Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 9+10

1. MỤC TIÊU:

 1.1. Kiến thức:

* Hoạt động 1:

- HS biết: Các kì của tế bào

- HS hiểu: trình bày được sự biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào.

* Hoạt động 2:

- HS biết: quan sát hình

- HS hiểu: Trình bày được những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của nguyên phân

* Hoạt động 3:

- HS biết: Nêu được ý nghĩa của nguyên phân đối với sự sinh sản & sinh trưởng của cơ thể.

- HS hiểu:

1.2. Kĩ năng:

- HS thực hiện thành thạo: Quan sát & phân tích kênh hình.

- HS thực hiện được: Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.

1.3.Thái độ:

- Thói quen: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn.

- Tính cách: Yêu thích bộ môn

2. NỘI DUNG HỌC TẬP:

- Biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào

- Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân

3. CHUẨN BỊ:

3.1. GV: Tranh phóng to hình 9.1 - hình 9.3 SGK.

3.2. HS: Kẻ bảng 9.1, 9.2 vào vở.

4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện

doc7 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 467 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 9+10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u trúc mang gen trên đó mỗi gen ở 1 vị trí xác định.
NST có đặc tính tự nhân đôi - các tính trạng di truyền được sao chép lại qua các thế hệ tế bào và cơ thể (5đ). 
 4.3. Tiến trình bài học: 
 Tế bào của mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng xác định. Tuy nhiên, hình thái của NST lại biến đổi qua các kì của chu kì tế bào.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào.
* MT: trình bày được sự biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào.
- GV yêu càu HS nghiên cứu thông tin SGK quan sát hình 9.1 trả lời câu hỏi:
- Chu kì tế bào gồm những giai đoạn nào? 
(lưu ý: về thời gian & sự nhân đôi NST ở kì trung gian).
- HS nêu được giai đoạn: 
+ Kì trung gian. 
+ Quá trình trung gian.
- GV yêu cầu HS quan sát H 9.2 - Thảo luận :
- Nêu sự biến đổi hình thái NST? 
- Các nhóm quan sát kĩ hình thảo luận thống nhất ý kiến.
- Hoàn thành bảng 9.1 SGK 
- Nhiễm sắc thể có sự biến đổi hình thái:
 - Dạng đóng xoắn.
 - Dạng duỗi xoắn.
- HS ghi mức độ đóng duỗi xoắn vào bảng 9.1.
- GV gọi 1 HS lên làm trên bảng.
- Đại diện nhóm lên làm BT nhóm khác bổ sung.
GV chốt lại kiến thức :
- Tại sao sự đóng và duỗi xoắn của NST có tính chất chu kì?
- HS nêu được: Kì trung gian đến kì giữa NST đóng xoắn.
- Từ kì sau š kì trung gian tiếp theo NST duỗi xoắn. Sau đó lại tiếp tục đóng & duỗi xoắn qua chu kì tế bào tiếp theo.
Hoạt động 2: Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân.
*MT: Trình bày được những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của nguyên phân.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 9.2 & 9.3 trả lời câu hỏi: 
 - Hình thái NST ở kì trung gian?
 - Cuối kì trung gian NST có đặc điểm gì?
- HS quan sát hình nêu được: NST có dạng sợi mảnh, NST tự nhân đôi.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK/28, quan sát các hình ở bảng 9.2, thảo luận – điền nội dung thích hợp vào.
- HS trao đổi nhóm ghi lại diễn biến của NST ở các kì. 
- Đại diện nhóm phát biểu –nhóm khác bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức qua từng kì các nhóm sửa chửa nếu sai. 
- GV nhấn mạnh: ở kì sau có sự phân chia tế bào chất và các bào quan.
