Giáo án Sinh học Lớp 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2013-2014
Bài 2: LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG
I. Mục tiêu
- Hiểu và phát biểu được nội dung quy luật phân li.
- Giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan điểm của Menđen.
- Rèn kĩ năng phân tích số liệu và kênh hình.
II. Đồ dùng dạy học
- Máy chiếu
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định: Sĩ số: 9a 9b
2.Kiểm tra
- Trình bày nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen?
3. Bài mới
VB: Bằng phân tích thế hệ lai, Menđen rút ra các quy luật di truyền, đó là quy luật gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay.
Hoạt động 1: Thí nghiệm của Menđen
Mục tiêu: Học sinh hiểu và trình bày được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen, phát biểu được nội dung quy luật phân li.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
*GV hướng dẫn HS quan sát tranh trên máy chiếu và giới thiệu sự tự thụ phấn nhân tạo trên hoa đậu Hà Lan.
*GV giới thiệu kết quả thí nghiệm ở bảng 2 đồng thời phân tích khái niệm kiểu hình, tính trạng trội, lặn.
- Yêu cầu HS: Xem bảng 2 và điền tỉ lệ các loại kiểu hình ở F2 vào ô trống.
- Nhận xét tỉ lệ kiểu hinìh ở F1; F2?
*GV nhấn mạnh về sự thay đổi giống làm bố và làm mẹ thì kết quả phép lai vẫn không thay đổi.
- Yêu cầu HS làm bài tập điền từ SGK trang 9.
- Yêu cầu HS đọc lại nội dung bài tập sau khi đã điền. - HS quan sát tranh, theo dõi và ghi nhớ cách tiến hành.
- Ghi nhớ khái niệm.
- Phân tích bảng số liệu, thảo luận nhóm và nêu được:
+ Kiểu hình F1: đồng tính về tính trạng trội.
+ F2: 3 trội: 1 lặn
- Lựa chọn cụm từ điền vào chỗ trống:
1. đồng tính
2. 3 trội: 1 lặn
- 1, 2 HS đọc.
Kết luận:
a. Thí nghiệm:
- Lai 2 giống đậu Hà Lan khác nhau về 1 cặp tính trạng thuần chủng tương Phản
VD: P: Hoa đỏ x Hoa trắng
F1: Hoa đỏ
F2: 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng
b. Các khái niệm:
- Kiểu hình là tổ hợp các tính trạng của cơ thể.
- Tính trạng trội là tính trạng biểu hiện ở F1.
- Tính trạng lặn là tính trạng đến F2 mới được biểu hiện.
c. Kết quả thí nghiệm – Kết luận:
Khi lai hai cơ thể bô mẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, F2 có sự phân li theo tỉ lệ trung bình 3 trội: 1 lặn.
Hoạt động 2: Menđen giải thích kết quả thí nghiệm
Mục tiêu: HS giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan niệm của Menđen.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
*GV giải thích quan niệm đương thời và quan niệm của Menđen đồng thời sử dụng H 2.3 để giải thích.
- Do đâu tất cả các cây F1 đều cho hoa đỏ?
- Yêu cầu HS:
- Hãy quan sát H 2.3 và cho biết: tỉ lệ các loại giao tử ở F1 và tỉ lệ các loại hợp tử F2?
- Tại sao F2 lại có tỉ lệ 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng?
*GV nêu rõ: khi F1 hình thành giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về 1 giao tử và giữ nguyên bản chất của P mà không hòa lẫn vào nhau nên F2 tạo ra: 1AA:2Aa: 1aa
trong đó AA và Aa cho kiểu hình hoa đỏ, còn aa cho kiểu hình hoa trắng.
- Hãy phát biểu nội dung quy luật phân li trong quá trình phát sinh giao tử? - HS ghi nhớ kiến thức, quan sát H 2.3
+ Nhân tố di truyền A quy định tính trạng trội (hoa đỏ).
+ Nhân tố di truyền a quy định tính trạng trội (hoa trắng).
+ Trong tế bào sinh dưỡng, nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp: Cây hoa đỏ thuần chủng cặp nhân tố di truyền là AA, cây hoa trắng thuần chủng cặp nhân tố di truyền là aa.
- Trong quá trình phát sinh giao tử:
+ Cây hoa đỏ thuần chủng cho 1 loại giao tử: a
+ Cây hoa trắng thuần chủng cho 1 loại giao tử là a.
- ở F1 nhân tố di truyền A át a nên tính trạng do A quy định được biểu hiện.
