Giáo án Sinh học - Tiết 10

I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức:

- biết điều tra và thu thập thông tin cần thiết cho việc tạo, tu bổ một vườn tạp cụ thể (vườn trường hoặc vườn gia đình).

- vẽ được sơ đồ vườn tạp trước và sau khi cải tạo.

- xác định được nội dung cần cải tạo và lập kế hoạch thực hiện.

2. Về kĩ năng: rèn luyện được kĩ năng thực hành cải tạo và tu bổ vườn.

3. Về thái độ: góp phần yêu thích môn học.

II. Phương pháp giảng dạy: thực hành.

III. Phương tiện dạy học: vở ghi, bút viết. Giấy khổ lớn, bút bi, bút dạ (để vẽ sơ đồ vườn), phiếu khảo sát vườn tạp ở địa phương (mẫu ở cuối bài), thước dây, một số cọc tre (để đo kích thước khu vườn.

IV. Tiến trình bài giảng:

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ: (không) nhắc nhở học sinh giữ trật tự, mang những gì theo quy định, an toàn lao động.

3. Vào bài mới

 

docx2 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1610 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học - Tiết 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/9/2013
Ngày dạy: 19/9/2013
Tiết 10
THỰC HÀNH: KHẢO SÁT LẬP KẾ HOẠCH CẢI TẠO, TU BỔ VƯỜN TẠP
GV soạn: Trần văn Dương
Mục tiêu:
Về kiến thức:
biết điều tra và thu thập thông tin cần thiết cho việc tạo, tu bổ một vườn tạp cụ thể (vườn trường hoặc vườn gia đình).
vẽ được sơ đồ vườn tạp trước và sau khi cải tạo.
xác định được nội dung cần cải tạo và lập kế hoạch thực hiện.
Về kĩ năng: rèn luyện được kĩ năng thực hành cải tạo và tu bổ vườn.
Về thái độ: góp phần yêu thích môn học.
Phương pháp giảng dạy: thực hành.
Phương tiện dạy học: vở ghi, bút viết. Giấy khổ lớn, bút bi, bút dạ (để vẽ sơ đồ vườn), phiếu khảo sát vườn tạp ở địa phương (mẫu ở cuối bài), thước dây, một số cọc tre (để đo kích thước khu vườn.
Tiến trình bài giảng:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ: (không) nhắc nhở học sinh giữ trật tự, mang những gì theo quy định, an toàn lao động.
Vào bài mới
Hoạt động 1 – Nhận xét, đánh giá những điểm bất hợp lí của vườn tạp, những tồn tại cần cải tạo
GV: Yêu cầu học sinh nhận xét, đánh giá các mặt sau:
Hiện trạng mặt bằng của vườn tạp của: các khu trồng cây, ao, chuồng, ...
Cơ cấu cây trồng, các giống cây đang có trong vườn…
HS: dựa vào các thông tin thực tế để tìm hiểu ưu, nhược điểm của vườn.
GV hướng dẫn học sinh chỉ ra những điểm chưa hợp lí của vườn để chỉ ra điểm cải tạo.
HS chỉ ra được những nhược điểm. Vườn trồng lẫn lộn nhiều loại cây ăn quả (có từ 3 giống hoặc loài trở lên). Vị trí trồng bố trí tùy tiện, sử dụng không gian không hợp lý.
HS: Vườn chỉ có 1 – 2 chủng loại cây ăn quả, nhưng chất lượng giống không tốt. Do thiếu chuyên môn, ham giá rẻ nên rất nhiều chủ vườn mua cây giống của người bán buôn, bán rong nên không kiểm soát được tiêu chuẩn, chất lượng cây giống và có sạch bệnh hay không. Có trường hợp họ tự chiết lấy từ các cây đã mang bệnh để trồng (cam, quýt)
Nhận xét, đánh giá những điểm bất hợp lí của vườn tạp, những tồn tại cần cải tạo.
Ưu điểm: Địa hình bằng phẳng.
Nhược điểm:
Vườn trồng lẫn lộn nhiều loại cây ăn quả (có từ 3 giống hoặc loài trở lên). Vị trí trồng bố trí tùy tiện, sử dụng không gian không hợp lý. Trong quần thể cây trồng ở các vườn mối tương hỗ giữa các cây cùng loài và khác loài diễn biến theo chiều nghịch hơn là thuận, có sự cạnh tranh gay gắt về ánh sáng, độ ẩm và nguồn dinh dưỡng.
- Vườn chỉ có 1 – 2 chủng loại cây ăn quả, nhưng chất lượng giống không tốt. Do thiếu chuyên môn, ham giá rẻ nên rất nhiều chủ vườn mua cây giống của người bán buôn, bán rong nên không kiểm soát được tiêu chuẩn, chất lượng cây giống và có sạch bệnh hay không. Có trường hợp họ tự chiết lấy từ các cây đã mang bệnh để trồng (cam, quýt).
- Vườn đã được trồng 1 - 2 chủng loại cây ăn quả đủ tiêu chuẩn về giống song việc đầu tư, chăm sóc, bón phân, tưới nước, quản lý vườn cây không đúng kỹ thuật, dẫn đến cây trong vườn sinh trưởng kém, chậm ra hoa, kém đậu quả, sâu bệnh phát sinh không được phòng trừ kịp thời dẫn đến năng suất thấp, chất lượng kém. Vì vậy thu nhập hàng năm trên vườn thấp.
- Vườn trồng cây ăn quả xen với nhiều loại cây trồng khác như sắn, cây lấy gỗ (xoan, lát hoa, gió trầm, keo) hoặc các cây khác như tre, mây…Trong vườn không nhận thấy cây trồng nào là chủ lực. Loại vườn này thường cho thu nhập rất thấp.
GV hướng dẫn một số điểm bất hợp lí để học sinh dựa vào đó để khai thác.
Một số nhược điểm:
Chưa có vườn cây ăn quả.
Ánh sáng mặt trời gay gắt chiếu vào nhà.
Mặt bằng vườn thấp.
Nhà ở và chuồng cạnh nhau nên có mùi hôi.
Đất vườn nghèo dinh dưỡng.
Một số cây ăn quả già cỗi.
Nhận xét: sau buổi thực hành, từng nhóm học sinh làm một báo cáo theo các nội dung nêu 
Đánh giá, nhận xét hiện trạng của vườn tạp cần cải tạo.
Các kết quả điều tra thu thập được để làm căn cứ cải tạo.
Dặn dò: Về nhà học và vẽ lại sơ đồ vườn và kế hoạch cải tạo và tu bổ vườn.

File đính kèm:

  • docxtiet 10 nghe lam vuon 8 dtvtttt.docx
Giáo án liên quan