Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tuần 17 - Năm học 2009-2010
I. Mục tiêu :
a) Kiến thức : - Hiểu được kĩ thuật gen là gì và trình bày được kĩ thuật gen bao gồm những khâu nào ? Từ những hiểu biết về kĩ thuật gen , HS sẽ hiểu được công nghệ gen là ngành kĩ thuật về qui trình ứng dụng kĩ thuật gen
- Trình bày được những lĩnh vực sản xuất và đời sống có ứng dụng kĩ thuật gen
- Hiểu khái niệm công nghệ sinh học , các lĩnh vực chính của công nghệ sinh học hiện đại và vai trò của từng lĩnh vực trong sản xuất và đời sống
b) Kĩ năng : - Rèn kĩ năng tư duy logich tổng hợp , khả năng khái quát
- Kĩ năng nắm bắt qui trình công nghệ , kĩ năng vận dụng thực tế
c) Thái độ : Giáo dục ý thức , lòng yêu thích bộ môn , quí trọng thành tựu sinh học
II. Chuẩn bị : -Tranh phóng to hình 32 SGK
- Tư liệu về ứng dụng công nghệ sinh học
III. Tiến trình :
1) Ổn định :
2) Kiểm tra : - Công nghệ tế bào là gì ? Gồm những công đoạn thiết yếu nào ?
( 8 phút ) - Công nghệ tế bào được ứng dụng đối với cây trồng và vật nuôi như thế nào ? Nêu những ưu điểm và triển vọng của nhân giống vô tính trong ống nghiệm ?
Ngày soạn: 12 tháng 12 năm 2009 Tuần 17 – Tiết 33 CÔNG NGHỆ GEN I. Mục tiêu : a) Kiến thức : - Hiểu được kĩ thuật gen là gì và trình bày được kĩ thuật gen bao gồm những khâu nào ? Từ những hiểu biết về kĩ thuật gen , HS sẽ hiểu được công nghệ gen là ngành kĩ thuật về qui trình ứng dụng kĩ thuật gen - Trình bày được những lĩnh vực sản xuất và đời sống có ứng dụng kĩ thuật gen - Hiểu khái niệm công nghệ sinh học , các lĩnh vực chính của công nghệ sinh học hiện đại và vai trò của từng lĩnh vực trong sản xuất và đời sống b) Kĩ năng : - Rèn kĩ năng tư duy logich tổng hợp , khả năng khái quát - Kĩ năng nắm bắt qui trình công nghệ , kĩ năng vận dụng thực tế c) Thái độ : Giáo dục ý thức , lòng yêu thích bộ môn , quí trọng thành tựu sinh học II. Chuẩn bị : -Tranh phóng to hình 32 SGK - Tư liệu về ứng dụng công nghệ sinh học III. Tiến trình : Ổn định : Kiểm tra : - Công nghệ tế bào là gì ? Gồm những công đoạn thiết yếu nào ? ( 8 phút ) - Công nghệ tế bào được ứng dụng đối với cây trồng và vật nuôi như thế nào ? Nêu những ưu điểm và triển vọng của nhân giống vô tính trong ống nghiệm ? Bài dạy : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC NÔI DUNG * HOẠT ĐỘNG I : Tìm hiểu khái niệm kĩ thuật gen và công nghệ gen : ( 10 phút ) + Kĩ thuật gen là gì ? Mục đích của kĩ thuật gen ? + Công nghệ gen là gì ? - Nhận xét nôi dung trình bày của các nhóm - Lưu ý : Giải thích rõ việc chỉ huy tổng hợp Prôtêin đã mã hóa trong đoạn gen * HOẠT ĐỘNG II : Tìm hiểu ứng dụng của công nghệ gen : ( 10 phút ) - Giới thiệu khái quát 3 lĩnh vực chính được ứng dụng công nghệ gen có hiệu quả + Mục đích tạo ra chủng vi sinh vật mới là gì ? + Nêu ví dụ cụ thể - Chốt kiến thức + Công việc tạo giống cây trồng biến đổi gen là gì ? + Nêu ví dụ cụ thể ? - Ứng dụng công nghê gen để tạo động vật biến đổi gen thu được kết quả như thế nào ? * HOẠT ĐỘNG III : Tìm hiểu khái niệm về công nghệ sinh học ( 7 phút ) + Công nghệ sinh học là gì ? Gồm những lĩnh vự nào ? + Tại sao công nghệ sinh học là hướng ưu tiên đầu tư và phát triển trên thế giới và ở Việt Nam ? - Nghiên cứu SGK , thảo luận nhóm , nêu được + 3 khâu chính + Mục đích của công nghệ đối với đời sống + Khái quát thành khái niệm - Đại diện nhóm trình bày trên sơ đồ hình 32 phóng to , chỉ rõ AND tái tổ hợp - Các nhóm khác bổ sung - Nghiên cứu các thông tin SGK , thảo luận nhóm và cử các đại diện trình bày - Nghiên cứu thông