Giáo án Số học 6 tuần 7

I.Mục tiêu: Học xong tiết học này, HS có khả năng:

1. Kiến thức: Nhớ lại được cách viết một tập hợp, cách ghi 1 số La Mã, tính chất của các phép toán trong tập hợp số tự nhiên, thứ tự thực hiện các phép tính và công thức nhân, chia hai luỹ thừa cùng cơ số .

2. Kỹ năng: Viết được tập hợp, sử dụng đúng kí hiệu , vận dụng được các kiến thức đã học vào giải toán như: Bài toán tìm x, tính nhanh, tính giá trị của biểu thức.

3. Thái độ: Hình thành đức tính trung thực, khả năng tự đánh giá.

II.Chuẩn bị của GV và HS:

1. Giáo viên: Giáo án, đề, đáp án, thang điểm, đề pho to.

2. Học sinh: dcht, ôn tập các kiến thức và dạng toán đã học.

III. Phương pháp: Thực hành cá nhân.

 

doc9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1439 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Số học 6 tuần 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 giải bài toán tìm x.
Số câu
3
C1b;C2;C3b
1
C2
1
C3
1
C4
1
C5
7
Số điểm
2,0
1,0
2,0
2,0
1,0
8,0
Tỉ lệ
20%
10%
20%
20%
10%
80%
TS câu
4 câu
4 câu
1 câu
1 câu
10 câu
TS điểm
3,0 điểm
4,0 điểm
2,0 điểm
1,0 điểm
10,0 đ
Tỉ lệ
30%
40%
20%
10%
100%
B. ĐỀ BÀI:
Phần I: Trắc nghiệm ( 3,0 điểm)
Câu 1: (1,0 đ) Em hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng trong các câu sau:
a) Cho M= {1; 2} cách viết nào sau đây đúng:
A. 1 M	B. {1}M	C. 1 M	D. 1 M.
b) Số 15 được viết dưới dạng số La Mã là:
A. V 	B. X	C. XV	D. XX
Câu 2: (1,0 đ) Em hãy nối nội dung cột A với nội dung cột B để được các công thức đúng: (a0)
Cột A
Cột B
Trả lời
1) am . an =
a) am : n
1 à…………….
2) am : an =
b) am + n
2 à……………..
c) am – n
Câu 3: (1,0 đ) Em hãy điền số thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
a) Tập hợp A = {1;2;3;….; 9; 10} có …………………phần tử.
b) Trong lũy thừa 513, số ………………….gọi là cơ số.
Phần II: Tự luận ( 7,0 điểm)
Câu 1: (1,0 đ) Em hãy viết tập hợp B các số tự nhiên nhỏ hơn 3 bằng hai cách?
Câu 2: (1,0 đ) Em hãy sắp xếp các số sau theo thứ tự tăng dần: 25; 12; 64; 37.
Câu 3: (2,0 đ) Em hãy viết kết quả phép tính dưới dạng một lũy thừa:
a) 43 . 44 . 45	b) 25 : 23
Câu 4: (2,0 đ) Tính giá trị biểu thức :
a) 18 . 64 + 18. 36.	b) 2.(5.22 – 18)
Câu 5: (1,0 đ) Tìm số tự nhiên x, biết: 	315 + (130 – x) = 435
C. ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM:
Câu
Đáp án
Thang điểm
Phần I: Trắc nghiệm
1a
A. 1 M
0,5 đ
1b
C. X	
0,5 đ
2
1 -> b
2 - > c
0,5 đ
0,5 đ
3a
10
0,5 đ
3b
5
0,5 đ
Phần II: Tự luận
1
Cách 1: B = {0; 1; 2}
Cách 2: B = {xN/x < 3}
0,5 đ
0,5 đ
2
12 < 25 < 37 < 64
1,0 đ
3a
43 . 44 .45= 43 + 4 + 5
 = 412
0,5 đ
0,5 đ
3b
25 : 23 = 25 – 3
 = 22
0,5 đ
0,5 đ
4a
 18 . 65 + 18. 35
= 18 . (65 + 35)
= 18. 100
= 180	
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
4b
 2.(5.22 – 18)
