Giáo án Sinh học Lớp 9 học kỳ II - Chủ đề: Hệ sinh thái - Năm học 2014-2015

I. Mạch kiến thức có liên quan

1. Quần thể sinh vật (bài 47 SH 9 )

- Định nghĩa QTSV.

- Những đặc trưng cơ bản của quần thể.

- Ảnh hưởng của môi trường tới quần thể.

2. Quần thể người ( bài 48 SH9)

- Phân biệt quần thể người với các quần thể sinh vật khác.

- Đặc trưng về thành phần nhóm tuổi của mỗi quần thể.

- Tăng dân số và phát triển xã hội.

3. Quần xã sinh vật ( bài 49 SH9)

- Định nghĩa QXSV.

- Những dấu hiệu điển hình của một quần xã.

- Quan hệ giữa ngoại cảnh với quần xã.

4. Hệ sinh thái ( bài 50 SH9)

- Định nghĩa hệ sinh thái, thành phần của một hệ sinh thái hoàn chỉnh.

- Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn ( định nghĩa và thành phần )

5. Bảo vệ sự đa dạng của thực vật ( bài 49 SH 6 )

6. Thế giới động vật đa dạng phong phú ( bài 1 SH 7)

7. Đa dạng sinh học (bài 57-58 SH7)

II. Năng lực có thể hình thành thông qua chủ đề

 1. Năng lực chung:

- Năng lực tự học: học sinh xác định mục tiêu: Nắm được khái niệm QTSV,QXSV, HST,và lấy ví dụ minh hoạ; nêu được đặc trưng của quần thể , quần xã, thành phần của hệ sinh thái; phân biệt sự khác nhau giữa QTSV với QT người, giữa QTSV với QXSV; xây dựng được chuỗi thức ăn và lưới thức ăn; biết được mối quan tương tác giữa sinh vật với sinh vật, giữa sinh vật với môi trường. Học sinh tự quan sát, liên hệ môi trường địa phương để hiểu rõ các khái niệm; từ đó lập và thực hiện kế hoạch học tập nghiêm túc.

- Năng lực giải quyết vấn đề: học sinh phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập: vì sao có sự khác nhau giữa quần thể người với các quần thể sinh vật khác, mất cân bằng sinh thái, phát triển dân số và môi trường.

- Năng lực sáng tạo : hình thành ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin đã cho, so sánh và bình luận đưa ra các giải pháp đề xuất.

-Năng Năng lực tự quản lí: ý thức được nghĩa vụ và quyền lợi của bản thân, tự đánh giá và điều chỉnh những hành động chưa hợp lí.

 

