Giáo án Số học 6 tiết 4_§4: Số phần tử của một tập hợp. Tập hợp con
Tiết 4_§4. .SỐ PHẦN TỬ CỦA MỘT TẬP HỢP. TẬP HỢP CON
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức
- Học sinh hiểu được một tập hợp có thể có một phần tử, có nhiều phần tử, có thể có vô số phần tử, cũng có thể không có phần tử nào, hiểu được khái niệm hai tập hợp bằng nhau.
- Học sinh biết tìm số phần tử của một tập hợp, biết kiểm tra một tập hợp là tập hợp con của một tập hợp cho trước, biết một vài tập hợp con của một tập hợp cho trước, biết sử dụng các kí hiệu và .
2. Về kỹ năng
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng chính xác các kí hiệu .
3. Về thái độ
Học sinh có thái độ học tập cầu tiến, lắng nghe bài giảng, biết vận dụng lý thuyết vào bài tập.
Ngày soạn: 9/9/2014 Tiết 4_§4. .SỐ PHẦN TỬ CỦA MỘT TẬP HỢP. TẬP HỢP CON I. MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức - Học sinh hiểu được một tập hợp có thể có một phần tử, có nhiều phần tử, có thể có vô số phần tử, cũng có thể không có phần tử nào, hiểu được khái niệm hai tập hợp bằng nhau. - Học sinh biết tìm số phần tử của một tập hợp, biết kiểm tra một tập hợp là tập hợp con của một tập hợp cho trước, biết một vài tập hợp con của một tập hợp cho trước, biết sử dụng các kí hiệu và . 2. Về kỹ năng - Rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng chính xác các kí hiệu . 3. Về thái độ Học sinh có thái độ học tập cầu tiến, lắng nghe bài giảng, biết vận dụng lý thuyết vào bài tập. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: giáo án, phấn, sách giáo khoa, sách bài tập, bảng phụ ghi sẵn các bài tập củng cố. 2. Học sinh: Sách vở, đồ dùng học tập, học bài cũ và đọc trước bài mới. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số. 2. Bài cũ: Giáo viên ra hai bài tập, và gọi 2 học sinh lên bảng làm bài. Bài 1: Xác định số chục, chữ số hàng chục, số trăm, chữ số hàng trăm và các chữ số tạo thành số đó của số: 5892. Bài 2: a) Viết số tự nhiên nhỏ nhất có 3 chữ số. b) Viết số tự nhiên nhỏ nhất có 3 chữ số khác nhau. 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG CHÍNH Hoạt động 1: Tìm hiểu về số phần tử của một tập hợp GV: lấy ví dụ đã được học ở tiết trước. Viết tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử: HS: tất cả học sinh làm bài vào vở. Một học sinh đứng dậy trả lời. GV: là gì của tập hợp A. HS: là các phần tử của tập hợp A. GV: theo em tập hợp A trên có bao nhiêu phần tử. HS: tập hợp A có 8 phần tử. HS: trong tiết học trước ta đã được tìm hiểu về tập hợp số tự nhiên N. Vậy tập hợp N có bao nhiêu phần tử? HS: tập hợp N có vô số phần tử. GV: yêu cầu học sinh làm ?1. HS: một học sinh đứng dậy trả lời. GV: yêu cầu học sinh làm ?2. HS: một học sinh lên bảng làm bài. Với kiến thức hiện có học sinh chỉ có thể đưa ra được . GV: có thể thực hiện được phép trừ trên không? Vì sao? HS: không thể thực hiện phép trừ trên vì số bị trừ bé thua số trừ. GV: vậy có giá trị nào của x không? HS: không có giá trị nào của x. GV: x không có giá trị nào thỏa mãn. Vậy tập hợp B các số tự nhiên x mà bao nhiêu phần tử? HS: Tập hợp B không có phần tử nào. GV: thông báo tập hợp không có phần tử nào như tập hợp B gọi là tập hợp rỗng. Vậy tập hợp rỗng là tập hợp như thế nào? HS: một học sinh đứng dậy trả lời. Tập hợp rỗng là tập hợp không có phần tử nào. GV: đưa ra ký hiệu của tập hợp rỗng: . Đây là khái niệm mới yêu cầu học sinh lưu ý và quan tâm. HS: ghi bài vào vở. GV: yêu cầu học sinh tìm thêm ví dụ về tập hợp rỗng. HS: