Giáo án Số học 6 tuần 6 Trường THCS xã Hiệp Tùng

I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài, HS có khả năng:

1. Kiến thức: Trình bày được thứ tự thực hiện các phép tính và các qui ước. Áp dụng giải bài tập.

2. Kỹ năng: Vận dụng được các quy ước về thứ tự thực hiện phép tính giải đúng các bài tập tính giá trị biểu thức.

3. Thái độ: Hình thành được tính cẩn thận, chính xác trong tính toán.

II. Chuẩn bị của GV và HS:

1. Giáo viên: SGK, GA, thước thẳng.

2. Học sinh: SGK, vở ghi, học bài ở nhà, dcht

III. Phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm.

IV. Tiến trình giờ dạy – Giáo dục:

 1. Ổn định lớp: (1 ph)

2. Kiểm tra bài cũ( 5 ph)

 

doc8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1405 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Số học 6 tuần 6 Trường THCS xã Hiệp Tùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
HS: Thực hiện phép nhân, cộng, trừ. Hoặc: Áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.
GV: Cho HS lên bảng thực hiện.
GV: Tương tự đặt câu hỏi cho câu b.
HS lên bảng thực hiện. HS khác nhận xét.
GV nhận xét, sửa sai (nếu có) và ghi điểm cho hs.
Bài77/32 Sgk: 
Thực hiện phép tính :
a) 27.75 + 25.27 – 150 
= 27.(75 + 25) – 150
= 27 . 100 – 150 = 2550 
b)
12:{390 : [500 - (125 +35. 7)] }
= 12 : {390 : [500 - 370] }
= 12 : {390 : 130} = 12 : 3 = 4 
Hoạt động 3: ( 6 ph)
Bài 78/33 Sgk:
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm (4 ph).
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
GV: Hãy nêu các bước thực hiện các phép tính của biểu thức?
HS: Trả lời.
GV: Gợi ý: 1800 . 2 : 3 ta thực hiện thứ tự các phép tính như thế nào?
HS: Từ trái sang phải.
GV: Cho cả lớp nhận xét. Đánh giá, ghi điểm.
Bài 78/33 Sgk:
Tính giá trị của các biểu thức:
12000–(1500.2+ 1800.3+1800. 2 : 3)
= 12000 – (3000 + 5400 +1200) = 12000 – 9600 = 2400
Hoạt động 4: ( 6 ph)
Bài 79/33 Sgk:
GV: Treo đề bài ghi sẵn trên bảng phụ.Yêu cầu HS đọc đề đứng tại chỗ trả lời.
HS: Bút bi giá 1500đ/ một chiếc, quyển vở giá 1800đ/ một quyển, quyển sách giá 1800.2:3 = 1200đ/ một quyển.
GV: Qua kết quả bài 78 cho biết giá một gói phong bì là bao nhiêu?
HS: 2400đ.
Bài 79/33 Sgk: 
a/ 1500 
b/ 1800
Hoạt động 5: (14 ph)
Bài 81/33 Sgk: 
GV: Vẽ sẵn khung tính bằng máy tính bài 81/33 Sgk. Hướng dẫn HS cách sử dụng máy tính như SGK.
Yêu cầu HS lên tính.
GV nhận xét, sửa sai (nếu có).
Bài 82/33 Sgk:
GV: Cho HS đọc đề, lên bảng tính giá trị của biểu thức 34 – 33 và trả lời câu hỏi.
HS: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam có 54 dân tộc.
 GV nhận xét, sửa sai (nếu có).
Bài 81/33 Sgk: Tính
a/ (274 + 318) . 6 = 3552
b/ 34.29 – 14.35 = 1476
c/ 49.62 – 32 . 52 = 1406
Bài 82/33 Sgk:
 34 - 33 = 54