docx5 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 941 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 học kỳ II - Chủ đề: Hệ sinh thái - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG CHỦ ĐỀ DẠY HỌC - HỌC KÌ II 
TỔ	 MÔN: SINH 9 - NĂM HỌC 2014 - 2015
CHỦ ĐỀ: HỆ SINH THÁI 
Thời lượng: 6 tiết ( PPCT: tiết 48 – 53)
Ngày soạn: 29/11/2014
I. Mạch kiến thức có liên quan
Quần thể sinh vật (bài 47 SH 9 )
- Định nghĩa QTSV.
- Những đặc trưng cơ bản của quần thể.
- Ảnh hưởng của môi trường tới quần thể.
2. Quần thể người ( bài 48 SH9)
- Phân biệt quần thể người với các quần thể sinh vật khác.
- Đặc trưng về thành phần nhóm tuổi của mỗi quần thể.
- Tăng dân số và phát triển xã hội.
3. Quần xã sinh vật ( bài 49 SH9) 
- Định nghĩa QXSV. 
- Những dấu hiệu điển hình của một quần xã.
- Quan hệ giữa ngoại cảnh với quần xã.
4. Hệ sinh thái ( bài 50 SH9)
- Định nghĩa hệ sinh thái, thành phần của một hệ sinh thái hoàn chỉnh.
- Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn ( định nghĩa và thành phần )
5. Bảo vệ sự đa dạng của thực vật ( bài 49 SH 6 )
6. Thế giới động vật đa dạng phong phú ( bài 1 SH 7)	
7. Đa dạng sinh học (bài 57-58 SH7)
II. Năng lực có thể hình thành thông qua chủ đề 
 1. Năng lực chung:
- Năng lực tự học: học sinh xác định mục tiêu: Nắm được khái niệm QTSV,QXSV, HST,và lấy ví dụ minh hoạ; nêu được đặc trưng của quần thể , quần xã, thành phần của hệ sinh thái; phân biệt sự khác nhau giữa QTSV với QT người, giữa QTSV với QXSV; xây dựng được chuỗi thức ăn và lưới thức ăn; biết được mối quan tương tác giữa sinh vật với sinh vật, giữa sinh vật với môi trường. Học sinh tự quan sát, liên hệ môi trường địa phương để hiểu rõ các khái niệm; từ đó lập và thực hiện kế hoạch học tập nghiêm túc.
- Năng lực giải quyết vấn đề: học sinh phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập: vì sao có sự khác nhau giữa quần thể người với các quần thể sinh vật khác, mất cân bằng sinh thái, phát triển dân số và môi trường...
- Năng lực sáng tạo : hình thành ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin đã cho, so sánh và bình luận đưa ra các giải pháp đề xuất.
-Năng Năng lực tự quản lí: ý thức được nghĩa vụ và quyền lợi của bản thân, tự đánh giá và điều chỉnh những hành động chưa hợp lí.
- Năng lực giao tiếp: thông qua hoạt động hợp tác nhóm,học sinh biết lắng nghe tích cực trong giao tiếp.
- Năng lực hợp tác: biết vai trò và trách nhiệm của mình trong hợp tác nhóm ứng với công việc cụ thể; nhận biết được năng lực của từng thành viên trong nhóm.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: xác định được thông tin cần thiết để thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: trình bày ý kiến của bản thân, của nhóm một cách rõ ràng, mạch lạc, chính xác.
- Năng lực tính toán: sử dụng được các phép tính: tỉ lệ giới tính, thành phần loài.
2. Năng lực chuyên biệt:
-Quan sát : các dạng tháp tuổi của quần thể (người và sinh vật ); quần xã sinh vật , hệ sinh thái rừng nhiệt đới, hệ sinh thái hồ và sơ đồ lưới thức ăn.
- Sưu tầm, phân loại: các quần thể, quần xã và hệ sinh thái ở địa phương; các dạng tháp tuổi.
- Đưa ra các tiên đoán về hậu quả của việc tăng dân số ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội, môi trường.
- Hình thành nên các giả thuyết khoa học : sự mất cân bằng sinh thái đem lại những hậu quả cho tự nhiên và con người.
- Ghi chép xử lí và trình bày số liệu: về tỉ lệ giới tính thành phần nhóm tuổi, mật độ quần thể; phân tích các dạng tháp tuổi; các dấu hiệu điển hình của một quần xã (số lượng và thành phần )
- Hình thành giả thuyết khoa học: từ ví dụ, sơ đồ...để hình thành khái niệm.
III. Bảng mô tả mức độ câu hỏi/bài tập/thực hành thí nghiệm đánh giá năng lực của học sinh qua chủ đề 
