Giáo án Số học 6 tiết 29: Ước chung và bội chung
TIẾT 29: ƯỚC CHUNG VÀ BỘI CHUNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm được định nghĩa ước chung, bội chung.
- Hiểu được khái niệm giao của hai tập hợp.
2. Kỹ năng:
- Học sinh biết tìm ước chung, bội chung của hai hay nhiều số bằng cách liệt kê các ước rồi tìm các phần tử chung của hai tập hợp đó; biết sử dụng ký hiệu giao của hai tập hợp.
3. Thái độ:
- Học sinh biết tìm ước chung và bội chung trong một số bài toán đơn giản.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Bảng phụ, SGK, Sách bài tập, Giáo án.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Học kỹ bài, làm các bài tập về nhà, đọc trước bài mới.
Ngày soạn: 21/10/2014 TIẾT 29: ƯỚC CHUNG VÀ BỘI CHUNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Học sinh nắm được định nghĩa ước chung, bội chung. - Hiểu được khái niệm giao của hai tập hợp. 2. Kỹ năng: - Học sinh biết tìm ước chung, bội chung của hai hay nhiều số bằng cách liệt kê các ước rồi tìm các phần tử chung của hai tập hợp đó; biết sử dụng ký hiệu giao của hai tập hợp. 3. Thái độ: - Học sinh biết tìm ước chung và bội chung trong một số bài toán đơn giản. II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Bảng phụ, SGK, Sách bài tập, Giáo án. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Học kỹ bài, làm các bài tập về nhà, đọc trước bài mới. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Tổ chức lớp: - Ổn định trật tự. 2 . Kiểm tra bài cũ: (Ko kiểm tra) 3. Giảng bài mới: * Tiến trình bài dạy: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG GHI BẢNG *GV: Cùng học sinh xét ví dụ: Viết tập hợp các ước của 4 và tập hợp các ước của 6. Yêu cầu một học sinh tại chỗ thực hiện *HS: Thực hiện Ư (4) = {1; 2; 4 }; Ư (6) = {1; 2; 3; 6} *GV: Có nhận xét gì về các phần tử trong hai tập hợp Ư(4) và Ư(6). *HS: Hai tập hợp Ư(4) và Ư(6) ta thấy có hai phần tử 1 và 2 đều là những phần tử trong hai tập hợp: Ư (4) = {1; 2; 4 }; Ư (6) = {1; 2; 3; 6} *GV: Các số 1 và 2 vừa là ước của 4, vừa là ước của 6. Ta nói chúng là các ước chung của 4 và 6. *HS: Chú ý nghe giảng. *GV: Tương tự hãy tìm ước chung của các số 4; 6; 8. *HS : Thực hiện . *GV : Vậy Ước chung của hai hay nhiều số là gì? *HS: Ước chung của hai hay nhiều số là ước của tất cả các số đó. *GV: Nhận xét và khẳng định. Ước chung của hai hay nhiều số là ước của tất cả các số đó. * Kí hiệu: ƯC (4,6) = {1; 2}. Khi đó: x ƯC(a, b ) nếu ? x ƯC(a, b, c ) nếu ? *HS: Chú ý nghe giảng và trả lời x (ƯC(a, b ) nếu và x (ƯC(a, b, c ) nếu và và *GV: Nhận xét và yêu cầu học sinh làm ?1. Khẳng định sau đúng hay sai ?. 