Giáo án Số học 6 tuần 20

I. Mục tiêu: Học xong bài giảng này, HS có khả năng:

 1. Kiến thức: Nhắc lại được các tính chất của đẳng thức: Nếu a = b thì a + c = b + c và ngược lại. Nếu a = b thì b = a; Quy tắc chuyển vế: Khi chuyển một số hạng của một đẳng thức từ vế này sang vế kia, ta phải đổi dấu của số hạng đó.

2. Kỹ năng: Vận dụng thành thạo quy tắc chuyển vế để giải toán tìm x.

3. Thái độ: Hình thành tính cẩn thận, chính xác, phát triển tư duy.

II. Chuẩn bị của GV - HS:

 1. Giáo viên: GA, SGK, bảng phụ viết sẵn đề bài các bài tập.

 2. Học sinh: SGK, vở ghi, dcht .

III. Phương pháp: Nêu vấn đề, nhóm HS, thuyết trình.

IV. Tiến trình giờ dạy – Giáo dục:

 1. Ổn định lớp: (1 ph)

2. Kiểm tra bài cũ : Giáo viên thực hiện trong tiết dạy.

3. Giảng bài mới : (40 ph)

ĐVĐ: GV cho học sinh quan sát hình vẽ đầu bài, rồi đặt vấn đề vào bài.

