Giáo án Sinh học Lớp 9 - Cả năm - Năm học 2012-2013

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

• HS trình bày được hình thái nhiễm sắc thể trong chu kì tế bào.

• Trình bày được những diễn biến cơ bản của NST qua các kì nguyên phân

• Phân tích được ý nghĩa của nguyên phân đối với sự sinh sản và sinh trưởng

 2. Kĩ năng

• Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.

• Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.

 3. Thái độ:

• Giáo dục lòng yêu thích học tập bộ môn.

Trọng tâm: Nêu được những diễn biến cơ bản của NST qua các kì nguyên phân

II. CHUẨN BỊ .

- Tranh phóng to hình 9.1, 9.2, 9.3 SGK

- Bảng phụ ghi nội dung bảng 9.2

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

- Nêu ví dụ về tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể của mỗi loài sinh vật. Phân biệt bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và bộ nhiễm sắc thể đơn bội ?

- Cấu trúc điển hình của nhiễm sắc thể được biểu hiện rõ nhất ở thời kì nào quá trình phân bào ? Mô tả cấu trúc đó.

3. Bài mới

4. Củng cố.

• Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK.

• GV treo tranh câm quá trình nguyên phân (các kì không theo trật tự), cho HS quan sát và yêu cầu HS nhận dạng xem NST đang ở kì nào của nguyên phân

• Khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất

 Ở ruồi giấm 2n = 8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân. Số nhiễm sắc thể trong tế bào đó là :

 a, 4 NST b, 8 NST c, 16 NST d, 32 NST

5. Hướng dẫn học ở nhà .

• Học bài, trả lời câu hỏi 2, 3, 4, SGK Tr30

• Đọc trước bài 10

• Kẻ bảng 10 vào vở

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

• Trình bày được những diễn biến cơ bản của NST qua các kì giảm phân

• Nêu được những điểm khác nhau ở từng kì của giảm phân I và GP II

• Phân tích những sự kiện quan trọng có liên quan đến các cặp NST tương đồng

 2. Kĩ năng

• Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình

• Phát triển tư duy lí luận (Phân tích, so sánh)

 3. Thái độ:

• Giáo dục lòng yêu thích học tập bộ môn.

Trọng tâm: Trình bày được những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân

II. CHUẨN BỊ

• Tranh phóng to hình 10 SGK

• Bảng phụ ghi nội dung bảng 10

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG .

 1. ổn định lớp

 2. Kiểm tra bài cũ

• Chữa bài tập 4, 5 SGK trang 30

• Nêu những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân.

 3. Bài mới .

 Giảm phân cũng là hình thức phân bào có thoi phân bào như nguyên phân, diễn ra vào thời kì chín của tế bào sinh dục.

4. Củng cố.

• Học sinh đọc kết luận cuối bài

• GV treo tranh câm quá trình giảm phân (các kì không theo trật tự), cho HS quan sát và yêu cầu HS nhận dạng xem NST đang ở kì nào của giảm phân

• Hoàn thành bảng sau :

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

• Học sinh trình bày được quá trình phát sinh giao tử ở động vật.

• Xác định được thực chất của quá trình thụ tinh.

• Phân tích được ý nghĩa của quá trình giảm phân và thụ tinh về mặt di truyền và biến dị

 2. Kĩ năng

• Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình

• Phát triển tư duy lí luận (phân tích, so sánh).

 3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích học tập bộ môn.

Trọng tâm: trình bày được quá trình phát sinh giao tử ở động vật. Thực chất của quá trình thụ tinh.

II. CHUẨN BỊ.

Tranh phóng to hình 11 SGK

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG .

 1. Ổn định lớp

 2. Kiểm tra bài cũ

• Nêu diễn biến cơ bản của NST qua các kì của giảm phân

• Chữa bài tập 4 trang 33

 3. Bài mới .

 Các tế bào được tạo thành qua giảm phân sẽ phát triển thành các giao tử, nhưng có sự khác nhau ở sự hình thành giao tử đực và giao tử cái .

 