8 ƯC (16, 40) ; 8 ƯC (32, 28) *HS: Thực hiện theo cá nhân Một học sinh tại chỗ trả lời bài làm. *GV: Nhận xét chung. *GV : Hãy tìm tập hợp bội của các số 4 và 6. *HS : B(4) = {0 ;8 ; 12 ; 16 ; 20 ; 24 ; ...}. B(6) = {0 ;6 ; 12 ; 18 ; 24 ; ...}. *GV : Có nhận xét gì về tập hợp bội của số 4 và số 6 *HS : ở hai tập hợp bội trên ta thấy các số 0 ; 12 ; 24 ; ... vừa là bội của 4 và là bội của 6. *GV : Nhận xét và khẳng định : các số 0 ; 12 ; 24 ; ... được gọi là bội chung của hai số 4 và số 6. Tương tự hãy tìm bội chung của các số 4, 6, 7. *GV : Bội chung là gì ? *HS: Bội chung của hai hay nhiều số là bội của tất cả các số đó. *GV: -Nhận xét và khẳng định Kí hiệu: BC (4,6). Khi đó: x BC (a, b) nếu và x BC(a, b, c ) nếu và và *HS: Chú ý và ghi bài. *GV: Yêu cầu học sinh làm ?2. Điền vào ô vuông để được một khẳng định. 6 BC (3, ) *HS : 6 BC (3, 2 ) Yêu cầu học sinh dưới lớp biểu diển hai tập ước Ư(4) và Ư (6) bằng sơ đồ ven *HS : - Thực hiện - Một học sinh lên bảng trình bày *GV : Trên hình vẽ ta quan sát thấy hai tập hợp có một phần diện tích là chung nhau. Người ta nói rằng đó chính là phần giao của hai tập hợp. Vậy : Giao của hai tập hợp là gì ?. *HS : Giao của hai tập hợp là một tập hợp gồm các phần tử chung của hai tập hợp đó. *GV : Nhận xét . Kí hiệu của giao là : Ư(4) Ư (6) *HS : Chú ý nghe giảng và ghi bài. *GV: Yêu cầu học sinh đọc ví dụ SGK (trang 53). *HS: Thực hiện . 1. Ước chung. Ví dụ : Viết tập hợp các ước của 4 và tập hợp các ước của 6. Ta có: Ư (4) = {1; 2; 4 }; Ư (6) = {1; 2; 3; 6} Các số 1 và 2 vừa là ước của 4, vừa là ước của 6 gọi là ước chung của 4 và 6. Vậy: Ước chung của hai hay nhiều số là ước của tất cả các số đó. Kí hiệu: ƯC (4,6) = {1; 2}. Khi đó: x (ƯC(a, b ) nếu và x (ƯC(a, b, c ) nếu và và ?1. Khẳng định sau đúng hay sai ?. 8 ƯC (16, 40) ; 8 ƯC (32, 28) Giải: Đúng Sai 8 ƯC (16, 40) 8 ƯC (32, 28) 2. Bội chung Hãy tìm tập hợp bội của các số 4 và 6. Ta có : B(4) = {0 ;8 ; 12 ; 16 ; 20 ; 24 ; ...}. B(6) = {0 ;6 ; 12 ; 18 ; 24 ; ...}. Nhận xét : Các số 0 ; 12 ; 24 ; ... được gọi là bội chung của hai số 4 và số 6. Vậy: Bội chung của hai hay nhiều số là bội của tất cả các số đó. Kí hiệu: BC (4,6). Khi đó: x BC (a, b) nếu và x BC(a, b, c ) nếu và và ?2 Điền vào ô vuông để được một khẳng định. 6 BC (3, ) Giải: 6 BC (3, 2 ) 3. Chú ý. Giao của hai tập hợp là một tập hợp gồm các phần tử chung của hai tập hợp đó. Kí hiệu của giao là: Ví dụ: Ư(4) Ư (6) = ƯC {4,6}= {1; 2} 4. Củng cố: - Cho HS nhắc lại các kiến thức trọng tâm, các dạng bài tập cơ bản của bài. - Làm bài tập: 135 SGK 5. Hướng dẫn về nhà: - Học kỹ lại bài trên lớp. - BTVN: Làm các bài tập còn lại Ở SGK trang 53 và 54 - Chuẩn bị: Xem trước bài: luyện tập
File đính kèm:
- TIET 29 UOC CHUNG VA BOI CHUNG.doc