Giáo án Số học 6 tiết 3_§3: Ghi số tự nhiên

Tiết 3_§3. GHI SỐ TỰ NHIÊN

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức

- Học sinh hiểu thế nào là hệ thập phân, phân biệt số và chữ số trong hệ thập phân. Hiểu rõ trong hệ thập phân giá trị của mỗi chữ số trong một số thay đổi theo vị trí.

- Học sinh biết đọc và viết các số La Mã không quá 30 .

2. Về kỹ năng

- Học sinh rèn luyện kỹ năng đọc và viết nhanh các số La Mã không quá 30.

3. Về thái độ

- Học sinh có thái độ học tập tốt, có mong muốn nghiên cứu về các cách ghi số thập phân, thấy được ưu điểm của hệ thập phân trong việc ghi số và tính toán .

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên: giáo án, phấn, sách giáo khoa, sách bài tập, bảng các chữ số, bảng

phân biệt số và chữ số, bảng các số La Mã tứ 1 đến 30.

2. Học sinh: Sách vở, đồ dùng học tập, ôn tập cách ghi và cách đọc số tự nhiên, đọc trước bài mới.

 

docx7 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 730 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Số học 6 tiết 3_§3: Ghi số tự nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 3_§3. GHI SỐ TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức
- Học sinh hiểu thế nào là hệ thập phân, phân biệt số và chữ số trong hệ thập phân. Hiểu rõ trong hệ thập phân giá trị của mỗi chữ số trong một số thay đổi theo vị trí. 
- Học sinh biết đọc và viết các số La Mã không quá 30 .
2. Về kỹ năng
- Học sinh rèn luyện kỹ năng đọc và viết nhanh các số La Mã không quá 30.
3. Về thái độ
- Học sinh có thái độ học tập tốt, có mong muốn nghiên cứu về các cách ghi số thập phân, thấy được ưu điểm của hệ thập phân trong việc ghi số và tính toán .
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: giáo án, phấn, sách giáo khoa, sách bài tập, bảng các chữ số, bảng
phân biệt số và chữ số, bảng các số La Mã tứ 1 đến 30.
2. Học sinh: Sách vở, đồ dùng học tập, ôn tập cách ghi và cách đọc số tự nhiên, đọc trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số. 
2. Bài cũ: Giáo viên ra hai bài tập, và gọi 2 học sinh lên bảng làm bài. 
Bài 1: Viết tập hợp và . Viết tập hợp A các số tự nhiên x mà .
Làm bài tập 11 (SBT): Viết các tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử:
Bài 2: Có bao nhiêu số tự nhiên không vượt quá .
Làm bài tập: Viết tập hợp B các số tự nhiên không vượt quá 8 bằng 2 cách. Biểu diễn các phần tử của tập hợp B trên tia số. Đọc tên các điểm ở bên trái điểm 4 trên tia số. 
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG CHÍNH
 Hoạt động 1: Tìm hiểu số và chữ số
GV: Gọi học sinh đọc vài số tự nhiên bất kỳ, trong đó có cả số có 1 chữ số, 2 chữ số, 3 chữ số
HS: một học sinh đứng dậy trả lời.
GV: Treo bảng phụ kẻ sẵn bảng các chữ số như sách giáo khoa.
- Giới thiệu: Với 10 chữ số 0; 1; 2; 3; ; 9 có thể ghi được mọi số tự nhiên.