= 2. (5. 4 – 18)
= 2. (20 – 18)
= 2. 2
= 4
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
5
315 + (130 – x) = 435
 130 – x = 435 – 315
	 130 – x = 120
	 x = 130 – 120
	 x = 10
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
IV. Tiến trình giờ dạy – Giáo dục:
1. Ổn định lớp ( 1 ph)
2. Kiểm tra: ( 45 ph) GV phát đề theo dõi học sinh làm bài.
3. Củng cố: ( 1 ph) GV thu bài kiểm tra bài và sĩ số học sinh, nhận xét giờ kiểm tra.
4. Hướng học về nhà: ( 1 ph)
	- Về nhà ôn tập lại nội dung liên quan bài kiểm tra.
	- Xem trước bài “Tính chất chia hết của một tổng”.
V. Rót kinh nghiÖm :
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn : 23/9/2013
Ngày dạy: …../9/2013
Tuần: 07
Tiết : 19
 §10. TÍNH CHẤT CHIA HẾT CỦA MỘT TỔNG
I. Mục tiêu: Học xong bài giảng, HS có khả năng:
1. Kiến thức: Nêu được tính chất chia hết của một tổng, một hiệu.
2. Kỹ năng: Vận dụng được các tính chất chia hết của một tổng, một hiệu để xác định một tổng, một hiệu có chia hết cho một số đã cho hay không.
3. Thái độ: Hình thành tính cẩn thận, chính xác khi làm bài tập.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, bảng phụ
2. Học sinh : SGK, vở ghi, vở nháp.
III. Phương pháp: Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, vấn đáp.
IV. Tiến trình giờ dạy – Giáo dục:
1. Ổn định lớp: (1 ph)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 ph)
Giáo viên
Học sinh
HS1: Khi nào ta nói số t/n a chia hết cho số t/n b ? cho ví dụ.
HS2: 
 a, Các số 3, 15, 3 + 15, 15 - 3 có chia hết cho 3 không ?
 b, Các số 15, 6, 15 + 6, 15 - 6 có chia hết cho 5 không ?
GV nhận xét, ghi điểm.
1, Khi tìm được số t/n q sao cho : a = b.q ta nói số t/n a chia hết cho số t/n b
2, 
a, 3, 15, 3 + 15, 15 - 3 đều chia hết cho 3
b, 15 chia hết cho 5, 
 6 không chia hết cho 5, 
 15 + 6 không chia hết cho 5, 
 15 - 6 không chia hết cho 5,
3. Giảng bài mới: (27 ph)
ĐVĐ: Không thực hiện phép tính, làm thế nào để biết một tổng, một hiệu có chia hết cho một số?
Hoạt động của thấy - trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: (5 ph)
GV giữ lại phần tổng quát và ví dụ hs vừa kiểm tra giới thiệu kí hiệu.
1, Nhắc lại về quan hệ chia hết.
Nếu a chia hết cho b ta kí hiệu: a∶b
Nếu a không chia hết cho b ta kí hiệu: a٪b
Hoạt động 2: (12 ph)
GV: Mỗi em lấy 1 VD ?1-SGK/34
HS thực hiện.
HS khác nhận xét.
GV: Thông qua câu 2a, bài cũ và ví dụ g/v khái quát hoá nêu t/c.
HS theo dõi.
GV: Tương tự T/c1 từ bài cũ ta thấy t/c vẫn đúng cho một hiệu.
HS đọc chú ý.
GV: Tổng 56 + 70 + 7 có chia hết cho 7 không ?
HS trả lời.
GV gọi hs phát biểu tính chất 1
Hs phát biểu tính chất 1
GV: Hãy xét xem các tổng sau có chia hết cho 8 không ?
 a, 32 + 40 + 24 b, 32 + 40 + 12
2 HS lên bảng thực hiện.