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1264 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Số học 6 tuần 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 biểu thức nằm bên trái dấu “=”.
GV: Cho HS thực hành như hình 50/85 SGK
+ Đặt hai nhóm đồ vật lên hai đĩa cân sao cho cân thăng bằng.
+ Đặt lên mỗi đĩa cân một quả cân 1 kg
Hỏi: Em rút ra nhận xét gì?
HS: Thảo luận nhóm.
Trả lời: Cân vẫn thăng bằng
GV: Ngược lại, lấy bớt đi hai vật như nhau (hoặc hai quả cân 1 kg) ở hai đĩa cân.
Hỏi: Em có nhận xét gì?
HS: Cân vẫn thăng bằng.
GV: Rút ra nhận xét: 
Tương tự như phần thực hành “cân đĩa” , vậy nếu có đẳng thức a = b, khi thêm cùng một số c vào hai vế của đẳng thức thì đẳng thức sẽ như thế nào?
HS: Ta vẫn được một đẳng thức.
GV: Giới thiệu tính chất:
Nếu: a = b => a + c = b + c
Ngược lại, nếu có đẳng thức a+c = b+c. Khi đồng thời bớt hai vế của đẳng thức cùng một số c thì đẳng thức sẽ như thế nào?
HS: Ta vẫn được một đẳng thức.
GV: Giới thiệu tính chấ:
Nếu: a + c = b + c => a = b
GV: Trở lại phần thực hành “cân đĩa”.
Nếu đổi nhóm đồ vật ở đĩa bên phải sang nhóm đồ vật ở đĩa bên trái (biết hai nhóm đồ vật này có khối lượng bằng nhau) thì cân như thế nào?
HS: Cân vẫn thăng bằng.
GV: Đẳng thức cũng có một tính chất tương tự như phần thực hành trên.
Giới thiệu: Nếu a = b thì b = a
GV: Yêu cầu HS đọc các tính chất SGK
HS : đọc.
1. Tính chất của đẳng thức
?1
+ Đặt hai nhóm đồ vật lên hai đĩa cân sao cho cân thăng bằng. Đặt lên mỗi đĩa cân một quả cân 1 kg: Cân vẫn thăng bằng
+Ngược lại, lấy bớt đi hai vật như nhau (hoặc hai quả cân 1 kg) ở hai đĩa cân: Cân vẫn thăng bằng.
* Các tính chất của đẳng thức:
Nếu: a = b thì a + c = b + c
 a + c = b + c thì a = b
 a = b thì b = c
Hoạt động 2: Ví dụ (11 ph)
GV: Trình bày từng bước ví dụ SGK.
Để tìm x, ngoài cách làm tìm thành phần chưa biết của phép trừ, ta còn áp dụng các tính chất của đẳng thức để giải.
+ Thêm 2 vào 2 vế.
+ Áp dụng tính chất tổng quát của 2 số đối bằng 0 => vế trái chỉ còn x.
GV: Cho HS hoạt động nhóm làm ?2
HS: Thảo luận nhóm.
GV: Yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày và nêu các bước thực hiện. HS khác nhận xét, GV nhận xét ghi điểm.
GV: cho HS làm ?2
HS: thực hiện, HS khác làm và nhận xét.GV nhận xét.
2. Ví dụ.
Tìm số nguyên x biết:
x – 2 = -3
x – 2 + 2 = -3 + 2
x = - 1
?2.Tìm số nguyên x biết:
x + 4 = -2
x + 4 + (-4) = -2 +(-4)
x = - 6
Hoạt động 3: (16 ph)
GV: Từ bài tập:
x – 2 = -3 
x = -3 + 2 
và x + 4 = -2
 x = - 2 +(– 4)
Câu thứ nhất: Chỉ vào dấu của số hạng bên vế trái -2 khi chuyển qua vế phải là +2.
Câu thứ 2: Tương tự +4 ở vế trái chuyển qua vế phải là - 4.
Hỏi: Em rút ra nhận xét gì khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia trong một đẳng thức?
HS: Đọc nội dung như qui tắc SGK.
GV: Giới thiệu qui tắc SGK và cho HS đọc.
GV: Cho HS lên bảng và hướng dẫn cách giải ví dụ .
GV: Lưu ý: Trước khi chuyển các số hạng, nếu trước số hạng cần chuyển có thể có cả dấu phép tính và dấu của số hạng thì ta nên quy từ hai dấu về một dấu rồi thực hiện việc chuyển vế.
Ví dụ: x – (-4) = x +4
GV: Cho HS lên bảng trình bày ?3.
HS: Lên bảng thực hiện.
GV : nhận xét, bổ sung.
GV: Trình bày phần nhận xét như SGK.
Kết luận: Phép trừ là phép toán ngược của phép cộng.
3. Qui tắc chuyển vế.
* Qui tắc: (SGK/86)
Ví dụ: Tìm số nguyên x, biết:
a) x – 2 = -6
 x = - 6 + 2
 x = - 4
b) x – (- 4) = 1
 x + 4 = 1