Cộng đồng các dân tộc Việt Nam có 54 dân tộc.
4. Củng cố: (Từng phần ) 
5. Hướng dẫn HS: ( 1 ph)
	- Về nhà làm bài tập 105, 108/15 SBT. Ôn lý thuyết câu 1, 2, 3/61 SGK. 
	- Tiết 17: “Luyện tập”.
V. Rót kinh nghiÖm :
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Ngày soạn : 17/9/2013
Ngày dạy: …../9/2013
Tuần: 06
Tiết : 17
LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài, HS có khả năng:
1. Kiến thức: Nhắc lại được các cách viết tập hợp, các ký hiệu dùng trong tập hợp, tính chất của phép cộng, phép nhân. Áp dụng được thứ tự thực hiện các phép tính và các qui ước. 
2. Kỹ năng: Vận dụng thành thạo các quy ước về thứ tự thực hiện phép tính giải đúng các bài tập tính giá trị biểu thức, tính nhanh, tìm x.
3. Thái độ: Hình thành được tính cẩn thận, chính xác trong tính toán, niềm say mê môn học. 
II. Chuẩn bị của GV và HS:
Giáo viên: SGK, GA, thước thẳng, bảng phụ.
Học sinh: SGK, vở ghi, học bài ở nhà, dcht
III. Phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
IV. Tiến trình giờ dạy – Giáo dục:
	1. Ổn định lớp: (1 ph)
2. Kiểm tra bài cũ( 3 ph)
Giáo viên
Học sinh
GV gọi 1 HS lên bảng gải bài tập: 
Tính: 35 . 55 + 45 . 35 - 15
HS lên bảng kiểm tra:
 35 . 55 + 45 . 35 – 15
= 35.(55 + 45) – 15
= 35.100 – 15
= 3500 – 15 = 3485
Giảng bài mới: ( 39 ph)
ĐVĐ: Tiết trước các em đã được vận dụng các qui ước về thứ tự thực hiện phép tính để tính GTBT tiết này các em sẽ được vận dụng để giải các dạng toán tính nhanh, tìm x.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Ôn ( 7 ph)
GV: Hỏi:
1/ Nêu các cách viết một tập hợp?
2/ Tập hợp A là con của tập hợp B khi nào?
3/ Tập hợp A bằng tập hợp B khi nào?
4/ Phép cộng và phép nhân có những tính chất gì? Nêu dạng tổng quát.
HS: Trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV. 
Gv đưa bảng phụ tóm tắc kiến thức lên bảng
I. Lý thuyết:
1/ Có thể viết tập hợp bằng 2 cách: liệt kê các phần tử hoặc chỉ ra tính chất đặc trưng của tập hợp.
2/ Nếu mọi phần tử của tập hợp A điều thuộc tập hợp B thì……….
3/ Tập hợp A bằng tập hợp B khi tập hợp A là con của tập hợp B và ngược lại.
4/ Tính chất ( như SGK – 15)
 Hoạt động 2: (32 ph)
GV: Ghi sẵn đề bài trên bảng phụ.
Bài 1: Tính nhanh:
a/ (2100 – 42) : 21
b/ 26 + 17 + 28 + 29 + 30 + 31 + 32 + 33
c/ 2. 31 . 12 + 4 . 6. 41 + 8 . 27 . 3
GV: Cho HS hoạt động cặp trong 3 ph.
Mỗi cặp ở mỗi tổ làm một câu
HS thảo luận.
GV gọi đại diện lên trình bày
GV cho các cặp làm chung nhận xét.
GV nhận xét chốt lại.
Bài 2: Thực hiện các phép tính sau:
a/ 3. 52 – 16 : 22
b/ (39 . 42 – 47 . 42) : 42
c/ 2448 : [119 – ( 23 – 6)]
GV: Nêu thứ tự thực hiện các phép tính.
HS: Hoạt động theo nhóm làm bài (4 ph).
GV: Cho cả lớp nhận xét. Đánh giá, ghi điểm.
Bài 3: Tìm số tự nhiên x biết:
a/ (x – 47) – 115 = 0
b/ (x – 36) : 18 = 12
c/ 2x = 16
d/ x50 = x
GV yêu cầu HS nhắc lại cách tìm số bị trừ trong phép trừ, số bị chia trong phép chia.
HS trả lời.
Gv yêu cầu HS thảo luận nhóm.
Tổ 1 câu a; tổ 2 câu b, tổ 3 câu c,d trong 5 ph
HS: Thảo luận theo nhóm.
Bài 4: 
a/ Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 9 và nhỏ hơn 13 theo hai cách.
b/ Điền các ký hiệu thích hợp vào ô trống:
9.....A ; {10; 11}.....A ; 12.....A
HS: Lên bảng trình bày.
II/ Bài tập:
Bài 1: (8 ph) Tính nhanh:
a/ (2100 – 42) : 21
= 2100 : 21 = 100 – 2 = 98
b/ 26 + 27 + 28 + 29 + 30 + 31 + 32 + 33 = (26 + 33) + (27 + 32) + (28 + 31) + (29 + 30)
= 59 . 4 = 236
c/ 2. 31.12 + 4 . 6. 41 + 8 .27.3
= 24 . 31 + 24 . 42 + 24 . 27
= 24 . (31 + 42 + 27)
= 24 . 100 = 2400
Bài 2: (8 ph) Thực hiện các phép tính sau:
a/ 3. 52 – 16 : 22 = 71
b/ (39 . 42 – 47 . 42) : 42 = 2
c/ 2448 : [119 – ( 23 – 6)] = 24
Bài 3: (8 ph) Tìm số tự nhiên x biết:
a/ (x – 47) – 115 = 0
 => x = 162
b/ (x – 36) : 18 = 12
 = > x = 252
c/ 2x = 16 => x = 4
d/ x50 = x => x = 0; 1
Bài 4: (8 ph) 
a/ A = {10; 11; 12}
 A = {x N / 9 < x < 13}
b/ 9 A 
 {9; 10} A 
 12 A
	4. Cũng cố: (Trong bài)
	5. Hướng dẫn HS: (2 ph)
	- Ôn tập bài đầu cho đến bài này .
	- Tiết sau luyện tập tiếp sẽ ôn lại các kiến thức đã học chuẩn bị kiểm tra 45’.
V. Rót kinh nghiÖm :
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn : 17/9/2013
Ngày dạy: …../9/2013
Tuần: 06
Tiết : *
ÔN TẬP
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài, HS có khả năng:
1. Kiến thức: Hệ thống được kiến thức, nhớ lại được các khái niệm về tập hợp, phần tử của tập hợp, các phép tính +, -, x, :, nâng lên luỹ thừa. Nhắc lại được tính chất của phép cộng và phép nhân. 
2. Kỹ năng: Vận dụng được công thức nhân, chia hai luỹ thừa cùng cơ số để tính toán. Vận dụng thành thạo các quy ước về thứ tự thực hiện phép tính giải đúng các bài tập tính giá trị biểu thức, tính nhanh, tìm x.
3. Thái độ: Hình thành được tính cẩn thận, chính xác trong tính toánsự say mê học toán.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
Giáo viên: SGK, GA, thước thẳng, bảng phụ.
1, Tính số phần tử của tập hợp:
	a, A = {40,41,42,....,100}	b, B = {10,12,14,.....,98}
 c, C = {35,37,39,.....,105}
2, Tìm số tự nhiên x biết:
	a, 100 – 7(x-5) = 58;	b, 24 +5x = 75 :73 .	c, 2x = 16;	
	d, x50 = x.	e, 12(x-1):3 = 43 + 23 .	g, 5x – 206 = 24.4.
Học sinh: SGK, vở ghi, học bài ở nhà, dcht
III. Phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
IV. Tiến trình giờ dạy – Giáo dục:
	1. Ổn định lớp: (1 ph)
2. Kiểm tra bài cũ: GV thực hiện trong tiết dạy.
3. Giảng bài mới: (43 ph).
ĐVĐ: Tiết học hôm nay các em sẽ được ôn tập lại các kiến thức đã học để tiết sau làm bài kiểm tra 45’.	