HS còn lại làm nháp và nhận xét bài của bạn.
GV nhận xét, sửa sai (nếu có).
2, Tính chất 1:
?1.
 Ví dụ: 6 ∶ 6, 12∶ 6
(6 + 12) = 18 ∶ 6
 56 ∶ 7; 77 ∶ 7 
(56 + 77) = 133∶ 7
TC: Nếu a ∶ m, b ∶ m Þ (a + b)∶m
Kí hiệu : Þ đọc là suy ra (hoặc kéo theo)
Chú ý:
 * Nếu: a∶m, b∶m Þ (a - b)∶m ; (a ≥ b)
BT: (56 + 70 + 7) ∶7
Nếu : a ∶m, b ∶m, c ∶m thì (a + b +c) ∶m
Tính chất 1(sgk/34)
Ví dụ: 
a,
 b, 32∶8;40∶8 và 12٪ 8Þ32+ 40+12 ٪8
Hoạt động 3: (10 ph)
GV yêu cầu hs làm ?2
HS thực hiện.
HS khác nhận xét.
GV:Từ bài cũ 2b, và ?2 ta có T/c2
GV: Tương tự T/c2 từ bài cũ ta thấy t/c vẫn đúng cho một hiệu.
GV gọi hs đọc chú ý sgk.
HS đọc chú ý.
GV gọi hs phát biểu tính chất 2
HS phát biểu tính chất .
3. Tính chất 2:
?2.
	a, 23٪ 4; 16∶4 Þ 23 +16= 39٪ 4.
	b, 35∶5; 7٪ 5 Þ 35 + 7= 42٪ 5
TC: Nếu : a ∶ m, b ٪ m thì (a + b) ٪ m 
Chú ý: 
a ∶m và b ٪ m Þ(a - b) ٪ m (a >b)
 a ٪ m ; b ∶m và c ∶m
 Þ (a + b + ... + c) ٪m 
Tính chất 2(sgk/35)
	4. Củng cố:(11 ph)
HS làm ?3-SGK/35
GV yêu cầu hs làm một số trường hợp, các trường hợp khác về nhà làm tương tự.
3 HS lên bảng thực hiện.
HS còn lại làm nháp và nhận xét bài của bạn.
GV nhận xét, sửa sai (nếu có).
GV cho hs làm ?4-SGK/35, gv bổ sung thêm phần kết luận a + b không chia hết cho 3
HS lên bảng thực hiện.
HS còn lại làm nháp và nhận xét bài của bạn.
GV nhận xét, sửa sai (nếu có).
GV cho hs làm tiếp một số bài tập trong sgk
 HS lên bảng thực hiện.
HS còn lại làm nháp và nhận xét bài của bạn.
GV nhận xét, sửa sai (nếu có).
?3.
 80 +16∶8 vì 80∶8 và 16∶8
 80 – 16∶8 vì 80∶8 và 16∶8 
80 + 12 ٪8 vì 80∶8 nhưng 12٪8
?4 .Ví dụ 
5 ٪ 3 ; 2 ٪ 3 ; 4 ٪ 3 
Nhưng (5 + 4) ∶3; (5 + 2) ٪ 3
a ٪ m và b ٪ m chưa chắc a + b, a - b có chia hết cho m hay không ?
Bài 83 SGK - 35: 
a, (48 + 56) ∶8 theo T/c1
b, (80 + 14) ٪ 8 theo T/c2
Bài 84 SGK - 35: 
a, (54 - 36) ∶6 theo Chú ý1
b, (60 - 14) ٪ 6 theo Chú ý2
	5. Hướng dẫn HS:(1 ph)
Học thuộc hai tính chất.
Làm bài tập 87, 88, 89, 90-SGK/36.
- Xem trước bài § 11. DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2, CHO 5. 
V. Rót kinh nghiÖm :
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
Tuần: 07
Tiết : 20
Ngày soạn : 17/9/2013
Ngày dạy: …../9/2013
 § 11. DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2, CHO 5
 I. Mục tiêu: Học xong bài giảng, HS có khả năng:
1. Kiến thức: Nêu được dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 và cơ sở lý luận của dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 đã công nhận ở lớp 5, dựa vào tính chất chia hết của một tổng.
2. Kỹ năng: Vận dụng được dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 vào giải toán.
3. Thái độ: Hình thành tính cẩn thận, niềm say mê môn học.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, bảng phụ
2. Học sinh : SGK, vở ghi, vở nháp.