 x = 1 – 4
 x = - 3
?3
Tìm số nguyên x, biết:
 x +8 = (-5) + 4
 x +8 = -1
x= - 1- 8
x= - 9
+ Nhận xét: (SGK/86)
“Phép trừ là phép toán ngược của phép cộng”
 4.Củng cố: (3 ph)
GV: đưa đề bài lên bảng phụ và yêu cầu HS thực hiện.
HS : đứng tại chỗ thực hiện
HS : khác nhận xét.
GV nhận xét.
Bài tập: Chọn câu đúng 
1) Nếu a-b+x = 0 thì: 2)Nếu có: a+(- b) = c thì:
a) x = a – b a) a - b = -c
b) x = b – a	 b) a = b + c
c) x = a + b	 c) c = -b + c
d) x = - a – b	 d) c = - b- a
1)b ; 2) b
 5. Hướng dẫn HS: (1ph)
	+ Học thuộc các tính chất của đẳng thức và qui tắc chuyển vế.
	+ Làm bài tập 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71/87, 88 SGK.
	+ Làm bài tập 95, 96, 97, 98, 99, 100/66 SBT. 
V. Rót kinh nghiÖm
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn: 30/12/2013
Ngày dạy : 6/01/2014
Tuần: 20
Tiết : *
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Học xong bài giảng, HS có khả năng:
1. Kiến thức: Áp dụng các quy tắc dấu ngoặc, quy tắc chuyển vế, tính chất đẳng thức vào giải bài tập. Nhắc lại được quy tắc chuyển vế trong bất đẳng thức.
2. Kỹ năng: Vận dụng được quy tắc dấu ngoặc, quy tắc chuyển vế để tính nhanh, tính hợp lý. Vận dụng kiến thức toán học vào một số bài toán thực tế.
3. Thái độ: Hình thành tính cẩn thận, niềm say mê môn học.
II. Chuẩn bị của GV - HS:
Giáo viên: Bảng phụ, phiếu học tập, bài tập trắc nghiệm, SGK, GA.	
Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng học tập.
III. Phương pháp: Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
IV. Tiến trình giờ dạy – Giáo dục:
	1. Ổn định lớp: (1 ph)
2. Kiểm tra bài cũ: (thực hiện trong tiết dạy)
3. Giảng bài mới : (40 ph)
ĐVĐ: Tính chất của đẳng thức và quy tắc chuyển vế có nhiều ứng dụng trong giải toán, tiết học hôm nay các em sẽ được vận dụng, để giải toán.
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 (8 ph)
GV gọi 4 học sinh lên bảng làm BT 70, BT 71.
GV: 	- Nhóm như thế nào?
	- Thực hiện phép tính
	- Nhắc lại quy tắc cho các số hạng vào trong ngoặc.
4HS lên bảng thực hiện.
Y/c học sinh nhận xét và phát biểu lại quy tắc bỏ dấu ngoặc.GV nhận xét, bổ sung.
Dạng1: Tính tổng một cách hợp lý
Bài 1( BT 70/SGK/88)
a) 3784 + 23 - 3785 - 15
= (3784 - 3785) + (23 - 15)
= - 1 + 8 = 7
b) 21+22+23+24-11-12-13-14
=(21-11)+(22-12)+(23-13) +(24-14)
= 10 + 10 + 10 + 10 = 40
Bài 2 (BT71/SGK/88)Tính nhanh
a) - 2001 + (1999 + 2001)
= -2001 + 1999 + 2001
=(-2001 +2001)+ 1999
= 0+1999 = 1999
b) (43 - 863) - (137 - 57)
= 43 -863 -137+57
= (43+57) –(863+ 137)
= 100 -1000
= - 900
Hoạt động 2 (12 ph)
GV: Hãy làm bài 4
Nên sử dụng quy tắc dấu ngoặc trước rồi thu gọn trước khi áp dụng quy tắc chuyển vế.
GV: Hướng dẫn:
- Dùng quy tắc dấu ngoặc ở VT, VP. áp dụng tính chất tổng đại số để làm gọn VT (Đổi chỗ các số hạng).
- Tính tổng các số hạng cùng dấu.
- Viết gọn hơn nữa VT rồi chuyển vế để tìm thành phần chia biết trong phép trừ.
HS lên bảng làm câu a, b,c
HS khác nhận xét, GV nhận xét, bổ sung.
- GV yêu cầu học sinh tự làm các câu d, e. Và về nhà làm bằng các cách khác.
Dạng 2: Tìm x
Bài 3 .Tìm x biết
a) 25 - (x-3) = -44 - (23- 35)
25 - x + 3 = -44 – 23 + 35
-x = -44 – 23 + 35 – 25 - 3
-x = -80
x = 80.
b) -13-(x+7-12) = 41-(36- 42)
 -13-x-7+12 = 41 - 36 + 42
- 20 + 12 - x = 83 - 36
- 8 - x = 47
 - x = 47 + 8
- x = 55
 x = - 55
c) 25 - (|x| - 5) = - 18 + 42
= 25 - |x| + 5 =-18 +42
=30 - |x| = 24
= |x| = 30 – 24 