GV: Từ các ví dụ của học sinh giáo viên nhấn mạnh: Một số tự nhiên có thể có một, hai, ba . chữ số. 
GV: Cho học sinh đọc phần in nghiêng ý a), sách giáo khoa. Giáo viên ghi tóm tắt lý thuyết lên bảng. Giáo viên hướng dẫn học sinh cách viết số tự nhiên có 5 chữ số trở lên ta tách riêng ba chữ số từ phải sang trái cho dễ đọc. VD: .
GV: Giới thiệu ý b) phần chú ý sách giáo khoa.
Cần phân biệt: số với chữ số; số chục với chữ số hàng chục, số trăm với chữ số hàng trăm
- Cho ví dụ và trình bày như sách giáo khoa đối với số 4567.
HS: nghe giảng và ghi bài vào vở.
GV: Cho biết các chữ số, chữ số hàng chục, số chục, chữ số hàng trăm, số trăm của số 29876? Giáo viên vẽ sẵn bảng để học sinh điền vào. 
HS: cả lớp làm bài vào vở. Một học sinh lên bảng làm bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu hệ thập phân
GV nhắc lại: Với 10 chữ số 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9 ta ghi được mọi số tự nhiên theo nguyên tắc một đơn vị của mỗi hàng gấp 10 lần đơn vị của hàng thấp hơn liền sau.
Cách ghi số đó là cách ghi số trong hệ thập phân. 
Nhấn mạnh: Trong hệ thập phân, giá trị của mỗi chữ số trong một số vừa phụ thuộc vào bản thân chữ số đó, vừa phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đã cho.
Ví dụ: 542 có 5 trăm, 4 chục, 2 đơn vị.
HS: nghe giảng và ghi bài.
GV: Cho ví dụ số 127.
Hãy viết số 127 dưới dạng tổng?
HS: 127 = 100 + 20 + 7
GV: Theo cách viết trên hãy viết các số sau: , với lưu ý là số có 2 chữ số, chữ số hàng chục là a, chữ số hàng đơn vị là b. là số có 3 chữ số, chữ số hàng trăm là a, chữ số hàng chục là b, chữ số hàng đơn vị là c.
HS: Cả lớp làm bài vào vở. Một học sinh lên bảng làm bài.
GV: yêu cầu học sinh làm bài tập ?, sách giáo khoa.
Hãy viết số tự nhiên lớn nhất có ba chữ số?
Số tự nhiên lớn nhất có ba chữ số khác nhau?
HS: Một học sinh đứng dậy trả lời. 
GV: nhận xét và sang mục 3.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về cách ghi số La mã
GV: Giới thiệu đồng hồ có ghi 12 số La Mã.
- Giới thiệu 3 chữ số La Mã để ghi các số trên là I; V; X với giá trị tương ứng là 1, 5, 10 trong hệ thập phân.
GV: giới thiệu cách viết số La Mã đặc biệt.
Chữ số I viết bên trái cạnh chữ số V, X làm giảm giá trị mỗi chữ số này 1 đơn vị, viết bên phải các chữ số V, X làm tăng giá trị mỗi chữ số này 1 đơn vị.
Ví dụ :
Dựa vào đó yêu cầu học sinh viết số La Mã của 9 và 11.
HS: lên bảng viết.
GV: giới thiệu mỗi chữ số I, X có thể viết liền nhau nhưng không quá 3 lần.
Dựa vào các kiến thức trên, yêu cầu học sinh lên bảng viết các số La Mã từ 1 đến 10. 
GV: nhận xét bài làm của học sinh và đưa thêm kiến thức:
Nếu thêm vào bên trái mỗi số I, V, X:
+ một chữ số X ta được các số La Mã từ 11 đến 20.
+ hai chữ số X ta được các số La Mã từ 21 đến 30.
Dựa vào đó yêu cầu một học sinh lên bảng viết các số La Mã từ 11 đến 20,
một học sinh lên bảng viết các số La Mã từ 21 đến 30.
