Giáo án Sử 8 - Trường THCS Ái Quốc
A : Mục tiêu .
1 . Kiến thức : Học sinh nắm được :
- Nguyên nhân , diễn biến , tính chất , ý nghĩa lịch sử của cách mạng Hà Lan (XVI) cách mạng Anh (giữa XVII)
- Hiểu được khái niệm về một cuộc cách mạng tư sản .
2 . Tư tưởng :
- HS nhận thức đúng vai trò của quần chúng trong cách mạng và bản chất của giai cấp tư sản .
3 . Kĩ năng .
- HS rèn kĩ năng quan sát , sử dụng tranh ảnh , lược đồ .
B : Phương tiện dạy - học .
- Bảng phụ , tranh ảnh , lược đồ các cuộc nội chiến ở Anh .
C : Hoạt động day - học .
I : ổn định tổ chức .
thực hiện chính sách kinh tế mới , tác động của chính sách này đối với nước Nga . - Những thành tựu chính của công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô ( 1925-1941). 2 . Tư tưởng . - HS nhận thức được sức mạnh , tính ưu việt của chế độ XHCN . 3 . Kĩ năng . - HS rèn kĩ năng khai thác kiến thức qua kênh hình , so sánh phân tích sự kiện lịch sử . B . Phương tiện dạy - học . - Bảng phụ , tranh ảnh SGK . C . Hoạt động dạy - học . I. ổn định tổ chức . II . Kiểm tra bài cũ . - GV dùng bảng phụ yêu cầu HS làm bài tập sau : em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng với những việc làm nhằm xây dựng chính quyền Xô Viết . A . Thành lập chính quyền Xô Viết . B . Tiến hành chống thù trong giặc ngoài . C . Tuyên bố xoá bỏ những đẳng cấp xã hội . D . Nhà nước nắm các nghành kinh tế then chốt . E . Kí hoà ước Bờ -rét-li-tốp với Đức . III . Bài mới . Hoạt động dạy - học Nội dung ghi bảng - Yêu cầu HS quan sát hình 58 cho biết tình hình thực tế của nước Nga ? ( nước Nga khó khăn , quyết tâm ) ? Trước tình hình đó chính quyền Xo Viết đã làm gì ? ? Nội dung chủ yếu của chính sách kinh tế mới ? ( SGK - GV ghi sẵn ra bảng phụ ) ? Thảo luận : em hãy so sánh chính sách kinh tế mới với chính sách cộng sản thời chiến ? ( ..chính sách kinh tế mới phù hợp với hoàn cảnh đất nước hoà bình thúc đẩy sản xuất .) ? Chính sách kinh tế mới ( NEP) có tác động ntn tới công cuộc khôi phục kinh tế ở nước Nga ? ? Hãy nêu rõ thực trạng nền kinh tế nước Nga khi bắt tay vào xây dựng CNXH ? ? Để xây dựng CNXH , nhân dân Liên Xô đã thực hiện những nhiệm vụ gì ? - Yêu cầu HS quan sát hình 59,60 và cho biết ý nghĩa của hình ảnh này ? ( HS miêu tả theo SGK ) ? Thảo luận : trong những nhiệm vụ đó , nhiệm vụ nào là cơ bản , trọng tâm ? ( công nghiệp hoá XHCN .) ? Công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô được tiến hành thông qua những kế hoạch nào ? - GV kể chuyện phong trào thi đua của Xta - kha - nốp .. - Liên hệ thực tế Việt Nam . ? Quá trình xây dựng CNXH ở Liên Xô đã đạt được những thành tựu gì ? - GV đưa ra các thành tựu chính : kinh tế , văn hoá giáo dục , xã hội sau đó yêu cầu lớp chia thành 3 nhóm lên điền tiếp . - GV liên hệ tới Việt Nam . ? Hạn chế mà Liên Xô mắc phải ? ( tư tưởng nóng vội ) I . Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế ( 1921-1925 ) 1 . Hoàn cảnh . - Sau chiến tranh : Nga gặp nhiều khó khăn . - Thông qua chính sách kinh tế mới . 2 . Nội dung . - Bỏ trưng thu lương thực thừa . - Tự do buôn bán . - Tư nhân mở xí nghiệp nhỏ - Khuyến khích tư bản nước ngoài 3 . Tác động của (NEP). - Kinh tế phục hồi . - Đời sống nhân dân được cải thiện . 12/1922 Liên bang cộng hòa XHCN Xô Viết thành lập ( viết tắt Liên Xô ) . II . Công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô (1925-1941). 1 . Thực trạng : - Nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu . 