Phố hoá” doi cát ven suối này. Có thể mường tượng ngã ba này như một chữ T, chân chữ T là hướng Phù Yên - Sơn La, hướng này vượt qua tràn có lòng suối cạn. ở nhánh chân chữ T này dân dựng lều, quán rồi thành nhà cửa, lúc đầu là nhà tạm sau dần thành kiên cố, một tầng rồi hai tầng. Chính quyền xã cũng vì nọ kia mà hợp pháp hoá cho cư dân hai dãy phố. Thế là chân chữ T cứ dài ra. Coi thường giời đất, người ta hướng dòng suối lệch ngày càng xa dòng chảy tự nhiên của nó, để lấy chỗ làm nhà dựng quán, mở cửa hàng kinh doanh.
Tôi xem các cửa cống bị các gốc cây gỗ và từng vầng rễ tre cùng đá núi, nước đẩy vào nút chặt. Đến đây nước gặp cản, vọt lên qua tràn. Những cây cột điện bên cạnh tràn vẫn còn…Còn 16 ngôi nhà xây nơi dòng chảy cũ, hôm qua còn là phố, giờ chỉ còn vết móng của nền nhà cũ. Hai mươi mốt người của đoạn phố này đã sang thế giới bên kia, đau đớn lắm. Chúng ta không hiểu thiên nhiên. Ta bảo ta làm chủ thiên nhiên, cải tạo thiên nhiên. Ta cải tạo rừng tạp trồng rừng nguyên chủng, rồi lâm trường giải thể, gỗ quí, rừng già bị chặt phá. Mấy năm trước đi từ Yên Bái vào Nghĩa Lộ chẳng còn thấy rừng đâu. Các ngọn đồi bị cạo nhẵn thín như đầu ông sư. Mấy năm nay nhờ giao đất, giao rừng, rừng cũng bắt đầu xanh lại nhưng rừng nguyên chủng thì làm sao giữ được nước bằng rừng nguyên sinh. Rừng nguyên sinh của giời, ở vùng nhiệt đới với các tán cây tầng tầng lớp lớp, dưới thảm rừng là cỏ, tiếp đến cây bụi, cây tán thấp, cây tán cao và hệ thống cây thân leo chằng chịt. Mưa xuống nước không thể xối xả, nước xuống đến đất được giữ lại trong lớp thảm lá mục rồi từ từ điều dần vào lòng khe, lòng suối quanh năm. Còn bây giờ mưa xuống bao nhiêu nước suối dâng lên gần như thế một lúc.
 Ta phải biết nghe trời, thuận với thiên nhiên. Trước hết ngay tại đây, đoạn tử thần vượt qua lòng suối có đập tràn này, dù tiền bạc có nảy sinh như nước cũng phải dời nhà đi chỗ khác thôi, không làm nhà lại trên nền đất cũ được nữa rồi.
Di dời nhà cho dân đến chỗ ở mới, tốn kém đấy nhưng chắc làm được. Còn người là còn tất cả. Cái gì sai thì phải nhận mà sửa. Ta cải tạo thiên nhiên nhưng cũng phải biết tôn trọng thiên nhiên, phải biết cái gì làm được, cái gì không được làm, hiểu biết để chúng ta sống hài hoà với thiên nhiên.
Vũ Quý - Tạp chí Văn nghệ Yên Bái
Gợi ý về văn bản:
- Văn bản trên được tác giả viết ngay sau khi xảy ra sự việc.
- Nội dung văn bản:
+ Phản ánh sự việc, hiện tượng lũ quét ở Cát Thịnh, Văn Chấn vào tháng 11 năm 2005 gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.
+ Phân tích nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lũ quét gây thiệt hại nghiêm trọng. 
+ Thể hiện thái độ, quan điểm, kiến nghị của tác giả với hiện tượng, sự việc đã xảy ra .
- Tác giả đã sử dụng các phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận.

File đính kèm:

  • docBAI 3.doc
Giáo án liên quan