- Kì cuối có sự hình thành màng nhân khác nhau giữa tế bào động vật và tế bào thực vật. 
- Nêu kết quả của quá trình phân bào?
(Tạo ra được hai tế bào con)
Hoạt động 3: Ýnghĩa của nguyên phân.
* MT: Phân tích được ý nghĩa của nguyên phân đối với sự sinh sản & sinh trưởng của cơ thể
- GV cho học sinh thảo luận do đâu mà số lượng nhiểm thể của tế bào con giống mẹ?
- Trong nguyên phân số lượng tế bào tăng mà bộ NST thể không đổi - điều đó có ý nghĩa gì?
- HS thảo luận nêu được: do NST nhân đôi 1 lần & chia đôi 1 lần - bộ NST của loài được ổn định.
GV có thể nêu ý nghĩa thực tiển trong giâm, chiết, ghép.
 I. Biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào:
- Chu kì tế bào gồm:
- Kì trung gian: Tế bào lớn lên & có nhân đôi NST.
- Qtr nguyên nhân: Có sự phân chia NST và chất tế bào tạo ra 2 tế bào mới.
- Mức độ đóng duỗi xoắn của NST diễn ra qua các kì của chu kì tế bào: 
 - Dạng sợi (duỗi xoắn) ở kì trung gian.
 - Dạng đặc trưng (đóng xoắn cực đại) ở kì giữa.
II. Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân:
 1.Kì trung gian:
- NST dài mãnh – duỗi xoắn.
- NST nhân đôi thành hai NST kép.
- Trung tử nhân đôi thành hai trung tử.
2. Nguyên phân:
a. Kì đầu: NST bắt đầu đóng xoắn và co ngắn nên có hình thài rõ rệt. Các NST kép dính vào các sợi tơ của thoi phân bào tâm động.
b.Kì giữa: Các NST kép đóng xoắn cực đại, xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
c. Kì sau: NST kép tách nhauvề 2 cực của tế bào.
d. Kì cuối: Các NST đơn dãn xoắn dài ra ở dạng sợi mảnh dần thành nhiễm sắc chất.
* Kết quả: Từ 1 tế bào ban đầu tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống nhau & giống tế bào mẹ.
III. Ýnghĩa của nguyên phân:
- Nguyên phân là hình thức sinh sản của tế bào và sự lớn lên của cơ thể.
- Nguyên phân duy trì sự ổn định bộ NST đặt trưng của loài qua các thế hệ tế bào. 
 4. 4. Tổng kết: 
Khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng:
 1.Sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào của chu kì tế bào:
 a) Kì trung gian.
 b) Kì đầu.
 c) Kì giữa.
 d) Kì sau.
 e) Kì cuối.
 2. Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là:
 a) Sự chia đều chất nhân của tế bào mẹ cho hai tế bào con.
 b) Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho hai tế bào con.
 c) Sự phân li đồng đều của các Cromatic về 2 tế bào con.
 d) Sự phân chia đồng đều tế bào chất của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.
4.5. Hướng dẫn học tập:
@ Đối với bài học ở tiết học này: 
Học bài – đọc kết luận SGK.
Trả lời câu hỏi SGK.
@ Đối với bài học ở tiết học sau: 
Chuẩn bị bài mới: “Giảm phân”. Tìm hiểu những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân.
Kẻ bảng 10/SGK vào tập
5. Phụ lục : 
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết:10 - bài 10 
Tuần CM: 5 
Bài 10: GIẢM PHÂN
1. MỤC TIÊU:
 1.1. Kiến thức:
* Hoạt động 1: 
 - HS biết: trình bày được những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của giảm phân.
 - HS hiểu: phân biệt những điểm khác nhau ở từng kì của giảm phân 1 & giảm phân 2.
* Hoạt động 2: 
 - HS biết: nêu được ý nghĩa của giảm phân
 - HS hiểu: Phân tích được những sự kiện quan trọng có liên quan tới cặp NST tương đồng. 
 1.2. Kĩ năng:
 - HS thực hiện thành thạo: Quan sát và phân tích trên kênh hình.
 - HS thực hiện được: Phát triển tư duy lý luận _ phân tích _ so sánh 
 1.3.Thái độ:
 - Giáo dục lòng yêu thích bộ môn. 
