Giáo án Số học 6 tiết 47: Tính chất của phép cộng các số nguyên

TIẾT 47 : TÍNH CHẤT CỦA PHÉP CỘNG CÁC SỐ NGUYÊN

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức:

- Biết được bốn tính chất cơ bản của phép cộng các số nguyên : Giao hoán, kết hợp, cộng với 0, cộng với số đối.

2. Kỹ năng:

- Bước đầu hiểu và có ý thức vận dụng các tính chất cơ bản để tính nhanh và tính toán hợp lý Biết và tính đúng tổng của nhiều số nguyên.

- Vận dụng các tính chất để giải các bài tập liên quan

3. Thái độ:

 - Tích cực trong học tập và vận dụng hợp lí các tính chất một cách hợp lí.

II. CHUẨN BỊ

 1. Chuẩn bị của giáo viên:

 - Bảng phụ, SGK, Sách bài tập, Giáo án.

 2. Chuẩn bị của học sinh:

 - Học kỹ bài, làm các bài tập về nhà, đọc trước bài mới.

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 826 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Số học 6 tiết 47: Tính chất của phép cộng các số nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/12/2014
TIẾT 47 : TÍNH CHẤT CỦA PHÉP CỘNG CÁC SỐ NGUYÊN
I. MỤC TIÊU 
	1. Kiến thức:
- Biết được bốn tính chất cơ bản của phép cộng các số nguyên : Giao hoán, kết hợp, cộng với 0, cộng với số đối.
2. Kỹ năng:
- Bước đầu hiểu và có ý thức vận dụng các tính chất cơ bản để tính nhanh và tính toán hợp lý Biết và tính đúng tổng của nhiều số nguyên.
- Vận dụng các tính chất để giải các bài tập liên quan
3. Thái độ:
	- Tích cực trong học tập và vận dụng hợp lí các tính chất một cách hợp lí.
II. CHUẨN BỊ
	1. Chuẩn bị của giáo viên:
	- Bảng phụ, SGK, Sách bài tập, Giáo án.
	2. Chuẩn bị của học sinh:
	- Học kỹ bài, làm các bài tập về nhà, đọc trước bài mới.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Tổ chức lớp:
- Ổn định trật tự.
	2 . Kiểm tra bài cũ:
- Phép cộng các số tự nhiên có những tính chất nào ? 	
	3. Giảng bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG GHI BẢNG
*GV: Yêu cầu ba học sinh lên bảng làm ?1.
?1. Tính và so sánh kết quả:
a, (-2) + ( - 3) và ( -3) + (-2).
b, (-8) + ( +4) và ( +4) + ( -8).
c, (-5) + ( +7) và ( +7 ) + ( -5).
*GV: Có nhận xét gì về vị trí của từng số hạng trong phép toán trên.
*HS: Các số hạng đổi chỗ cho nhau.
*GV: Phép cộng số nguyên có tính chất gì ?.
*HS: Có tính chất giao hoán.
*GV: Nhận xét và khẳng định:
Phép cộng các số nguyên có tính chất giao hoán.
*GV: Yêu cầu học sinh làm ?2.
Tính và so sánh kết quả :
[(-3) + 4] và (-3) + (4 + 2) và [(-3) +2] + 4
*GV: Nhận xét.
Qua ví dụ trên có liên tưởng gì đến một tính chất của các đó tự nhiên.
*HS: Phép cộng các số nguyên có tính chất kết hợp.
*GV: Nhận xét và khẳng định :Phép cộng các số nguyên có tính chất kết hợp
 * Đưa ra chú ý:
Kết quả trên còn gọi là tổng của ba số a, b, c và viết a +b +c. Tương tự ta có thể nói đến tổng của bốn , năm,  số nguyên. Khi thực hiện cộng nhiều số ta có thể thay đổi tùy ý thứ tự các số hạng, nhóm các số hạng bằng các dấu ( ), [ ], { }.
-Yêu cầu học sinh về nhà lấy ví đụ để chứng minh.
*GV : Tính : 
2 +0 = ?. ; (-5) +0 = ?.
Từ đó có nhận xét gì ?.
*HS : 2 +0 = 2. ; (-5) +0 = (-5)
Suy ra : Tổng của một số nguyên bất kì với số 0 bằng số nguyên đó.
*GV : Nhận xét và khẳng định .
*GV : Nhắc lại tổng của hai số đối nhau.
*HS: Trả lời .
*GV: Nhận xét và khẳng định :
- Tổng của hai số đối nhau luốn bằng 0.
*GV: Yêu cầu học sinh làm ?4.
Tìm tổng của tất cả các số nguyên a, biết 
-3 < a <3
*HS : Hoạt động cá nhân.
Một học sinh lên bảng thực hiện.
1. Tính chất giao hoán.
?1 Tính và so sánh kết quả:
a, (-2) + ( - 3) = ( -3) + (-2) = -5
b, (-8) + ( +4) = ( +4) + ( -8) = - 4
c, (-5) + ( +7) = ( +7 ) + ( -5) = 2
Vậy: 
Phép cộng các số nguyên có tính chất giao hoán.
a + b = b + a
2. Tính chất kết hợp.
?2. Tính và so sánh kết quả :
[(-3) + 4] +2 = 3
(-3) + (4 + 2) = 3
[(-3) +2] + 4 =3
Suy ra:
[(-3) + 4] =(-3) +(4 + 2)= [(-3)+2]+4
Vậy: Phép cộng các số nguyên có tính chất kết hợp.
(a + b ) + = a +( b + c) = ( a + c) +b.
* Chú ý :
Kết quả trên còn gọi là tổng của ba số a, b, c và viết a +b +c. Tương tự ta có thể nói đến tổng của bốn , năm,  số nguyên. Khi thực hiện cộng nhiều số ta có thể thay đổi tùy ý thứ tự các số hạng, nhóm các số hạng bằng các dấu ( ), [ ], { }.
3. Cộng với số 0
2 +0 = 2 ; (-5) +0 = (-5)
Vậy : Tổng của một số nguyên bất kì với số 0 bằng số nguyên đó.
a + 0 = 0 + a
4.Cộng với số đối
- Tổng của hai số đối nhau luốn bằng 0.
a + (-a) = 0
- Nếu hai số nguyên mà có tổng bằng 0 thì hai số nguyên đó đối nhau.
 Nếu a + b thì a = - b hoặc b = - a.
?4. Tìm tổng của tất cả các số nguyên a, biết 
-3 < a <3
Ta có :
(-2) + (-1) + 0 +1 +2 = 0.
4. Củng cố: 
- Cho HS nhắc lại các kiến thức trọng tâm, các dạng bài tập cơ bản của bài.
	- Làm các bài tập:	36, 37 SGK.
5. Hướng dẫn về nhà: 
	- Học kỹ lại bài trên lớp.
	- BTVN: 38, 39, 40 SGK; 57-62 SBT
- Chuẩn bị: Xem trước bài: Luyện tập.

File đính kèm:

  • docTIET47 TINH CHAT CUA PHEP CONG CAC SO NGUYEN.doc