2 . Công cuộc xây dựng CNXH . - Cải tạo nền nông nghiệp lạc hậu tập thể hoá nông nghiệp . - Công nghiệp hoá XHCN phát triển kinh tế - Thực hiện kế hoạch 5 năm vượt trước thời hạn + Lần I ( 1928-1932) + Lần II (1933-1937) 3 . Thành tựu . - Kinh tế : công - nông nghiệp phát triển mạnh . - Văn hoá giáo dục : xoá nạn mù chữ đạt nhiều thành tựu . - Xã hội : xoá bỏ chế độ người bóc lột người . IV : củng cố . - Hãy viết những đánh giá của em về công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô sau khi đọc xong đoạn văn ( Sách bài tập lịch sử 8 - tranh 55 ). V : Hướng dẫn về nhà . - Học hiểu bài cũ theo hệ thống câu hỏi SGK . - Thấy được lý do vì sao Liên Xô phải chuyển chính sách cộng sản thời chiến sang chính sách kinh tế mới . + Thành tựu mà Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng CNXH . - Đọc và tìm hiểu trước bài 17 phần I . _________________________________ Ngày soạn : Ngày dạy : Tuần 13 : Tiết 25 : Bài 17 : châu âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) I : Châu Âu trong những năm (1918-1929 ) A . Mục tiêu . 1 . kiến thức : HS nắm được . - Những nét chung về châu âu (1918-1929) . Quá trình thành lập quốc tế cộng sản III và vai trò của nó đối với cách mạng thế giới . 2 . Tư tưởng . - Thấy rõ tính chất phản động , nguy hiểm của chủ nghĩa phát xít ý thức bảo vệ hoà bình thế giới . 3 . Kĩ năng . - HS rèn kĩ năng tư duy lô - gíc , khả năng nhận thức và so sánh các sự kiện lịch sử . B . Phương tiện dạy - học . - Tranh ảnh , bảng thống kê , phiếu học tập . C . Hoạt động dạy - học . I . ổn định tổ chức . II . Kiểm tra bài cũ . - GV dùng phiếu học tập yêu cầu HS làm bài tập sau : em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng với quá trình xây dựng CNXH ở Liên Xô . A . Được nhân dân ủng hộ . B . Máy móc , khoa học kĩ thuật được áp dung rộng rãi . C . Quyết tâm cao độ của toàn dân . D . Nhập máy móc của nước ngoài . E . Đạt được nhiều thành tựu to lớn . III . Bài mới . Hoạt động dạy - học Nội dung ghi bảng - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm những vấn đề sau ; ? Tình hình kinh tế , chính trị ở châu âu từ 1918-1923 diễn ra ntn ? ( SGK ) - Yêu cầu HS quan sát bảng thống kê SGK và nhận xét về tình hình sản xuất công nghiệp ở Anh , Pháp , Đức ? ( sản xuất công nghiệp ở 3 nước đều tăng) ? Kinh tế giai đoạn từ 1924-1929 có sự thay đổi ntn ? ? Chính trị ở châu âu từ 1924-1929 có nét gì nổi bật ? ? Nguyên nhân nào dẫn đến cao trào cách mạng 1918-1923 ? ? Diễn biến cơ bản nhất của cao trào cách mạng này là gì ? - Yêu cầu HS quan sát hình 61 SGK và cho biết phong trào cách mạng Đức đã diễn ra ntn ? (SGK - chữ nhỏ trang 89 ) ? Cách mạng Đức có hạn chế gì ? ( chế độ quân chủ bị lật đổ nhưng thành quả thuộc giai cấp tư sản ) ? Tác động của cách mạng Đức (11/1918) đối với kết quả chung của cách mạng châu âu ntn ? ( đảng cộng sản Đức , Hung ra đời 1918 , Anh , Pháp ; Italia 1921 . - Yêu cầu HS khái quát lại thời gian , địa điểm , người lãnh đạo ở quốc tế cộng sản I , II ? ( HS nhắc lại ) - Thảo luận tìm ra hoàn cảnh thành lập của quốc tế cộng sản III . ? Nêu ngắn ngọn về quá trình hoạt động của quốc tế cộng sản III ? - Liên hệ quá trình tìm đường cứu của Nguyễn ái Quốc . ? Vì sao quốc tế III giải tán ? vai trò của quốc tế cộng sản III ? ( SGK trang 89 ) 1 . Những nét chung . - 1918-1923 . + Kinh tế : bị suy sụp . + Chính trị : không ổn định . - 1924-1929 . + kinh tế phục hồi , phát triển . + Chính trị : ổn định . 