Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 52: Hệ sinh thái - Năm học 2009-2010
I. MỤC TIÊU
1./ Kiến thức : - Nắm được khái niệm về hệ sinh thái, các dạng sinh thái và chuỗi thức ăn, lưới thức ăn
2./ Kĩ năng : - Rèn kỹ năng phân tích, hoạt động nhóm
3./ Thái độ : - Giáo dục ý thức bảo vệ hệ sinh thái , giải thích được ý nghĩa của các biện pháp nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất cây trồng đang được sử dụng rộng rãi hiện nay
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên - Sơ đồ tranh 50.1; 50.2 ; 50.3
2. Học sinh - Nội dung bài học
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1./ Hoạt động dạy học
Mở bài : Hệ sinh thái là gì ? có gì khác so với quần thể và quần xã hay không ? và trong hệ sinh thái có những tác động và những đặc điểm gì nổi bật . Chúng ta cùng tìm hiểu tiết học này
Ngày soạn : 06/3/2010 Ngày dạy :......../../2010 Tiết 52 - Bài 50 HỆ SINH THÁI I. MỤC TIÊU 1./ Kiến thức : - Nắm được khái niệm về hệ sinh thái, các dạng sinh thái và chuỗi thức ăn, lưới thức ăn 2./ Kĩ năng : - Rèn kỹ năng phân tích, hoạt động nhóm 3./ Thái độ : - Giáo dục ý thức bảo vệ hệ sinh thái , giải thích được ý nghĩa của các biện pháp nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất cây trồng đang được sử dụng rộng rãi hiện nay II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Sơ đồ tranh 50.1; 50.2 ; 50.3 2. Học sinh - Nội dung bài học III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1./ Hoạt động dạy học Mở bài : Hệ sinh thái là gì ? có gì khác so với quần thể và quần xã hay không ? và trong hệ sinh thái có những tác động và những đặc điểm gì nổi bật . Chúng ta cùng tìm hiểu tiết học này Hoạt động 1 : Thế nào là một hệ sinh thái Giáo Viên Học Sinh Treo tranh hình 50.1 về hệ sinh thái rừng nhiệt đới Hệ sinh thái là gì ? Hệ sinh thái có đặc điểm gì ? Ở hình 50.1 em hãy cho biết : + Những thành phần vô sinh và hữu sinh có thể có trong hệ sinh thái rừng ? + Lá và cành cây mục là thức ăn cho những sinh vật nào ? + Cây rừng có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống của động vật ? + Động vật rừng có ảnh hưởng như thế nào đến thực vật ? + Nếu rừng bị cháy mất hết các cây gỗ lớn, nhỏ và cỏ thì điều gì sẽ xảy ra đối với các loài động vật ? tại sao ? => Giới thiệu thành phần của một hệ sinh thái hoàn chỉnh Củng cố, giáo dục tầm quan trọng và bảo vệ rừng */ Tiểu kết : - Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của chúng ( sinh cảnh ) - Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định - Tìm hiểu, thảo luận trả lời - Hệ sinh thái = quần xã sinh vật + sinh cảnh - Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định - Quan sát, thảo luận trả lời các câu hỏi ở lệnh + Nhân tố vô sinh và hữu sinh có thể có gồm : đất, đá, lá rụng, mùn hữu cơ, nước, không khí, nhiệt độ ,gió , động vật, thực vật + Lá và cành cây mục là thức ăn của các loài giun, vi khuẩn, nấm + Cây rừng là nơi che chở và thức ăn, điều hoà không khí , nơi sinh sản cho động vật + Động vật ăn thực vật nhưng động vật cũng góp phần thụ phấn, phát tán thực vật, cùng cấp phân bón cho thực vật + Nếu rừng bị cháy động vật mất nguồn thức ăn, nơi ở, thiếu nguồn nước, khí hậu nóng lên à nhiều loài động vật chết Hoạt động 2 : Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn - Cho quan sát hình 50.2 về một lưới thức ăn của hệ sinh thái rừng a./ Chuỗi thức ăn - Yêu cầu thảo luận hình 50.2 và hoàn thành các bài tập ở phần lệnh SGK trang 152 - Gọi đại diện nhóm hoàn thành, gọi các nhóm khác nhận xét => Phân tích thêm, củng cố */ Tiểu kết : chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau b./ Lưới thức ăn - Quan sát và phân tích hình 50.2 và cho biết + Cho biết sâu ăn lá cây tham gia vào những chuỗi thức ăn nào ? + Hãy sắp xếp các sinh vật theo từng thành phần chủ yếu trong hệ sinh thái ? Củng cố, nhận xét */ Tiểu kết : là tập hợp của các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung Quan sát thảo luận hình 50.2 và thực hiện các yêu cầu và bài tập về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn Cây cỏ à chuột à rắn Cây cỏ à chuột à cầy Sâu ăn lá cây à bọ ngựa à rắn Cây à sâu ăn lá cây à bọ ngựa Cỏ à hươu à hổ Chuột à cầy à đại bàng Tìm hiểu điền từ : đó ; khác Cây gỗ à sâu ăn lá cây à bọ ngựa Cây gỗ à sâu ăn lá cây à chuột Cây gỗ à sâu ăn lá cây à cầy Cây cỏ à sâu ăn lá cây à bọ ngựa Cây cỏ à sâu ăn lá cây à chuột Cây cỏ à sâu ăn lá cây à cầy => Các thành phần trong hệ sinh thái - Sinh vật sản xuất : Cây gỗ, cây cỏ - Sinh vật tiêu thụ cấp 1 : Sâu ăn lá cây, chuột, hươu - Sinh vật tiêu thụ cấp 2 : Bọ ngựa, cầy, rắn ( trong 1 trường hợp ) - Sinh vật tiêu thụ cấp 3 : Rắn, đại bàng, hổ - Sinh vật phân giải : vi sinh vật, nấm, địa y, giun đất 2./ Củng cố và dặn dò A./ Củng cố 1./ Thế nào là một hệ sinh thái ? các thành phần chủ yếu của hệ sinh thái ? 2./ Quan hệ dinh dưỡng trong hệ sinh thái được thể hiện như thế nào ? B./ Dặn dò BÀI VỪA HỌC BÀI SẮP HỌC Học nội dung bài, trả lời câu hỏi 1 SGK Hãy vẽ một lưới thức ăn có các sinh vật : Cây cỏ, bọ rùa, ếch nhái, rắn, châu chấu, diều hâu, nấm vi khuẩn, cáo, gà rừng, dê, hổ theo các gợi ý SGK trang 153 Tiết PĐ 28 : HỆ SINH THÁI ( tt ) Lấy ví dụ về một vài hệ sinh thái đặc trưng ở địa phương em Nắm lại khái niệm về chuỗi thức ăn, lưới thức ăn . Cách lập sơ đồ về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn Xác định các cấp độ của sinh vật trong chuỗi thức ăn Ngày soạn : 06/3/2010 Ngày dạy :......../../2010 Tiết PĐ 28 - Bài 50 HỆ SINH THÁI ( tt ) I. MỤC TIÊU 1./ Kiến thức : - Nắm lại khái niệm về hệ sinh thái, các dạng sinh thái và chuỗi thức ăn, lưới thức ăn 2./ Kĩ năng : - Rèn kỹ năng phân tích, hoạt động nhóm 3./ Thái độ : - Giáo dục ý thức bảo vệ hệ sinh thái , giải thích được ý nghĩa của các biện pháp nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất cây trồng đang được sử dụng rộng rãi hiện nay II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Sơ đồ tranh 50.1; 50.2 ; 50.3 2. Học sinh - Nội dung bài học III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1./ Hoạt động dạy học Mở bài : Hoạt động 1 : Hệ thống kiến thức Giáo Viên Học Sinh Hướng dẫn học sinh nhắc lại các khái niệm về 1./ Hệ sinh thái - Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của chúng ( sinh cảnh ) - Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định 2./ Chuỗi thức ăn chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau 3./ Lưới thức ăn là tập hợp của các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung Hoạt động cá nhân, nhớ lại kiến thức , hoàn thành các khái niệm về hệ sinh thái, chuỗi thức ăn , lưới thức ăn Hoạt động 2 : Xác định các cấp độ trong chuỗi thức ăn Trong chuỗi thức ăn sau có bao nhiêu cấp độ sinh vật Và chỉ ra đâu là sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ ? Cây xanh à sâu ăn lá cây à chim ăn sâu à đại bàng Có 3 cấp độ sinh vật tiêu thụ và 1 sinh vật sản xuất trong đó Cây xanh à sinh vật sản xuất Sâu ăn lá cây à sinh vật tiêu thụ cấp 1 Chim ăn sâu à sinh vật tiêu thụ cấp 2 Đại bàngà sinh vật tiêu thụ cấp 3 Hoạt động 3 : Vẽ lưới thức ăn cho các sinh vật sau Gà, cây cỏ, sâu , chim, rắn, đại bàng, chồn Thảo luận, vẽ lưới thức ăn thể hiện đầy đủ các sinh vật trên 2./ Củng cố và dặn dò A./ Củng cố Mô tả một hệ sinh thái hồ ở địa phương em bằng sơ đồ chuỗi thức ăn và lứói thức ăn của các sinh vật có trong hồ B./ Dặn dò BÀI VỪA HỌC BÀI SẮP HỌC Học nội dung bài, trả lời câu hỏi 1 SGK Hãy vẽ một lưới thức ăn có các sinh vật : Cây cỏ, bọ rùa, ếch nhái, rắn, châu chấu, diều hâu, nấm vi khuẩn, cáo, gà rừng, dê, hổ theo các gợi ý SGK trang 153 Tiết 53 : THỰC HÀNH HỆ SINH THÁI Tìm hiểu nội dung yêu cầu các bài thực hành từ đầu HKII đến nay Tìm hiểu khu vực trường em có những ĐV, TV, nấm, địa y nào sinh sống và tìm hiểu nơi sống của chúng
File đính kèm:
- he sinh thai.doc