một học sinh đứng dậy trả lời. GV: Vậy một tập hợp có thể có bao nhiêu phần tử ? HS: Một tập hợp có thể có một phần tử, nhiều phần tử, vô số phần tử, hoặc không có phần tử nào. GV: ghi ghi nhớ đóng khung trong sách giáo khoa lên bảng. Hoạt động 2: Tìm hiểu về tập hợp con GV: Biểu diễn 2 tập hợp sau bằng sơ đồ Ven. HS: một học sinh lên bảng vẽ hình. GV: Nhận thấy sơ đồ Ven biểu thị tập hợp C nằm trọn trong tập hợp D. Có nhận xét gì về mọi phần tử của tập hợp C đối với tập hợp D? HS: mọi phần tử của tập hợp C thuộc tập hợp D. GV: Ta nói tập hợp C là tập hợp con của tập hợp D. GV: Vậy với 2 tập hợp A, B bất kỳ, A là tập hợp con của B khi nào? HS: khi mọi phần tử của A đều thuộc tập hợp B. GV: ghi định nghĩa lên bảng. Đồng thời đưa ra ký hiệu tập hợp con. GV: hãy tìm ví dụ về tập hợp con. HS: một học sinh đứng dậy trả lời. GV: yêu cầu học sinh làm ?3. HS: một học sinh lên bảng làm bài. GV: nhận thấy ở ?3, đồng thời . Giáo viên thông báo: trường hợp đồng thời như trên, ta nói tập hợp A bằng tập hợp B. Giáo viên đưa ra ký hiệu: . Hoạt động 3: LUYỆN TẬP CỦNG CỐ GV: treo bảng phụ các bài tập củng cố. Bài 1: Mỗi tập hợp sau có bao nhiêu phần tử: a) Tập hợp A các số tự nhiên x mà . b) Tập hợp B các số tự nhiên x mà . c) Tập hợp C các số tự nhiên x mà . Bài 2: Cho tập hợp . Điền ký hiệu vào ô vuông cho đúng: GV: gọi 2 học sinh lên bảng làm bài và yêu cầu học sinh giải thích kết quả. HS: 2 học sinh lên bảng làm bài. GV: hỏi 1 học sinh bất kỳ dưới lớp. 21 và giống hay khác nhau? Vì sao? HS: 21 và khác nhau vì 21 là một phần tử còn là tập hợp gồm một phần tử. GV: lưu ý : Khi một phần tử được đóng ngoặc nhọn lại thì phần tử đó trở thành tập hợp. Vậy kí hiệu và khác nhau ở chỗ nào ? HS: Kí hiệu chỉ mối quan hệ giữa phần tử với một tập hợp. Còn kí hiệu chỉ mối quan hệ giữa các tập hợp với nhau. 1. Số phần tử của một tập hợp Ví dụ : Viết tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử: + Tập hợp A có 8 phần tử. + Tập hợp có vô số phần tử. ?1: có 1 phần tử. {bút , thước}: có 2 phần tử. có 11 phần tử. ?2 : . Không có giá trị nào của x thảo mãn . + Tập hợp B gồm các số tự nhiên x mà không có phần tử nào. * Tập hợp B: tập hợp rỗng. Chú ý: Tập hợp rỗng: tập hợp không có phần tử nào. Kí hiệu: . Ví dụ: Tập hợp các số tự nhiên x thỏa mãn là tập hợp rỗng. * Một tập hợp có thể có một phần tử, nhiều phần tử, vô số phần tử, hoặc không có phần tử nào. 2. Tập hợp con Ví dụ: Biểu diễn 2 tập hợp sau bằng sơ đồ Ven: + Mọi phần tử của C thuộc tập hợp D. + Tập hợp C là tập hợp con của tập hợp D. Định nghĩa: Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp B thì A là tập hợp con của B. Kí hiệu: hay Đọc: A là tập hợp con của B hay B chứa A. Ví dụ: {sách, vở, bút, thước} {vở, bút} hay ?3: Ta có: Chú ý: 3. Bài tập củng cố Bài 1: a) : tập hợp A có 1 phần tử. b) x không là số tự nhiên. Vậy : tập hợp B không có phần tử nào. c) Mọi số tự nhiên đều thỏa mãn . Vậy C có vô số phần tử. Bài 2: 4. Dặn dò và hướng dẫn bài tập về nhà - Yêu cầu học sinh về nhà học kỹ lý thuyết, rèn luyện được việc xác định số phần tử của một tập hợp, biết xác định tập hợp nào là tập hợp con, phân biệt được các ký hiệu và . - Bài tập về nhà : bài 16, 17, 18, 19, 20 (SGK), 29, 30, 32, 33 (SBT). - Hướng dẫn bài tập về nhà: Bài 16: làm tương tự với các ví dụ trong bài học. Bài 18: Nhận xét xem tập hợp có bao nhiêu phần tử. Tránh nhầm lẫn phần tử 0 với không phần tử.
File đính kèm:
- Chuong I Bai 4 So phan tu cua mot tap hop Tap hop con.docx