2 . Cao trào cách mạng 1918-1923 . Quốc tế cộng sản thành lập . a . Cao trào cách mạng 1918 - 1923 . Nguyên nhân : - Hậu quả chiến tranh thế giới I . - Cách mạng tháng 10 Nga 1917 thắng lợi Diễn biến : - Nổ ra ở hầu khắp châu âu . - Đặc biệt : Đức . Kết quả : nhiều đảng cộng sản đã ra đời . b . Quốc tế cộng sản III thành lập . - Hoàn cảnh . + Thành lập 2/3/1929 tại Mát-xcơ-va do Lênin lãnh đạo . - Hoạt động ; + Đề ra đường lối cho cách mạng thế giới + Luận cương về dân tộc và thuộc địa . + Quốc tế III giải tán 1943 IV : Củng cố : - GV dùng phiếu học tập yêu cầu HS làm bài tập sau ; vì sao cách mạng bùng nổ ở Đức 1918 ? Em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng trả lời đúng . A :Đức thất bại trong CTTG I B : Đức khủng hoảng trầm trọng . C : Kinh tế Đức phát triển nhanh . D : Tư sản Đức phát động phong trào CM E : ảnh hưởng cách mạng tháng 10 Nga 1917 . V : Hướng dẫn về nhà . - Học hiểu bài theo nội dung SGK - Làm bài tập 1, 2 , 4 , 5 ( sách bài tập lịch sử ) - Đọc và tìm hiểu trước bài 17 phần II . ________________________________________ Ngày soạn : Ngày dạy : Tiết 26 : Bài 17 : châu âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) (tiếp theo ) II . Châu Âu trong những năm 1929-1939 . A . Mục tiêu . 1 . Kiến thức : HS nắm được : - Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) và những hậu quả của nó . - Phong trào mặt trận nhân dân chống CNPX và chống chiến tranh 1929-1939 . 2 . Tư tưởng : - Thấy rõ tính chất phản động và nguy hiểm của CNPX . ý thức bảo vệ hoà bình thế giới . 3 . Kĩ năng : - HS rèn luyện kĩ năng tư duy lô gíc , khả năng nhận thức và so sánh sự kiện lịch sử . B : Phương tiện dạy - học . - Sơ đồ , bảng phụ , tranh ảnh . C : Hoạt động dạy - học . I : ổn định tổ chức . II . Kiểm tra bài cũ . ? Em hãy cho biết những nét chung của Châu Âu trong những năm 1918-1929 ? III : Bài mới . Hoạt động dạy- học Nội dung ghi bảng ? Em hiểu ntn về khủng hoảng kinh tế ? ( tình trạng sản xuất quá thừa hoặc quá thiếu .) ? Thảo luận : nguyên nhân nào dẫn đến khủng hoảng kinh tế (1929-1933) ? ? Cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra ntn ? - Yêu cầu HS quan sát hình 62 và có nhận xét gì về tình hình sản xuất ở Liên Xô và Anh trong những năm 1929-1931 ? ( Liên Xô từng bước vững chắc đi lên , Anh bước vội , gấp gáp , giảm dần xuống) ? Vì sao có hai chiều trái ngược nhau như vậy ?( Anh bị ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế , Liên Xô trong thời kì xây dựng CNXH ) ? Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế là gì ? ? Để thoát khỏi khủng hoảng đó hệ thống TBTG đã giải quyết ra sao ? - Giải thích "CNPX" ? Nêu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế đối với nước Đức ? ( SGK trang 90) ? Vì sao CNPX lại thắng lợi ở Đức ? ( Đức là quê hương của CNĐQ quân phiệt Phổ ) - Giải thích : “ mặt trận nhân dân” ? Thảo luận : mặt trận nhân dân ra đời trong hoàn cảnh nào ? ? Quá trình chống CNPX ở Pháp diễn ra ntn ? Vì sao mặt trận nhân dân lại thắng lợi ở Pháp ? ( SGK trang 91 ) - Liên hệ thời kì 1936-1939 ở Việt Nam . - Yêu cầu HS quan sát và miêu tả hình 63( sức đấu tranh mạnh mẽ ở Pháp ) ? Hãy nêu tình hình cách mạng Tây Ban Nha ? ? Thảo luận : vì sao cuộc đấu tranh chống Pxít ở Tây Ban Nha thất bại ?( SGK ) 1 . Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới .(1929-1933) và hậu quả của nó . a . Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới . - Nguyên nhân : sản xuất ồ ạt , chạy đua lợi nhuận . - Diễn ra : Mỹ khắp thế giới . b . Hậu quả . - Tàn phá kinh tế . + Thất nghiệp . + Đời sống nhân dân cực khổ . - Ra đời CNPX . 2 . Phong trào nhân dân chống CNPX và chống chiến tranh 1929-1933. - Hoàn cảnh : + Vai trò quốc tế cộng sản . + CNPX xuất hiện . + Cao trào cách mạng bùng nổ . - ở Pháp : + 5/1935 : ra đời mặt trận nhân dân chống PX . + 2/1936 : Chính phủ mặt trận nhân dân Tây Ban Nha : + 2/1936 : chính phủ mặt tr
File đính kèm:
- GA LSu 8.doc