- Quan sát H 2.3 thảo luận nhóm xác định được:
GF1: 1A: 1a
+ Tỉ lệ hợp tử F2: 1AA : 2Aa : 1aa
+ Vì hợp tử Aa biểu hiện kiểu hình giống AA.
HS phát biểu, kết luận
, hoàn thành nội dung các bảng. - Đại diện nhóm trình bày trên máy chiếu, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS tự sửa chữa và ghi vào vở bài tập. Bảng 40.1 – Tóm tắt các quy luật di truyền Tên quy luật Nội dung Giải thích ý nghĩa Phân li Do sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong sự hình thành giao tử chỉ chứa một nhân tố trong cặp. Các nhân tố di truyền không hòa trộn vào nhau. - Phân li và tổ hợp của cặp gen tương ứng. - Xác định tính trội (thường là tính trạng tốt). Phân li độc lập Phân li độc lập của các cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử. F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó. Tạo biến dị tổ hợp. Di truyền liên kết Các tính trạng do nhóm nhóm gen liên kết quy định được di truyền cùng nhau. Các gen liên kết cùng phân li với NST trong phân bào. Tạo sự di truyền ổn định của cả nhóm tính trạng có lợi. Di truyền liên kết với giới tính ở các loài giao phối tỉ lệ đực; cái xấp xỉ 1:1 Phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính. Điều khiển tỉ lệ đực: cái. Bảng 40.2 – Những diễn biến cơ bản của NST qua các kì trong nguyên phân và giảm phân Các kì Nguyên phân Giảm phân I Giảm phân II Kì đầu NST kép co ngắn, đóng xoắn và đính vào sợi thoi phân bào ở tâm động. NST kép co ngắn, đóng xoắn. Cặp NST kép tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và bắt chéo. NST kép co ngắn lại thấy rõ số lượng NST kép (đơn bội). Kì giữa Các NST kép co ngắn cực đại và xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Từng cặp NST kép xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Các NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Kì sau Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực tế bào. Các NST kép tương đồng phân li độc lập về 2 cực tế bào. Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực tế bào. Kì cuối Các NST đơn nằm gọn trong nhân với số lượng bằng 2n như ở tế bào mẹ. Các NST kép nằm gọn trong nhân với số lượng n (kép) bằng 1 nửa ở tế bào mẹ. Các NST đơn nằm gọn trong nhân với số lượng bằng n (NST đơn). Hoạt động 2: Trả lời các câu hỏi ôn tập Hoạt động của GV Hoạt động của HS *GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi số 1, 2, 3 SGK trang 117. - Cho HS thảo luận toàn lớp. - HS vận dụng các kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - Nhận xét, bổ sung. 4. Nhận xét - đánh giá *GV nhận xét,đánh giá sự chuẩn bị của các nhóm, chất lượng làm bài của các nhóm. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Hoàn thành các câu hỏi trang 117. - Ôn lại phần biến dị và di truyền. Duyệt ngày : .. tháng .. năm 20 Tổ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc Ngày soạn: .................... Ngày dạy: ...................... Tiết 35 ÔN TẬP HỌC KÌ I I. Mục tiêu - Học sinh hệ thống hoá được các kiến thức cơ bản về di truyền và biến dị. - Biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ; phiếu học tập. III. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định: Sĩ số: 9a 9b 2.Kiểm tra è Kết hợp trong khi ôn tập 3. Bài mới Bảng 40.3 – Bản chất và ý nghĩa của các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh Các quá trình Bản chất ý nghĩa Nguyên phân Giữ nguyên bộ NST, nghĩa là 2 tế bào con được tạo ra có 2n NST giống như mẹ. Duy trì ổn định bộ NST trong sự lớn lên của cơ thể và ở loài sinh snả vô tính. Giảm phân Làm giảm số lượng NST đi 1 nửa, nghĩa là các tế bào con được tạo ra có số lượng NST (n) bằng 1/2 của tế bào mẹ. Góp phần duy trì ổn định bộ NST qua các thế hệ ở loài sinh sản hữu tính và tạo ra nguồn biến dị tổ hợp. Thụ tinh Kết hợp 2 bộ nhân đơn bội (n) thành bộ nhân lưỡng bội (2n). Góp phần duy trì ổn định bộ NST qua các thế hệ ở loài SS hữu tính và tạo ra nguồn BDTH. Bảng 40.4 – Cấu trúc và chức năng của ADN, ARN và prôtêin Đại phân tử Cấu trúc Chức năng ADN - Chuỗi xoắn kép - 4 loại nuclêôtit: A, T, G, X - Lưu giữ thông tin di truyền - Truyền đạt thông tin di truyền. ARN - Chuỗi xoắn đơn - 4 loại nuclêôtit: A, U, G, X - Truyền đạt thông tin di truyền - Vận chuyển axit amin - Tham gia cấu trúc ribôxôm. Prôtêin - Một hay nhiều chuỗi đơn - 20 loại aa. - Cấu trúc các bộ phận tế bào, enzim xúc tác quá trình trao đổi chất, hoocmon điều hòa hoạt động của các tuyến, vận chuyển, cung cấp năng lượng. Bảng 40.5 – Các dạng đột biến Các loại đột biến Khái niệm Các dạng đột biến Đột biến gen Những biến đổi trong cấu trúc cấu ADN thường tại 1 điểm nào đó Mất, thêm, thay thé, đảo vị trí 1 cặp nuclêôtit. Đột biến cấu trúc NST Những biến đổi trong cấu trúc NST. Mất, lặp, đảo đoạn. Đột biến số lượng NST Những biến đổi về số lượng NST. Dị bội thể và đa bội thể. Hoạt động 2: Trả lời các câu hỏi ôn tập Hoạt động của GV Hoạt động của HS *GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi số 4,5 SGK trang 117. - Cho HS thảo luận toàn lớp. - HS vận dụng các kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - Nhận xét, bổ sung. 4. Nhận xét - đánh giá *GV nhận xét,đánh giá sự chuẩn bị của các nhóm, chất lượng làm bài của các nhóm. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Hoàn thành các câu hỏi trang 117. - Ôn lại phần biến dị và di truyền. - Giờ sau kiểm tra học kì. Ngày soạn: .................... Ngày KT : Tiết 36 KIỂM TRA HỌC KÌ I I. Mục tiêu - Kiểm tra đánh giá kiến thức học sinh, đánh giá khả năng nhận thức và trình bày của học sinh. II. Ma trận để kiểm tra: Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng số phần ( Mức độ 1) 1 (Mức độ 2) 2 (Mức độ 3) 3 (Mức độ 4) 4 Nội dung học kỳ I Trắc nghiệm Trắc nghiệm Số tiết cần KT : Số câu 4 Số câu : 4 Số câu : Số câu 12 Tỷ lệ % 54.5 Tỷ lệ % 33.3 Tỷ lệ % 66.7 Tỷ lệ % 0.0 Tỷ lệ % 0.0 100 Tổng số điểm 109.1 Số điểm 36.4 Số điểm 72.7 Số điểm 0.0 Số điểm 0.0 Nội dung học kỳ I Câu: 1,2 Câu 3 Số tiết cần KT : Số câu Số câu : Số câu : 2 Số câu 1 10 Tỷ lệ % 45.5 Tỷ lệ % 0.0 Tỷ lệ % 0.0 Tỷ lệ % 60.0 Tỷ lệ % 40.0 100 Tổng số điểm 90.9 Số điểm 0.0 Số điểm 0.0 Số điểm 54.5 Số điểm 36.4 Tổng số tiết KT 0 Số phần: 4 Số phần: 4 Số phần: 2 Số phần: 1 22 Tỷ lệ % Tỷ lệ % 18.2 Tỷ lệ % 36.4 Tỷ lệ % 27.3 Tỷ lệ % 18.1818 100 Tổng điểm 200.0 Số điểm 36.4 Số điểm 72.7 Số điểm 54.5 Số điểm 36.4 200 10 1.8 3.6 2.7 1.8 III. Đề kiểm tra Phần I: Trắc nghiệm(4đ) Câu 1: Phép lai nào sau đây sẽ cho số kiểu gen nhiều nhất : A.P:AA x Aa B. P:Aa x aa C. P:Aa x Aa D. aa x aa Câu 2: 50 tinh bào bậc 1 ở động vật tạo được bao nhiêu tinh trùng : A.50 B.100 C. 150 D .200 Câu 3:Trong số các bệnh sau đây ở người ,bệnh nào trong tế bào sinh dưỡng có chứa 47 NST A.Bệnh Tớcnơ B.Bệnh Đao C.Bệnh ung thư máu D. Bệnh mù màu . Câu 4 . Sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở chu kỳ nào trong quá trình phân bào của tế bào. a . kì trung gian b. Kì giữa c. kì đầu d. kì sau e . kì cuối Câu 5. Nếu 2 gen tương ứng không giống nhau thì cơ thể mang gen đó gọi là : a. Cơ thể lai . b.Thể đồng hợp. c. Thể dị hợp d .Cả avà b. Câu 6. Nếu gen trội là trội hoàn toàn thì kiểu gen nào dưới đây có chung kiểu hình. a. AABB và AaBb ; b. AaBb và A abb; c. Aabb và aabb ; d . a aBb và aabb Câu 7. Loại ARN nào sau đây có chức năng truyền đạt thông tin a. t ARN b. m ARN c. r ARN d . cả a,b,c Câu 8 Phép lai nào sau đây là phép lai phân tích? A. AA x Aa B. Aa x aa C . AA x AA D. Aa x Aa Phần II : Tự luận(6đ). Câu 1:Đột biến cấu trúc NST là gì ? Có những dạng nào ? (2.0đ) Câu 2. (2 điểm) Nêu điểm khác nhau cơ bản giữa ADN và ARN(1đ) Câu 3:Ở đậu Hà lan ,hoa đỏ là trội hoàn toàn so với hoa trắng .Cho lai 2 thứ đậu hoa đỏ và hoa trắng thuần chủng với nhau thu được F1 toàn đậu hoa đỏ .Tiếp tục cho đậu F1 lai với nhau . a.Xác định tỉ lệ kiểu gen – kiểu hình ở F2(2.0đ) b. Cho đậu F1 lai phân tích thì có kết quả như thế nào ?(1.0đ) IV : Đáp án và biểu điểm Phần I : Trắc nghiệm(4đ) : Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đ/A C D B A C A B B Phần II: Tự luận(6đ) Câu1: (2đ) - Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc của NST .(1.0đ) - Gồm có các dạng :mất đoạn ,lặp đoạn ,đảo đoạn.(1.0đ) Câu 2. Nêu điểm khác nhau cơ bản giữa ADN và ARN(1đ). ADN ARN -Gồm 1 mạch kép song song - Được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là A,T,G,X - Được cấu tạo theo nguyên tắc bổ xung: A- T ngược lại T- A G- X X- G - Gồm 1 mạch đơn - Được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là A,U,G,X -Được cấu tạo theo nguyên tắc bổ xung: A – U X- G Câu 3(3đ): Theo đề bài qui ước gen: a) -Gọi A là gen đậu hoa đo. => Đậu hoa đỏ thuần chủng có kiểu gen AA -Gọi a là gen đậu hoa trắng . Đậu hoa trắng có kiểu gen aa (0.5đ) Sơ đồ lai: P: AA x aa G: A a F1: Aa -> 100% hoa đỏ (0.5đ) Cho F1 x F1: Aa x Aa GF1 : A;a A;a F2 : 1AA: 2Aa : 1aa 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng(0.5đ) _ Nhận xét: F1 có: KG: Aa ; KH: 100% hoa đỏ F2 có: KG: 1AA: 2Aa :1aa ; KH: 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng (0.5đ) b) Cho F1 lai phân tích ta được: Sơ đồ lai: P: Aa x aa G: A;a a F1 : 1Aa : 1aa (0.5đ) 50% hoa đỏ: 50% hoa trắng(0.5đ) V. Hướng dẫn về nhà. Đọc thêm bài 33: Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống Ngày soạn: .................... Ngày dạy: ...................... Tiết 37 Bài 34: THOÁI HÓA DO TỰ THỤ PHẤN VÀ GIAO PHỐI GẦN I. Mục tiêu - Học sinh hiểu và trình bày được nguyên nhân thoái hóa của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật. - Trình bày được phương pháp tạo dòng thuần ở cây giao phấn. - Vận dụng liên hệ thực tiễn. II. Đồ dùng dạy học Máy chiếu III. Tiến trình lên lớp 1. Kiểm tra bài cũ è Giáo viên tiến hành trong các hoạt động dạy học. 3. Bài mới Hoạt động 1: Hiện tượng thoái hoá Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS nghiên cứu SGK mục I - Hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện như thế nào? - Cho HS quan sát H 34.1 minh họa hiện tượng thoái hoá ở ngô do tự thụ phấn. - HS tìm hiểu mục 2 và trả lời câu hỏi: - Giao phối gần là gì? Gây ra hậu quả gì ở sinh vật? - Sự thoái hóa ở động vật có những biểu hiện như thế nào? - HS nghiên cứu SG
File đính kèm:
- Giao an sinh 9 nam 2013 - 2014.doc