Giáo án Số học 8 tiết 48- Phương trình chứa ẩn ở mẫu thức (tiết 1)

I. MỤC TIÊU :

 Kiến thức : Nắm được khái niệm điều kiện xác định của một phương trình, cách tìm điều kiện xác định (viết tắc là ĐKXĐ) của phương trình.

 Kĩ năng : Nắm vững cách giải phương trình chứa ẩn ở mẫu, cách trình bày bài chính xác, đặc biệt là bước tìm điều kiện xác định của phương trình và bước đối chiếu với ĐKXĐ của phương trình để nhận nghiệm.

 Thái độ : Rèn tính cẩn thận, chính xác.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :

 Chuẩn bị của GV : Bảng phụ ghi bài tập và cách giải phương trình chứa ẩn ở mẫu.

 Chuẩn bị của HS : Ôn tập điều kiện của biến để giá trị phân thức được xác định, định nghĩa hai phương trình tương đương.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1) Tổ chức lớp : 1

2) Kiểm tra bài cũ : 5

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1546 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Số học 8 tiết 48- Phương trình chứa ẩn ở mẫu thức (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 
Ngày soạn : 15/01/2010 
Ngày dạy: : 25/01/2010 
Tiết : 48 
 PHƯƠNG TRÌNH CHỨA ẨN Ở MẪU THỨC (Tiết1) 
I. MỤC TIÊU : 
Kiến thức : Nắm được khái niệm điều kiện xác định của một phương trình, cách tìm điều kiện xác định (viết tắc là ĐKXĐ) của phương trình. 
Kĩ năng : Nắm vững cách giải phương trình chứa ẩn ở mẫu, cách trình bày bài chính xác, đặc biệt là bước tìm điều kiện xác định của phương trình và bước đối chiếu với ĐKXĐ của phương trình để nhận nghiệm.
Thái độ : Rèn tính cẩn thận, chính xác. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
Chuẩn bị của GV : Bảng phụ ghi bài tập và cách giải phương trình chứa ẩn ở mẫu.
Chuẩn bị của HS : Ôn tập điều kiện của biến để giá trị phân thức được xác định, định nghĩa hai phương trình tương đương.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Tổ chức lớp : 1’
Kiểm tra bài cũ : 5’
ĐT
Câu hỏi
Đáp án
Điểm
Kh
Giải phương trình
2(x + 2)(x – 2) = x(2x + 3)
 2(x + 2)(x – 2) = x(2x + 3)
Û 2(x2 – 4) = x(2x + 3)
Û 2x2 – 8 = 2x2 + 3x 
Û 2x2 – 2x2 – 3x = 8
Û -3x = 8
Û x = 
Vậy tập nghiệm của phương trìnhS = 
3
2
3
2
3.Bài mới :
Giới thiệu bài :(1’)Ơû bài trước chúng ta chỉ xét các phương trình mà hai vế của nó đều là các biểu thức hữu tỉ của ẩn và không chứa ẩn ở mẫu. Trong bài này, ta sẽ nghiên cứu cách giải các phương trình có biểu thức chứa ẩn ở mẫu.
Tiến trình bài dạy : 
TL
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
Kiến thức
7’
10’
12’
8’
Hoạt động 1:Ví dụ mở đầu
GV đặc vấn đề như SGK
GV đưa ra phương trình 
 Ta chưa biết cách giải phương trình dạng này, vậy ta thử giải bằng phương pháp đã biết xem có được hay không ?
Ta biến đổi như thế nào ?
 x = 1 có phải là nghiệm của phương trình hay không ? vì sao ?
Vậy phương trình đã cho và phương trình x = 1 có tương đương không ?
Vậy khi biến đổi từ phương trình chứa ẩn ở mẫu đến phương trình không chứa ẩn ở mẫu có thể được phương trình mới không tương đương với phương trình đã cho.
Bởi vậy khi giải phương trình chứa ẩn ở mẫu, ta phải chú ý đến điều kiện xác định của phương trình.
Hoạt động 2:tìm điều kiện xácđịnh của một phương trình
Đối với phương trình chứa ẩn ở mẫu, các giá trị của ẩn mà tại đó ít nhất một mẫu thức của phương trình bằng 0 không thể là nghiệm của phương trình.
Điều kiện xác định của phương trình (ĐKXĐ) là điều kiện của ẩn để tất cả các mẫu thức trong phương trình khác 0.