= |x| = 6. Vậy x = 6 hoặc x= - 6
d) 43-(x-7+13) = (-19-25)-(8
e) |x-1|+1-x =0
Hoạt động 3 (12 ph)
GV: làm bài 101/SBT/66
Đối với bất đẳng thức ta cũng có các tính chất sau đây:
Nếu a >b thì a + c > b + c
Nếu a + c > b + c thì a > b
Trên cơ sở các tính chất này, ta cùng có quy tắc chuyển vế trong bất đẳng thức Þ HS: phát biểu.
 GV: Yêu cầu HS làm bài 102
Hãy áp dụng quy tắc này để chứng tỏ:
a) Nếu x - y > 0 thì x > y
b) Nếu x > y thì x - y > 0
2 HS lên bảng thực hiện.
HS khác nhận xét, GV nhận xét, bổ sung.
Dạng 3: Quy tắc chuyển vế trong bất đẳng thức . 
Bài 4 ( BT 101/SBT/66) 
Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một bất đẳng thức ta phải đổi dấu số hạng đó.
Bài 5 (BT102/SBT/66)
a) Vì x-y >0 nên x> 0+y hay x>y.
b) Vì x > y nên x +( -y) >0 hay x-y > 0
Hoạt động 4 (8 ph)
GV: Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
HS: HS đọc đề.
GV: Cho HS thảo luận nhóm trong 3’ để thực hiện.Sau đó mời đại diện 2 nhóm lên bảng trình bày.
Các nhóm khác nhận xét.
GV nhận xét, sửa sai ( nếu cần).
Dạng 4: Bài toán thực tế.
Bài 6 ( BT 68/SGK/87) 
 Hiệu số bàn thắng thua của đội tuyển đó năm ngoài là 27 - 48 = -21
- Hiệu số bàn thua của đội đó năm nay là: 
 39 – 24 = 15.
 4 Củng cố : (3 ph)
Phát biểu lại quy tắc dấu ngoặc, cho vào trong ngoặc, quy tắc chuyển vế trong đẳng thức, bất đẳng thức.
 5. Hướng dẫn HS: (1 ph)
Ôn lại các quy tắc.
BT67,69/SGK/87; 96; 97; 103/SBT/106.Xem trước bài 10.
V. Rót kinh nghiÖm
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...
Tuần: 20
Tiết : 60
Ngày soạn: 30/12/2013
Ngày dạy : 7/01/2014
§10. NHÂN HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU
I. Mục tiêu: Học xong bài giảng này, HS có khả năng: 
1. Kiến thức: Nhắc lại được qui tắc nhân hai số nguyên khác dấu.
2. Kỹ năng: Tính đúng tích của hai số nguyên khác dấu. Trình bày được dự đoán trên cơ sở tìm ra qui luật thay đổi của một loạt các hiện tượng liên tiếp.
3. Thái độ: Hình thành tính cẩn thận khi giải toán, lòng yêu thích và sự say mê học toán.
II.Chuẩn bị của GV - HS:
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, bảng phụ
2. Học sinh :SGK, vở ghi, vở nháp.
III. Phương pháp: Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, vấn đáp.
IV. Tiến trình giờ dạy – Giáo dục:
1. Ổn định lớp: (1 ph)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 ph)
Giáo viên
Học sinh
GV: Dựa vào phép cộng hãy tính tích sau:
(-3 ). 4 =
3 . ( - 5 ) =
 ( - 6 ) .2 =	
Gv nhận xét, ghi điểm.
1 HS lên bảng thực hiện, 
(-3) . 4 = (- 3) + (- 3) + (- 3) = - 12
3 . ( - 5 ) = (- 5) + (- 5) + (- 5) = -15
( - 6 ) .2 = (- 6) + (- 6) = -12
HS khác nhận xét.
3. Giảng bài mới : (30 ph)
ĐVĐ: Phép nhân số nguyên có giống với phép nhân hai số tự nhiên ?
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: (10 ph)
GV : Dựa vào phần kiểm tra bài cũ, em có nhận xét gì về giá trị tuyệt đối và về dấu của tích hai số nguyên trái dấu Þ Dự đoán qui tắc.
HS trả lời và dự đoán qui tắc.
1. Nhận xét mở đầu
-GTTĐ của 1 tích bằng tích các GTTĐ.
-Tích của hai số nguyên khác dấu mang dấu “-“.
Hoạt động 2: (20 ph)
GV chốt lại qui tắc sau khi HS đã dự đoán qui tắc.
Học sinh đọc lại qui tắc SGK/88.
GV cho làm ví dụ.
HS thực hiện, HS khác nhận xét.
GV nhận xét , bổ sung.
GV gọi HS đọc chú ý. HS đọc chú ý.
Học sinh hoạt động nhóm theo trò chơi tiếp sức trong 3’.
Mỗi thành viên một dãy lên vi

File đính kèm:

  • docTUAN 20.doc
Giáo án liên quan