III. Phương pháp: Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, vấn đáp.
IV. Tiến trình giờ dạy – Giáo dục:
1. Ổn định lớp: (1 ph)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 ph)
Giáo viên
Học sinh
GV gọi hs lên bảng làm bài. 
Bài tập: Điền kí hiệu ٪ ,∶ vào chỗ chấm thích hợp:
 a∶m, b∶m Þ (a +b).....m 
186∶ 6 ; 36∶8 Þ (186 +36).....6 
 a∶ m, b∶ m 
Þ (a +b) ∶ m 
186 ∶6 ; 36∶8 Þ (186 +36) ∶6 
3. Giảng bài mới : (31 ph)
ĐVĐ: Dựa vào tính chất chia hết của một tổng ta có thể lí giait được các dấu hiệu chia hết cho 2 và cho 5 đã học ở tiểu học.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: (5 ph)
GV: Hãy tìm một số số có chữ số tận cùng là 0. Xét xem số đó có chia hết cho 2, cho 5 không? Vì sao?
HS thực hiện.
GV nêu nhận xét.
1, Nhận xét: (sgk) 
20 = 2.10 = 2.2.5 chia hết cho 2, cho 5.
210 = ……..
3130 = ……..
Nhận xét: Các số có chữ số tận cùng là 0 đều chia hết cho 2 và 5
Hoạt động 2: (14 ph)
GV cho học sinh làm ví dụ sgk. 
HS thực hiện.
GV hướng dẫn: áp dụng t/c chia hết của một tổng tìm ra chữ số thay thế cho *.
HS nêu kết luận 1sgk
GV: Nếu thay * bằng các chữ số còn lại (1; 3; 5; 7; 9) thì số 43* có chia hết cho 2 không ?
HS trả lời.
GV: những số như thế nào thì không chia hết cho 2?
Hs nêu kl 2
GV:Khẳng định dấu hiệu chia hết cho 2
GV: Hãy xét xem các số sau số nào chia hết cho 2, số nào không chia hết cho 2 ?
 23; 589; 902; 58; 4; 0
* Yêu cầu hs tương tự làm ?1-SGK/37.
HS lên bảng thực hiện.
HS còn lại làm nháp và nhận xét bài của bạn.
GV nhận xét, sửa sai (nếu có), ghi điểm cho hs.
2, Dấu hiệu chia hết cho 2:
Ví dụ: Tìm chữ số thay thế cho * để số 43* ∶ 2 ?
+ Ta có : 43* = 430 + *
430 ∶ 2 và (430 + *) ∶ 2 Þ * ∶ 2 
Þ * = 0; 2; 4; 6; 8 (chữ số chẵn)
Kết luận 1(sgk)
+ Ta có : 43* = 430 + *
430 ∶ 2 và * ٪ 2 ( với * = 1; 3; 5; 7; 9 (chữ số lẻ))
 (430 + *) ٪ 2 hay 43* ٪ 2
Kết luận 2(sgk)
- Dấu hiệu chia hết cho 2
Các số có chữ số tận cùng là số chẵn thì chia hết cho 2 và chỉ những số đó mới chia hết cho 2.
Ví dụ: 
 Những số chia hết cho 2: 902; 58; 4; 0
Những số không chia hết cho 2: 23; 589
 ?1
Những số chia hết cho 2: 328;1234.
 Những số không chia hết cho 2: 1437;895.
Hoạt động 3: .(12 ph)
GV: Tương tự các hoạt động phần 2, gv hướng dẫn hs giải ví dụ sgk rồi đi đến dấu hiệu chia hết cho 5.
GV:Khẳng định dấu hiệu chia hết cho 5
HS theo dõi ghi bài
GV: Nêu dấu hiệu vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5?
HS phát biểu.
* Cho hs làm ?2-SGK/38.
HS lên bảng thực hiện.
HS còn lại làm nháp và nhận xét bài của bạn.
GV nhận xét, sửa sai (nếu có).
3, Dấu hiệu chia hết cho 5:
Ví dụ:Tìm chữ số thay thế cho * để số 43* ∶ 5 ?
+Ta có : 63* = 430 + *
430 ∶ 5 và (430 + *) ∶ 5 Þ * ∶ 5 
Þ * = 0; 5

File đính kèm:

  • docTUAN 7.doc