NỘI DUNG CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI TRONG CHỦ ĐỀ
(Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ)
CÁC MỨC NĂNG LỰC
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU 
VẬN DỤNG THẤP
VẬN DỤNG CAO 
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học: học sinh xác định mục tiêu: Nắm được khái niệm QTSV,QXSV, HST,và lấy ví dụ minh hoạ; nêu được đặc trưng của quần thể , quần xã, thành phần của hệ sinh thái; phân biệt sự khác nhau giữa QTSV với QT người, giữa QTSV với QXSV; xây dựng được chuỗi thức ăn và lưới thức ăn; biết được mối quan tương tác giữa sinh vật với sinh vật, giữa sinh vật với môi trường. Học sinh tự quan sát, liên hệ môi trường địa phương để hiểu rõ các khái niệm; từ đó lập và thực hiện kế hoạch học tập nghiêm túc.
- Năng lực giải quyết vấn đề: học sinh phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập: vì sao có sự khác nhau giữa quần thể người với các quần thể sinh vật khác, mất cân bằng sinh thái, phát triển dân số và môi trường...
-Năng lực sáng tạo : hình thành ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin đã cho, so sánh và bình luận đưa ra các giải pháp đề xuất.
-Năng lực tự quản lí: ý thức được nghĩa vụ và quyền lợi của bản thân, tự đánh giá và điều chỉnh những hành động chưa hợp lí.
-Năng lực giao tiếp: thông qua hoạt động hợp tác nhóm,học sinh biết lắng nghe tích cực trong giao tiếp.
-Năng lực hợp tác: biết vai trò và trách nhiệm của mình trong hơp tác nhóm ứng với công việc cụ thể; nhận biết được năng lực của từng thành viên trong nhóm.
-Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: xác đhịn được thông tin cần thiết để thực hiện nhiệm vụ học tập.
-Năng lực sử dụng ngôn ngữ: trình bày ý kiến của bản thân, của nhóm một cách rõ ràng, mạch lạc, chính xác.
-Năng lực tính toán: sử dụng được các phép tính: tỉ lệ giới tính, thành phần loài.
-Nêu khái niệm quần thể, QX, HST, cho VD
-Nêu được một số đặc trưng của quần thể, quần xã, thành phần của HST
-Thế nào là cân bằng sinh học, cho ví dụ
-Phân biệt được sự khác nhau giữa QTSV với QTN,QT với QX.
-Phân biệt sự khác nhau giữa tháp dân số trẻ và tháp dân số già.
-Giải thích được ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lí của mỗi quốc gia
-Vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn.
-Vẽ biểu đồ tháp tuổi của sinh vật trong quần thể sinh vật
-Vẽ lưới thức ăn và sắp xếp các sinh vật trong lưới thức ăn theo từng thành phần chủ yếu của hệ sinh thái
-Vận dụng biện pháp đấu tranh sinh học để áp dụng vào thực tế.
IV. Hệ thống câu hỏi/bài tập – thực hành thí nghiệm theo các mức độ đã mô tả
STT
Mức độ
Nội dung câu hỏi
1
Nhận biết
Thế nào là một quần xã sinh vật? Cho ví dụ minh hoạ.
2
Thông hiểu
Phân biệt sự khác nhau giữa quần thể với quần xã.
3 
Vận dụng thấp
Vẽ sơ đồ một số chuỗi thức ăn của hệ sinh thái đồng ruộng, ao hồ, vườn cây ăn quả.
4
Vận dụng cao
Vẽ được sơ đồ lưới thức ăn của một số hệ sinh thái ở địa phương và xác định được các thành phần trong lưới thức ăn.
Chủ đề này dự kiến thực hiện giảng dạy: 6 tiết.
*Mục tiêu: 
- Biết các khái niệm: quần thể , quàn xã, hệ sinh thái , chuỗi thức ăn và lưới thức ăn , biết vận dụng các khái niệm để xây dựng lưới thức ăn chuỗi thức ăn,
- Phân biệt được sự khác nhau giữa quần thể người và quần thể sinh vật khác 
*Mô tả chủ đề
Tiết 1: Quần thể sinh vật. 
Tiết 2: Quần thể người. 
Tiết 3: Quần xã sinh vật. 
Tiết 4: Hệ sinh thái 
Tiết 5, 6: Thực hành hệ sinh thái 
TỔ TRƯỞNG DUYỆT 
., ngày tháng năm 2014
Giáo viên soạn 
DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU
.., ngày tháng năm 2014
DUYỆT CỦA PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO
KT.TRƯỞNG PHÒNG 
PHÓ TRƯỞNG PHÒNG 

File đính kèm:

  • docxCHU DE HE SINH THAI - SH 9.docx