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: ( 10 ph)
GV: Hỏi:
1/ Khi nào thì có hiệu a – b?
2/ Số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b khi nào?
3/ Phép chia hai số tự nhiên được thực hiện khi nào? Viết dạng tổng quát của phép chia có dư.
4/Lũy thừa bậc n của a là gì? Nêu dạng tổng quát.
5/ Hãy viết công thức nhân chia hai lũy thừa cùng cơ số?
HS: Trả lời.
GV đưa bảng tóm tắc kiến thức lên bảng phụ
I. Lý thuyết:
1/ Có hiệu a – b khi a b
2/ Khi có số tự nhiên x sao cho a = b.x
3/ Phép chia số tự nhiên thực hiện được khi số chia khác 0. Dạnh tổng quát:
a = b.q + r ( 
4/ Lũy thừa bậc n của a là tích…..
Dạng tổng quát: 
5/Nhân hai lũy thừa cùng cơ số:
am . an = am+n
Chia hai lũy thừa cùng cơ số:
am : an = am – n 
Hoạt động 2: (8 ph)
Bài 1:
Tính nhanh (Bảng phụ):
a, (2100 – 42):21;
b, 2.31.12 + 4.6.42 + 8.27.3.
c, 26 +27 + 28 + 29 + 30 + 31 + 32 + 33.
GV gọi hai hs lên bảng mỗi hs làm 1 câu a, b, c. và yêu cầu hs cho biết đã sử dụng tính chất nào vào giải các bài toán này.
Các học sinh khác dưới lớp làm vào nháp, gv thu chấm sác xuất của 5 hs.
GV Nhận xét ghi điểm hs nếu học sinh làm tốt.
Bài 1:
a, (2400 – 48):24 = 2400:24 – 48:24
 = 100 – 2 = 98.
Tính chất: (a – b):c = a:c – b:c
b, 2.31.12 + 4.6.42 + 8.27.3.
 = 24.21 + 24.42 + 24.37
 = 24(21 + 42 + 37)
 = 24.100 = 2400.
Tính chất: a(b + c) = ab + ac.
c, 26 +27 + 28 +29 + 30 + 31 + 32 + 33
= (26+33)+(27+32)+(28+31)+(29+30)
= 59 + 59 + 59 + 59 = 59.4 = 236.
Tính chất:
a + b = b + a và (a + b) + c = a +(b + c)
Hoạt động 3: (8 ph)
GV đưa bài tập:
Thực hiện các phép tính.
a, 3.52 – 16:22; 	b, (39.42 – 37.42):42
c, 2448:[119 – (23 – 6).
yêu cầu hs tự làm vào nháp sau 2 phút gọi 3 hs lên bảng làm, mỗi hs làm một câu.
Từ bài toán này gv củng cố lại cho hs về thứ tự thực hiện các phép tính và củng cố cho hs sâu hơn về bài toán tính nhanh bằng cách áp dụng tính chất của các phép toán.
Bài 2: Thực hiện phép tính.
a, 4.52 – 32:22 = 4.25 – 32:4
 = 100 – 8 = 92.
b, 	(39.42 – 37.42):42 
	= 39.42:42 – 37.42:42
	= 39 – 37 = 2.
c, 	2448:[119 – (23 – 6)
	= 2448:(119 – 17)
	= 2448:102 = 24
Hoạt động 4: (9 ph)
GV đưa bảng phụ bài toán tím x biết:
Yêu cầu học sinh cả lớp làm câu a và gọi 1 học sinh lên bảng làm sau đó nêu cách làm.
Trong khi một hs lên bảng chữa bài gv yêu cầu hs cả lớp làm tiếp các câu tiếp theo và gv thu bài chấm của vài hs.
GV yêu cầu hs dưới lớp nhận xét bài làm của hs trên bảng.
? Em nào làm được câu c, câu d?
Còn các câu khác gv yêu cầu hs về nhà làm tương tự như câu a bằng cách tính giá trị của các biểu thức bên phải dấu bằng trước rồi lần lượt đi tìm x.
Bài 3 : tìm x biết:
a, 	100 – 7(x – 5) = 58
	7(x – 5) = 100 – 58
	7

File đính kèm:

  • docTUAN 6.doc
Giáo án liên quan