GV nêu ví dụ SGK.
Phương trình xác định khi nào ?
Hãy tìm giá trị của x ?
Tương tự hãy tìm ĐKXĐ của phương trình 
Gọi một HS lên bảng làm 
Nhấn mạnh các bước làm :
Cho các mẫu thức khác 0
Tìm giá trị của x.
GV Yêu cầu HS làm ? 2 SGK tr20
Tìm điều kiện xác định của phương trình sau :
b) 
Hoạt động 3:Giải phương trình chứa ẩn ở mẫu
GV đưa ví dụ2 tr20 SGK lên bảng
Giải phương trình :
GV hướng dẩn các bước giải :
 Hãy tìm ĐKXĐ của phương trình ?
GHãy qui đồng mẫu của phương trình rồi khử mẫu.
Phương trình chứa ẩn ở mẫu và phương trình đã khữ mẫu có tương đương không ?
Vậy ở bước này ta dùng kí hiệu (Þ) chứ không dùng kí hiệu tương đương (Û).
Hãy giải phương trình tìm được theo các bước giải đã biết.
x = có thoả mản ĐKXĐ của phương trình hay không ?
 Vậy x = là nghệm của phương trình.
Để giải một phương trình chứa ẩn ở mẫu ta phải làm qua những bước nào ?
Yêu cầu HS đọc cách giải phương trình chứa ẩn ở mẫu tr21 SGK
Hoạt động 4 
GV cho HS làm bài 27 tr22 SGK
Giải phương trình :
 Phương trình có dạng gì ?
Hãy giải phương trình theo các bước như SGK tr21.
Chuyển các hạng tử chứa ẩn sang một vế :
thu gọn : x = 1 
 x = 1 không phải là nghiệm của phương trình vì tại x = 1 giá trị của phân thức không xác định.
Vậy phương trình đã cho và phương trình x = 1không tương đương.
Nghe GV trình bày
Phương trình :
 xác định khi x – 2 ¹ 0 
Trả lời 
Một HS lên bảng trình bày. Các HS khác làm vào vở.
Hai HS lần lược đứng tại chổ trả lời.
HS 1: Tìm điều kiện xác định của phương trình. 
HS 2 : Trình bày miệng bước qui đồng mẫu của phương trình rồi khử mẫu.
 Phương trình chứa ẩn ở mẫu và phương trình đã khữ mẫu có thể không tương đương
Một HS lên bảng giải tiếp.
 x = có thoả mản ĐKXĐ của phương trình
 Trả lời như sgk
HS đọc cách giải phương trình chứa ẩn ở mẫu tr21 SGK
Phương trình chứa ẩn ở mẫu.
Một HS lên bảng trình bày. HS cả lớp làm vào vở.
1/ Ví dụ mở đầu. (SGK)
2/ Tìm điều kiện xác định của một phương trình.
Ví dụ 1. Tìm điều kiện xác định của phương trình sau :
Ta có : x – 2 ¹ 0 Þ x ¹ 2 
Vậy ĐKXĐ : x ¹ 2
Ta có : 
x – 1 ¹ 0 Þ x ¹ 1 
x + 2 ¹ 0 Þ x ¹ -2
Vậy ĐKXĐ : x ¹ 1 ; x ¹ -2
? 2 Tìm điều kiện xác định của phương trình sau :
x – 1 ¹ 0 Þ x ¹ 1 
x + 1 ¹ 0 Þ x ¹ -1 
Vậy ĐKXĐ : x ¹ 1 ; x ¹ -1 
b) 
x – 2 ¹ 0 Þ x ¹ 2 
Vậy ĐKXĐ : x ¹ 2
3/ Giải phương trình chứa ẩn ở mẫu.
Ví dụ 2. Giải phương trình :
 (1) 
ĐKXĐ : x ¹ 0 ; x ¹ 2
Û 
Þ 2(x + 2)(x – 2) = x(2x + 3)
Û 2(x2 – 4) = x(2x + 3)
Û 2x2 – 8 = 2x2 + 3x 
Û 2x2 – 2x2 – 3x = 8
Û -3x = 8
Û x = (thoả mản ĐKXĐ)
Vậy tập nghiệm của phương trình S = 
* Cách giải phương trình chứa ẩn ở mẫu. (SGK)
Bài 27a tr22 SGK
Giải phương trình :
 (2)
ĐKXĐ : x ¹ -5
Û 
Þ 2x – 5 = 3(x + 5)
Û 2x – 5 = 3x + 15 
Û 2x – 3x = 15 + 5 
Û -x = 20
Û x = -20 (thoả mản ĐKXĐ)
Vậy tập nghiệm của phương tình là S = {-20}
 4.Hướng dẫn về nhà: 1’
Nắm vững điều kiện xác định của một phương trình là điều kiện của ẩn để tất cả các mẫu của phương trình khác 0.
Nắm vững cách giải phương trình chứa ẩn ở mẫu, chú ý bước1 tìm ĐKXĐ và bước 4 (đối chiếu với ĐKXĐ để kết luận).
Bài tập về nhà : 27b, c, d ; 28a, b tr22 SGK
 IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ
TRƯỜNG THCS MỸ QUANG
TỔ TỐN
&œ
 GIÁO ÁN THAO GIẢNG
CÁC TRƯỜNG HỢP ĐỒNG DẠNG 
CỦA TAM GIÁC VUƠNG
	 Giáo viên thưc hiện: 
Phan Thị Thanh Thủy
Năm học :2009-2010

File đính kèm:

  • docdaiso8-t48.doc
Giáo án liên quan