Giáo Án Sinh Học Lớp 9 - Lê Ngọc Thịnh - Tiết 10 - Bài 10: Giảm Phân

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS phải trình bày được những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của giảm phân I và giảm phân II

- HS nêu được các điểm khác nhau ở từng kì của giảm phân I và II

- HS phân tích được những sự kiện quan trọng có liên quan tới các cặp NST tương đồng

2. Kĩ năng:

- Tiép tục rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình

- Phát triển tư duy lí luận

3. Thái độ:

- Giúp HS có niềm tin vào khoa học

 

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Tranh phóng to H10/SGK; Bảng phụ

2. Học sinh:

-Tìm hiểu bài trước khi lên lớp.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

- Phương pháp quan sát, vấn đáp

IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:

GV đưa bài tập trắc nghiệm : chọn câu trả lời đúng :

Câu1 : Hình thái NST được quan sát rõ nhất ở kì nào của quá trình nguyên phân:

 

doc4 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 3278 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Sinh Học Lớp 9 - Lê Ngọc Thịnh - Tiết 10 - Bài 10: Giảm Phân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày dạy:1 /10/2008
Tiết 10
Bài 10: giảm phân
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- HS phải trình bày được những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của giảm phân I và giảm phân II
- HS nêu được các điểm khác nhau ở từng kì của giảm phân I và II
- HS phân tích được những sự kiện quan trọng có liên quan tới các cặp NST tương đồng
2. Kĩ năng:
- Tiép tục rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình
- Phát triển tư duy lí luận 
3. Thái độ: 
- Giúp HS có niềm tin vào khoa học
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: 
- Tranh phóng to H10/SGK; Bảng phụ
2. Học sinh: 
-Tìm hiểu bài trước khi lên lớp.
III. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp quan sát, vấn đáp
IV. Tiến trình dạy - học
1. Kiểm tra bài cũ:
GV đưa bài tập trắc nghiệm : chọn câu trả lời đúng :
Câu1 : Hình thái NST được quan sát rõ nhất ở kì nào của quá trình nguyên phân:
a. Kì đầu
b. Kì giữa
c. Kì sau
d. Kì cuối
Câu2 : Có 5 tế bào đang trong giai đoạn sinh trưởng nguyên phân liên tiếp 3 lần. Số tế bào con là:
a.15
b. 30
c. 40
d. 80
Đáp án : 1b ; 2c
2. Bài mới: 
Giới thiệu: Giảm phân cũng là hình thức phân bào có thoi phân bào như nguyên phân, diễn ra vào thời kì chín của tế bào sinh dục. Giảm phân gồm 2 lần phân bào liên tiếp nhưng NST chỉ nhân đôi có 1 lần ở kì trung gian trước lần phân bào I. Lần phân bào II diễn ra sau 1 kì trung gian rất ngắn. Mỗi lần phân bào đều diễn ra qua 4 kì: Kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân i
? Giảm phân là hình thức phân chia của tế bào nào?
- Gọi HS trả lời
- GV nhận xét
- GV treo tranh H10 và giới thiệu tranh
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và nghiên cứu thông tin về những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân I
- GV yêu cầu HS hoàn thành nội dung trong cột 2 của bảng 10 vào vở bài tập 
? Em hãy cho biết những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân I ?
- GV treo bảng phụ với nội dung của bảng 10/ 32 SGK
- Gọi HS lên bảng diền thông tin vào bảng phụ dựa vào tranh H10
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét và nhấn mạnh lại những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân I bằng kí hiệu bằng chữ để HS dễ hiểu hơn
? Tại sao những diễn biến của NST trong kì sau của giảm phân I là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ đơn bội ở các tế bào con được tạo thành qua giảm phân ?
à HS trả lời (yêu cầu Hs trả lời được):
Giảm phân là hình thức phân chia của tế bào sinh dục
à HS: Quan sát tranh và nghiên cứu thông tin
à HS làm bài (yêu cầu Hs làmđược):
 + Kì đầu: Diễn ra sự tiếp hợp cặp đôi của các NST kép tương đồng theo chiều dọc cà chúng có thể bắt chéo với nhau
+ Kì giữa: Các NST kép trong cặp tương đồng lại tách nhau ra, tập trung và xếp song song thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo
+ kì sau: Các NST kép trong cặp tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực của tế bào
+ Kì cuối: Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được hình thành đều có bộ NSt đơn bội kép nhưng khác nhau về nguồn gốc
à HS nhận xét
à HS trả lời (yêu cầu Hs trả lời được): 
Do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng 
Tiểu kết: 
- Giảm phân là hình thức phân chia của tế bào sinh dục ở thời kì chín
- Những diễn biến cơ bản của NST ở giảm phân I:
+ Kì đầu: Sự tiếp hợp của các NST kép tương đồng
+ NST kép tập trung và xếp thành 2 hàng song song ở mặt phẳng xích đạo 
+ Có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST kép tương đồng 
+ 2 tế bào mới được tạo thành đều có bộ NST đơn bội kép khác nhau về nguồn gốc 
Hoạt động 2: những diễn biến cơ bản của nst trong giảm phân ii
- GV treo tranh những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân
- GV giới thiệu sau kì cuối I là kì trung gian tồn tại rất ngắn và không diễn ra sự nhân đôi mà tế bào tiếp tục tiến hành phân bào II
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và nghiên cứu thông tinvề những diễn biến cơ bản của NST ở giảm phân II
- GV yêu cầu HS hoàn thành nội dung vào cột 3 trong bảng 10 vào vở bài tập
- GV treo bảng phụ với nội dung trong bảng 10/ 32 SGK
- GV gọi HS lên bảng điền nội dung những diễn biến của NST trong giảm phân II vào bảng phụ qua tranh vẽ treo trên bảng
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét và nhấn mạnh lại những diễn biến của NST ở giảm phân II
- GV qua nội dung bảng phụ GV yêu cầu HS so sánh quá trình nguyên phân và giảm phân
? Nêu kết quả của quá trình giảm phân ?
- Gọi HS trả lời
- GV nhận xét và bổ sung thông tin: Các tế bào con này đều có bộ NST là n nhưng bộ NST đó khác nhau và các tế bào con này là cơ sở để hình thành giao tử
à HS quan sát tranh và nghiên cứu thông tin
à HS hoàn thành nội dung ở cột 3 vào vở bài tập
à HS làm bài trên bảng (yêu cầu HS nêu được những ý cơ bản sau):
Kì đầu: NST co lại cho thấy số lượng NST kép trong bộ đơn bội
+ Kì giữa: NST kép tập trung và xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo
+ Kì sau: 2 cromatit trong NST kép tách nhau ra thành 2 NST đơn và mỗi chiếc đi về 1 cực của tế bào
+ Kì cuối: Các NST nằm gọn trong các nhân mới được tạo thành. Mỗi nhân đều chứa bộ n NST đơn
à HS: So sánh sự giống và khác nhau giữa nguyên phân và giảm phân
à HS trả lời (yêu cầu HS trả lời được):
Từ 1 tế bào mẹ với bộ NST 2n qua 2 lần giảm phân liên tiếp cho ra 4 tế bào con dều có n NST 
Tiểu kết: Những diễn biến của NST ở giảm phân II:
+ Kì đầu: Các NST kép co lại cho thấy rõ số lượng NST kép
 + Kì giữa: NST kép tập trung và xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo
+ Kì sau: 2 cromatit trong NST kép tách nhau ra thành 2 NST đơn và mỗi chiếc đi về 1 cực của tế bào
+ Kì cuối: Các NST nằm gọn trong các nhân mới được tạo thành. Mỗi nhân đều chứa bộ n NST đơn
3. Củng cố bài học:
? Qua tiết học này em nắm được nội dung gì?
- Đọc ghi nhớ/ Trang 33SGK	
- Bài tập: Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
Câu 1: Diễn biến của quá trình giảm phân tạo giao tử đực và giao tử cái ở cơ thể trưởng thành xảy ra: 
Tương tự như nhau	
Giống hệt nhau
Giống nhau về trình tự nhưng khác nhau về kết quả
d. Một tế bào sinh tinh giảm phân cho 4 tinh trùng, một tế bào sinh noãn giảm phân cho 1 noãn và 3 thể cực
Câu 2: Ruồi giẩm có 2n = 8. Một tế bào của ruồi giấm đanh ở kì sau của giảm phân II. Tế bào đó có bao nhiêu NST đơn trong các trường hợp sau đây?
a. 2
b. 4
c. 8
d. 16
 4. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học phần ghi nhớ trong SGK.
- Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 ,/ trang 33-SGK.
 * Hướng dẫn trả lời câu 3/33 SGK: 
Nêu điểm giống nhau của 2 quá trình này
 Đều trải qua các kì nào?
Đều có sự biến đổi của NST không?
Nêu điểm khác nhau Các lần phân bào trong nguyên phân và giảm phân
 Kết quả

File đính kèm:

  • docCopy of Tiet 10-S9.doc