@ GDHN: Giảm phân và thụ tinh tạo ra nhiều biến dị tổ hợp cho công tác chọn giống
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
	- Diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân
 - Ý nghĩa của giảm phân
3. CHUẨN BỊ:
 3.1. GV: Tranh hình 10 SGK phóng to.
 3.2. HS: Kẻ bảng 10 SGK/32 _ vào vở.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện : Kiểm diện HS.
 4.2. Kiểm tra miệng:
 - Trình bày những diễn biến cơ bản của quá trình nguyên phân? (8đ)
 HS: + Kì trung gian:
NST dài duỗi xoắn.
NST nhân đôi thành 2 NST kép.
Trung tử nhân đôi thành 2 trung tử (1đ).
+ Kì đầu: NST bắt đầu đóng xoắn và co ngắn nên có hình thái rõ rệt(1đ).
+ Kì giữa: Các NST kép đóng xoắn cực đại, xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo(2đ).
+ Kì sau: Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành hai NST đơn phân li về 2 cực(2đ).
+ Kì cuối: Các NST đơn dãn xoắn dài ra, ở dạng sợi mảnh dần thành nhiễm sắc chất (2đ). 
 ? Theo em, giảm phân có gì khác nguyên phân? (2đ)
 HS: Nguyên phân diễn ra ở tế bào sinh dưỡng còn giảm phân diễn ra ở tế bào sinh dục (2đ) 
 4.3 . Tiến trình bài học:
 - Giảm phân cũng là hình thức phân bào, có thoi phân bào như nguyên phân, diễn ra vào thời kì chín của tế bào sinh dục.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 1: Những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân.
Mục tiêu: Tìm hiểu những diễn biến cơ bản của NST ở các kì trong giảm phân I và II.
- GV yêu cầu HS quan sát kì trung gian ở hình 10 š trả lời câu hỏi:
- Kì trung gian NST có hình thái như thế nào?
- HS quan sát kĩ hình nêu được:
NST duỗi xoắn.
NST nhân đôi.
- 1 HS phát biểu lớp nhận xét bổ sung.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 10, đọc thông tin SGK š hoàn thành BT bảng 10.
- HS tự thu nhận và xử lí thông tin. Thảo luân nhóm thống nhất ý kiến, ghi lại nhgững diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân I và giảm phân II.
- GV sử dụng bảng phụ, kẻ bảng gọi HS lên làm bài, đại diện nhóm lên hoàn thành bảng các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức chuẩn.
I.Những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân:
 1. Kì trung gian: 
 -NST ở dạng sợi mãnh.
 -Cuối kì NST nhân đôi thành NST kép dính nhau ở tâm động.
 2. Diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân:
Phân biệt phân bào 1 và phân bào 2
Các kì	
Lần phân bào I
Lần phân bào II
Kì đầu
- Các NST xoắn, co ngắn.
- Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp và có thể bắt chéo sau đó tách rời nhau.
- NST co lại cho thấy số lượng NST kép trong bộ đơn bội.
Kì giữa
- Các cặp NST tương đổng tập trung và xếp song song thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. 
Kì sau
- Các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực của tế bào.
- Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào.
Kì cuối
- Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là đơn bội (kép).
- Các NST đơn nằm gọn trong nhân mới mới được tạo thành với số lượng là đơn bội.
* Kết quả: Từ 1 tế bào mẹ (2n NST) qua 2 lần phân bào liên tiếp tạo ra 4 tế bào con mang bộ NST đơn bội (n NST).
- Hoạt động 2: Ý nghĩa của giảm phân
* MT: nêu được ý nghĩa của giảm phân 
- GV cho HS thảo luận:
- Vì sao trong giảm phanâ các tế bào con lại có bộ NST giảm đi một nửa?
- HS nêu được: Giảm pha

File đính kèm:

  • docBai 12 Co che xac dinh gioi tinh.doc