Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 23: Đột biến gen - Năm học 2014-2015

I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được khái niệm biến dị

- Phát biểu được khái niệm đột biến gen và kể được các dạng đột biến gen

- Nêu được nguyên nhân phát sinh và một số biểu hiện của đột biến gen

2. Kĩ năng:

- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình. Rèn kĩ năng hoạt động nhóm

- Thu thập các tranh ảnh, mẫu vật liên qua đến đột biến

3. Thái độ: Giáo dục tư duy biện chứng

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

-Tranh phóng to h 21.1 SGK. Tranh minh hoạ các đột biến gen có lợi, hại cho sinh vật, người

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc bài 21 trước ở nhà

III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1/ Ổn định lớp: 9A1

 9A2

2/ Kiểm tra bài cũ: Trả bài kiểm tra một tiết

3/ Bài mới

a. Mở bài: Giới thiệu cho HS hiện tượng biến dị. Thông báo: Biến dị có thể di truyền hoặc không di truyền. Biến dị di truyền có các biến đổi trong nhiễm sắc thể và ADN

b. Phát triển bài

 Hoạt động 1: TÌM HIỂU BIẾN DỊ

 

doc2 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 344 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 23: Đột biến gen - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 12	Ngày soạn: 01/11/2014
Tiết: 23	Ngày dạy: 07/11/2014
CHƯƠNG IV: BIẾN DỊ.
BÀI 21: ĐỘT BIẾN GEN
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm biến dị
- Phát biểu được khái niệm đột biến gen và kể được các dạng đột biến gen
- Nêu được nguyên nhân phát sinh và một số biểu hiện của đột biến gen
2. Kĩ năng:
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình. Rèn kĩ năng hoạt động nhóm
- Thu thập các tranh ảnh, mẫu vật liên qua đến đột biến
3. Thái độ: Giáo dục tư duy biện chứng
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
-Tranh phóng to h 21.1 SGK. Tranh minh hoạ các đột biến gen có lợi, hại cho sinh vật, người 
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc bài 21 trước ở nhà
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Ổn định lớp: 9A1	
 9A2	
2/ Kiểm tra bài cũ: Trả bài kiểm tra một tiết 
3/ Bài mới
a. Mở bài: Giới thiệu cho HS hiện tượng biến dị. Thông báo: Biến dị có thể di truyền hoặc không di truyền. Biến dị di truyền có các biến đổi trong nhiễm sắc thể và ADN
b. Phát triển bài
 Hoạt động 1: TÌM HIỂU BIẾN DỊ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
+ Biến dị là gì?
GV giới thiệu các loại biến dị theo sơ đồ sau:
 Biến dị
Biến dị di truyền Biến dị không DT 
BD tổ hợp BD đột biến Thường biến 
 ĐB gen ĐB NST
 ĐB cấu trúc ĐB số lượng
+ Kiến thức cũ (bài 1) 
- HS lắng nghe, quan sát
Hoạt động 2: ĐỘT BIẾN GEN LÀ GÌ?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV yêu cầu HS quan sát hình 21.1 thảo luận nhóm, hoàn thành lêïnh SGK
- GV yêu cầu HS báo cáo.
+ Đột biến gen là gì? Gồm những dạng nào?
- Quan sát hình, chú ý về trình tự, số cặp nuclêôtit 
- Thảo luận, thống nhất ý kiến. Đại diện nhóm lên hoàn thành bài tập. Các nhóm khác bổ sung
- HS phát biểu, lớp bổ sung. Rút ra kết luận.
Tiểu kết: Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen.
 Các dạng đột biến gen: Mất, thêm, thay thế 1 cặp nuclêôtit.
Hoạt động 3: NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH ĐỘT BIẾN GEN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
+ Nêu nguyên nhân phát sinh đột biến gen?
- GV: Trong điều kiện tự nhiên do sao chép nhầm của phân tử ADN dưới tác động của môi trường.
+ Do ảnh hưởng của môi trường và do con người gây đột biến nhân tạo.
- Một vài HS phát biểu lớp bổ sung hoàn chỉnh kiến thức
Tiểu kết: Tự nhiên: Do rối loạn trong quá trình tự sao chép của ADN dưới ảnh hưởng của môi trường trong, ngoài cơ thể. Thực nghiệm: Con người gây ra các ĐB bằng tác nhân vật lý, hoá học.
Hoạt động 4: VAI TRÒ CỦA ĐỘT BIẾN GEN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- YC HS quan sát H21.2, 21.3, 21.4. 
+ ĐB nào có lợi cho sinh vật và con người?
+ Đột biến nào có hại cho sinh vật
+ Tại sao đột biến gen gây biến đổi kiểu hình?
+ Nêu vai trò của đột biến gen?
- HS quan sát tranh. Nêu được:
+ ĐB có lợi: Cây cứng, nhiều bông ở lúa.
+ Đột biến có hại: Lá mạ màu trắng, đầu và chân sau của lợn bị dị dạng.
+ Biến đổi ADN ® thay đổi trình tự các axit amin ® biến đổi kiểu hình
Tiểu kết: Đột biến gen thể hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật.
 Đột biến gen đôi khi có lợi cho con người ® có ý nghĩa trong chăn nuôi trồng trọt
IV/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 
1. Củng cố: - Yêu cầu HS Đọc ghi nhớ SGK. Trả lời câu hỏi SGK.
2. Dặn dò: - Học bài theo nội dung SGK.
 - Làm câu hỏi 2 vào vở bài tập. Đọc trước bài 22.
V/ RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docBai 21 Dot bien gen(1).doc