tin tr. 94 , thống nhất : + Hạn chế biến đổi gen ở ĐV + Nêu thành tựu đạt được - Nghiên cứu thông tin SGK ,trả lời câu hỏi I. Khái niệm về kĩ thuật gen và công nghệ gen : a) Kĩ thuật gen : - Kĩ thuật gen là tập hợp những phương pháp tác động định hướng lên ADN cho phép chuyển thông tin di truyền từ một cá thể của một loài sang cá thể của loài khác - Kĩ thuật gen gồm 3 khâu cơ bản : + Khâu 1 : Tách ADN NST của tế bào cho và tách phân tử ADN dùng làm thể truyền từ vi khuẩn hoặc virut + Khâu 2 : tạo ADN tái tổ hợp ( ADN lai nhờ Enjim + Khâu 3 : Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận b) Công nghệ gen: Là ngành kĩ thuật về qui trình ứng dụng kĩ thuật gen II. Ứng dụng của công nghệ gen : a) Tạo ra các chủng vi sinh vật mới : Các chủng vi sinh vật mới có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm sinh học cần thiết ( như Axit Amin , Prôtêin , kháng sinh ) với số lượng lớn và giá thành rẻ VD : Dùng E . Coli và nấm men cấy gen mã hóa à sản ra kháng sinh và Hoocmôn Insulin b) Tạo giống cây trồng biến đổi gen : Là lĩnh vực ứng dụng chuyển các gen quí vào cây trồng VD : Ở Việt nam : chuyển gen kháng sâu kháng bệnh , tổng hợp Vitamin A , gen chín sớm vào cây lúa , ngô , khoai tây , đu đủ c) Tạo động vật biến đổi gen : Trên thế giới đã chuyển gen sinh trưởng ở bò vào lợn giúp hiệu quả tiêu thụ thức ăn cao hơn . Ở Việt Nam chuyển gen tổng hợp Hoocmôn sinh trưởng của người vào cá trạch III. Khái niệm công nghệ sinh học: - Công nghệ sinh học là ngành công nghệ sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người - Các lĩnh vực của công nghệ sinh học : Công nghệ lên men , công nghệ tế bào , công nghệ enjim , công nghệ chuyển nhân và chuyển phôi , công nghệ sinh học xử lí môi trường , công nghệ gen ( quan trọng nhất ) 4) Củng cố : ( 7 phút ) - Trình bày các khái niệm : Kĩ thuật gen , công nghệ gen , công nghệ sinh học - Trong sản xuất và đời sống , công nghệ gen được ứng dụng trong những lĩnh vực chủ yếu nào ? - Nêu vai trò của Công nghệ sinh học và từng lĩnh vực của nó trong sản xuất và đời sống ? 5) Hướng dẫn học ở nhà - Học bài , trả lời câu hỏi SGK ( 3 phút ) - Đọc mục “ Em có biết “ - Tìm hiểu : Người ta đã gây đột biến nhân tạo bằng những phương pháp nào ? Đột biến nhân tạo được sử dụng trong chọn giống như thế nào ? Ngày soạn: 12 tháng 12 năm 2009 Tuần 17 – Tiết 34 GÂY ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO TRONG CHỌN GIỐNG I. Mục tiêu : a) Kiến thức : HS phải trình bày được : Tại sao cần chọn tác nhân cụ thể khi gây đột biến Một số phương pháp sử dụng tác nhân vật lí và hóa học để gây đột biến Những điểm giống và khác nhau trong việc sử dụng các thể đột biến trong chọn giống vi sinh vật và động vật , giải thích được tại sao có sự sai khác đó b) Kĩ năng : Rèn kĩ năng nghiên cứu thông tin , phát hiện kiến thức , so sánh tổng hợp , khái quát hóa kiến thức c ) Thái độ : Giáo dục ý thức tìm hiểu thành tựu khoa học và tạo lòng yêu thích bộ môn II. Chuẩn bị : - Tư liệu về chọn giống , thành tựu sinh học - Phiếu học tập : Tìm hiểu tác nhân vật lí gây đột biến II. Tiến trình : Ổn định : Bài dạy : + Thế nào là đột biến ? Đột biến có ý nghĩa như thế nào trong thực tiễn ? HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC NỘI DUNG + Vì sao người ta phải chọn tác nhân cụ thể khi gây đột biến ? ( 5 phút ) * HOẠT ĐỘNG I : Tìm hiểu phương pháp gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân vật lí : ( 15 phút ) - Phát phiếu học tập các nhóm , yêu cầu hoàn thành phiếu học tập + Tại sao tia