HS: Cả lớp làm bài vào vở. Hai học sinh lên bảng làm bài.
GV: nhận xét và sửa sai (nếu có).
GV: Nhấn mạnh: Số La Mã với những chữ số ở các vị trí khác nhau nhưng vẫn có giá trị như nhau dẫn đến cách viết trong hệ La Mã không thuận tiện bằng cách ghi số trong hệ thập phân.
Hoạt động 4: LUYỆN TẬP CỦNG CỐ
GV: tổng kết lại kiến thức bài. Nhấn mạnh những kiến thức trọng tâm, đặc biệt là phần chú ý ở mục 1.
HS: nghe và nhớ kiến thức.
GV: yêu cầu học sinh đọc và làm bài 12, 13 (trang 10, sgk).
HS: cả lớp làm bài vào vở. Hai học sinh lên bảng làm bài.
GV: nhận xét và kết thúc bài học.
1. Số và chữ số:
Chữ số
0
1
2
3
4
Đọc là
không
một
hai
ba
bốn
Chữ số
5
6
7
8
9
Đọc là
năm
sáu
bảy
tám
chín
- Với 10 chữ số : 0; 1; 2;...; 8; 9; 10 có thể ghi được mọi số tự nhiên.
- Một số tự nhiên có thể có một, hai, ba, chữ số.
Ví dụ: 
2 là số có một chữ số
35 là số có hai chữ số
567 là số có ba chữ số
8975 là số có bốn chữ số
Chú ý : 
a) Khi viết các số tự nhiên có từ 5 chữ số trở lên, người ta thường viết tách riêng từng nhóm 3 chữ số kể từ phải sang trái cho dễ đọc.
Ví dụ: 
b) Cần phân biệt: số với chữ số; số chục với chữ số hàng chục, số trăm với chữ số hàng trăm
Ví dụ :
Số đã cho
Số trăm
Chữ số hàng trăm
Số chục
Chữ số hàng chục
Các chữ số
4567
45
5
456
6
4,5,6,7
29876
298
8
2987
7
2,9,8,7,6
2. Hệ thập phân.
* Trong hệ thập phân : Cứ 10 đơn vị ở một hàng thì thành một đơn vị hàng liền trước nó.
Ví dụ:
: số có 2 chữ số, chữ số hàng chục: a, chữ số hàng đơn vị: b.
 là số có 3 chữ số, chữ số hàng trăm : a, chữ số hàng chục : b,
chữ số hàng đơn vị : c.
?: 
Số tự nhiên lớn nhất có ba chữ số: 999
Số tự nhiên lớn nhất có ba chữ số khác nhau: 987
3. Chú ý :Cách ghi số La Mã
Chữ số
I
V
X
Giá trị tương ứng trong hệ thập phân
1
5
10
Chú ý:
+ Chữ số I viết bên trái cạnh chữ số V, X làm giảm giá trị mỗi chữ số này 1 đơn vị, viết bên phải các chữ số V, X làm tăng giá trị mỗi chữ số này 1 đơn vị.
Ví dụ : 
Các số La Mã từ 1 đến 10:
+ Nếu thêm vào bên trái mỗi số I, V, X:
một chữ số X ta được các số La Mã từ 11 đến 20.
hai chữ số X ta được các số La Mã từ 21 đến 30
* Cách ghi số trong hệ La mã không thuận tiện bằng cách ghi số trong hệ thập phân.
4. Bài tập củng cố
Bài 12 (sgk): 
Viết tập hợp các chữ số của số 2000.
Gọi A là tập hợp các chữ số của số 2000. A = {0, 2} 
 (chữ số giống nhau viết một lần )
Bài 13 (sgk) :
a) Số tự nhiên nhỏ nhất có 4 chữ số : 1000	
b) Số tự nhiên nhỏ nhất có 4 chữ số  khác nhau: 1023 .
4. Dặn dò và hướng dẫn bài tập về nhà
- Học bài theo sách giáo khoa và đọc phần “ Có thể em chưa biết”.
- Làm bài tập : 14, 15 (trang 10, SGK), bài 18, 19, 21, 22 (Trang 8; SBT ).
- Đọc trước bài: " Số phần tử của một tập hợp. Tập hợp con". 
- Hướng dẫn bài 15, SGK: 
c) Chuyển chỗ một que diêm để được kq đúng: 3 cách
 Từ 

File đính kèm:

  • docxChuong I Bai 3 Ghi so tu nhien.docx
Giáo án liên quan