phóng xạ có khả năng gây đột biến ? + Tại sao tia tử ngoại được dùng để xử lí các đối tượng có kích thước nhỏ? - Kẻ phiếu học tập trên bảng , gọi các nhóm ghi nội dung - Đánh giá , hoàn thiện kiến thức * HOẠT ĐỘNG II : Tìm hiểu phương pháp gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân hóa học : ( 7 phút ) - Yêu cầu nghiên cứu , trả lời câu hỏi mục SGK tr. 97 - Nhân xét , bổ sung kiến thức * HOẠT ĐỘNG III : Tìm hiểu phương pháp sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống : ( 10 phút ) + Nêu phương pháp sử dụng đột biến nhân tạo trong : @ Chọn giống vi sinh vật @ Chọn giống cây trồng @ Chọn giống vật nuôi + Người ta sử dụng các thể đột biến trong chọn giống vi sinh vật và cây trồng theo hướng nào ? Tại sao ? + Tại sao người ta ít sử dụng phương pháp gây đột biến trong chọn giống vật nuôi ? - Nghiên cứu thông tin SGK , trả lời - Thảo luận nhóm , hoàn thành PHT , cử đại diện trình bày - Các nhóm khác bổ sung - Thảo luận nhóm , trả lời - Các nhóm tổng hợp kiến thức - Nghiên cứu SGK tr. 97 , 98 kết hợp các tư liệu sưu tầm - Thảo luận nhóm , nêu điểm khác nhau trong việc sử dụng thể đột biến ở vi sinh vật , thực vât , đưa ví dụ thực tiễn - Đại diện nhóm trình bày , các nhóm khác bổ sung Mỗi tác nhân có tác dụng gây đột biến khác nhau , như tia phóng xạ có sức xuyên sâu vào các mô dễ gây đột biến gen và đột biến NST , tia tử ngoại có sức xuyên kém nên dùng xử lí các vật liệu có kích thước nhỏ Chính vì vậy người ta phải chọn tác nhân cụ thể khi gây đột biến I. Gây ĐBNT bằng tác nhân vật lí : Tác nhân vật lí Tiến hành Kết quả Ứng dụng Tia phóng xạ Chiếu các tia xuyên sâu qua màng , mô tác động lên ADN Chấn thương gây đột biến gen hoặc NST - Chiếu xạ vào hạt nảy mầm , đỉnh sinh trưởng - Mô TV nuôi cấy Tia tử ngoại Chiếu các tia xuyên nông qua màng Gây đột biến gen Xử lí vi sinh vật , bào tử và hạt phấn Sốc nhiệt Tăng giảm nhiệt độ môi trường đột ngột - Mất cơ chế tự bảo vệ cân bằng - Tổn thương thoi phân bào à rối loạn phân bào - Đột biến số lượng NST Gây hiện tượng đa bội ở một số cây trồng ( đặc biệt cây họ cà ) II. Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân hóa học : - Sử dụng các hóa chất : EMS , NMU , NEU , Cônsixin - Phương pháp : Ngâm hạt khô , hạt nảy mầm vào dung dịch hóa chất , tiêm hoặc tẩm dung dịch vào bầu nhụy.tác động lên phân tử ADN làm thay thế cặp Nucleotit , mất cặp Nucleotit hay cản trở sự hình thành thoi vô sắc III. Sử dụng ĐBNT trong chọn giống : a) Trong chọn giống vi sinh vật : ( Phổ biến là gây đột biến và chọn lọc ) -Chọn thể đột biến tạo chất có hoạt tính cao - Chọn thể đột biến sinh trưởng mạnh để tăng sinh khối ở nấm men và vi khuẩn . - Chọn đột biến có vai trò kháng nguyên , gây miễn dịch nhất định để sản xuất Văcxin b ) Trong chọn giống cây trồng : - Chọn đột biến có lợi , nhân thành giống mới hoặc dùng làm bố mẹ để lai tạo giống - Chú ý các đột biến : Kháng bệnh , khả năng chống chịu , rút ngắn thời gian sinh trưởng c) Đối với vật nuôi : Chỉ sử dụng các nhóm động vật bậc thấp , không sử dung cho các nhóm ĐV bậc cao vì cơ quan sinh sản nằm sâu trong cơ thể , dễ gây chết khi xử lí bằng tác nhân lí hóa Củng cố : ( 5 phút ) Con người đã gây đột biến nhân tạo bằng loại tác nhân nào và tiến hành như thế nào ? Hướng dẫn học ở nhà : - Học bài , trả lời câu hỏi SGK ( 3 phút ) - Tìm hiểu : + Hiện tượng thoái hóa giống và nguyên nhân của hiện tượng này + Phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết trong chọn giống có vai trò như thế nào ?
File đính kèm:
- Tuan 17.doc