doc166 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 449 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Cả năm - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trồng
 VD: SGK
c. Tạo động vật biến đổi gen.
- Trên thế giới: Đã chuyển gen sinh trưởng ở bò vào lợn giúp hiệu quả tiêu thụ thức ăn cao hơn 
 - Ở Việt Nam: Chuyển gen tổng hợp hoóc môn sinh trưởng của người vào cá trạch. 
³ Hoạt động3
- GV yêu cầu học sinh trả lời HS trả câu hỏi mục s SGK trang 94.
- HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi, lớp nhận xét bổ sung .
- Mỗi lĩnh vực học sinh lấy 1 VD minh họa
III. Khái niệm công nghệ sinh học . 
- Công nghệ sinh học:
 Là ngành công nghệ sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra sản phẩm sinh học cần thiết cho con người 
- Các lĩnh vực trong công nghệ sinh học: 
 + Công nghệ lên men
 + Công nghệ tế bào 
 + Công nghệ enzim
 + Công nghệ chuyển nhân và phôi
 + Công nghệ sinh học xử lí môi trường
 + Công nghệ gen
 + Công nghệ sinh học y – dược
 4. Củng cố .
Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK
Kĩ thuật gen là gì ? Gồm những khâu cơ bản nào ?
Thành tựu của công nghệ gen ?
 Công nghệ sinh học ? Các lĩnh vực của công nghệ sinh học ?
 5. Hướng dẫn học ở nhà 
Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK tr.95	
GV hướng dẫn HS về nhà đọc thêm bài 33 “Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống”
Chuẩn bị trước nội dung các bảng 40.1 → 40.4 SGK
Ngày soạn: /1 /2012
Ngày dạy: /1 /2012
Tieát 34: OÂN TAÄP HOÏC KÌ I
I. MỤC TIÊU.
 1. Kiến thức:
Học sinh hệ thống hoá được các kiến thức cơ bản về di truyền và biến dị.
Biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
 2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng tư duy tổng hợp, so sánh.
Kĩ năng hoạt động nhóm.
Thái độ: 
GD ý thức tìm hiểu ứng dụng sinh học vào đời sống.
Trọng tâm: Hệ thống hoá các kiến thức cơ bản về di truyền và biến dị.
II. CHUẨN BỊ
 Ø Giáo viên: Máy tính, máy chiếu.
 Ø Học sinh: Chuẩn bị trước nội dung các bảng 40.1 → 40.4
III. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
 1. Ổn định tổ chức.
 2. Kiểm tra.
 3. Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
³ Hoạt động 1:
- GV chia HS trong lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm hoàn thành 1 bảng kiến thức 40.1 → 40.4
- Gọi các nhóm trình bày đáp án.
- GV nhận xét, hoàn thiện kiến thức (chiếu nội dung các bảng lên)
- Các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến hoàn thành bảng.
- Đại diện nhóm trình bày đáp án. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS tự sửa chữa và ghi vào vở.
I. Hệ thống hoá kiến thức.
- Kết luận: SGV trang 129, 130, 131.
Bảng 40.1: Các quy luật di truyền
Quy luật
Nội dung
Giải thích
Ý nghĩa
Phân li 
Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về 1 giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng P
Các nhân tố di truyền không hoà trộn vào nhau. Có sự phân li và tổ hợp của cặp gen tương ứng. 
Xác định tính trội (thường là tốt).
Phân li độc lập
Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.
F2 có tỉ lệ mỗi KH bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành. 
Tạo biến dị tổ hợp. 
Di truyền liên kết 
Các tính trạng do nhóm gen liên kết quy định được di truyền cùng nhau. 
Các gen liên kết cùng phân li với NST trong phân bào. 
Tạo sự di truyền ổn định của cả nhóm tính trạng có lợi. 
Di truyền giới tính. 
Ở các loài giao phối tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 
1 : 1
Phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính. 
- Điều khiển tỉ lệ 
đực : cái.
Bảng 40.2: Diễn biến cơ bản của NST trong nguyên phân và giảm phân.
Các kì
Nguyên phân
Giảm phân I
Giảm phân II
Kì đầu 
NST kép co ngắn, đóng xoắn và đính vào sợi thoi phân bào ở tâm động
NST kép co ngắn, đóng xoắn. Cặp NST kép tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và bắt chéo 
NST kép co lại thấy rõ số lượng NST kép (đơn bội) 
Kì giữa 
Các NST kép co ngắn cực đại và xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo (MPXĐ) của thoi phân bào
Từng cặp NST kép xếp thành 2 hàng ở MPXĐ của thoi phân bào
Các NST kép xếp thành 1 hàng ở MPXĐ của thoi phân bào 
Kì sau 
Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực tế bào
Các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập về 2 cực tế bào.
Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực tế bào 
Kì cuối 
Các NST đơn nằm gọn trong nhân với số lượng 2n như ở tế bào mẹ
Các NST kép nằm gọn trong nhân với số lượng là n NST kép 
Các NST đơn nằm gọn trong nhân với số lượng n NST đơn
Bảng 40.3: Bản chất và ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
Các QT
Bản chất
Ý nghĩa
Nguyên phân
Giữ nguyên bộ NST (2 tế bào con có bộ NST 2n giống tế bào mẹ)
Duy trì bộ NST ổn định qua các thế hệ tế bào, giúp cơ thể lớn lên và là hình thức sinh sản ở loài sinh sản vô tính.
Giảm phân 
Làm số lượng NST giảm đi một nửa [ các tế bào con có số NST (n) = 1/2 tế bào mẹ (2n )]
Góp phần duy trì ổn định bộ NST qua các thế hệ ở loài sinh sản hữu tính và tạo nguồn biến dị tổ hợp.
Thụ tinh 
Kết hợp 2 bộ nhân đơn bội n thành bộ lưỡng bội 2n
Góp phần duy trì ổn định bộ NST qua các thế hệ ở loài sinh sản hữu tính và tạo nguồn biến dị tổ hợp.
Bảng 40.4: Cấu trúc và chức năng của ADN, ARN, Prôtêin
phân tử
Cấu trúc
Chức năng
ADN 
- Chuỗi xoắn kép 
- Gồm 4 loại nuclêôtit: A, G, T, X 
- Lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền 
ARN 
- Chuỗi xoắn đơn 
- Gồm 4 loại nuclêôtit: A, G, U, X
- Truyền đạt thông tin di truyền 
- Vận chuyển axit amin và tham gia vào cấu trúc của ribôxôm 
Prôtêin 
- Gồm 1 hay nhiều chuỗi đơn 
- Đơn phân: 20 loại axit amin
- Tham gia vào cấu trúc tế bào.
- Là enzim xúc tác; là hoocmôn điều hoà trao đổi chất; là chất cung cấp năng lượng ... 
4. Củng cố: 
 GV đánh giá sự chuẩn bị và hoạt động của các nhóm, cho điểm các nhóm.
5. Hướng dẫn về nhà.
Ôn tập lại kiến thức đã học ở các bảng 40.1 - 40.4
Trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5, 6 SGK trang 117.
Ngày soạn: /12/2012
Ngày dạy: /12/2012 
Tieát 35: OÂN TAÄP HOÏC KÌ I (tieáp theo)
I. MỤC TIÊU.
 1. Kiến thức:
Học sinh hệ thống hoá được các kiến thức cơ bản về di truyền và biến dị.
Biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
 2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng tư duy tổng hợp, so sánh.
Kĩ năng hoạt động nhóm.
Thái độ: 
GD ý thức tìm hiểu ứng dụng sinh học vào đời sống.
Trọng tâm: Hệ thống hoá các kiến thức cơ bản về di truyền và biến dị.
II. CHUẨN BỊ
 Ø Giáo viên: Máy tính, máy chiếu.
 Ø Học sinh: Chuẩn bị trước nội dung bảng 40.5 và câu hỏi ôn tập
III. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
 1. Ổn định tổ chức.
 2. Kiểm tra.
 3. Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
³ Hoạt động 1:
- GV cho HS hoạt động nhóm hoàn thành bảng kiến thức 40.5
- Gọi các nhóm trình bày đáp án.
- GV nhận xét, hoàn thiện kiến thức (chiếu nội dung lên)
- Các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến hoàn thành bảng.
- Đại diện nhóm trình bày đáp án. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS tự sửa chữa và ghi vào vở.
I. Hệ thống hoá kiến thức.
Bảng 40.5: Các dạng đột biến
Các loại đột biến
Khái niệm
Các dạng đột biến
Đột biến gen
Những biến đổi trong cấu trúc ADN 
Mất, thêm, thay thế 1 cặp nuclêôtit
Đột biến cấu trúc NST
Những biến đổi trong cấu trúc NST
Mất, lặp, đảo đoạn, chuyển đoạn
Đột biến số lượng NST
Những biến đổi số lượng trong bộ NST 
Dị bội thể và đa bội thể
³ Hoạt động 2:
- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: 1, 2, 3, 4, 5, 6 SGK trang 117
- GV nhận xét, hoàn thiện kiến thức.
- HS thảo luận nhóm, vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác bổ sung
II.Trả lời câu hỏi.
4. Củng cố: 
 GV đánh giá sự chuẩn bị và hoạt động của các nhóm.
5. Hướng dẫn về nhà.
 Ÿ Ôn tập kiến thức đã học, chuẩn bị thi học kì I.
Ngày soạn: /12/2012
Ngày dạy: /12/2012
Tieát 36: KIEÅM TRA HOÏC KÌ I
I. MỤC TIÊU.
 1. Kiến thức: 
Củng cố kiến thức đã học về các hiện tượng di truyền và biến dị.
Biết vận dụng lí thuyết vào thực tế.
Kĩ năng: Có kĩ năng vận dụng kiến thức.
Thái độ: GD ý thức trung thực, nghiêm túc.
Trọng tâm: Củng cố kiến thức đã học về các hiện tượng di truyền và biến dị.
II. CHUẨN BỊ
 Ø Giáo viên: chuẩn bị đề kiểm tra.
 Ø Học sinh: Ôn tập kiến thức.
III. TIẾN TRÌNH.
 1. Ổn định tổ chức.
 2. Kiểm tra. 
PHẦN I : TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN. (3,0 điểm)
 Em hãy lựa chọn phương án trả lời đúng nhất rồi điền vào bảng ở dưới
Câu 1: Hiện tượng nào sau đây là thường biến ?
 A, Bố mẹ bình thường sinh con bị các tật: xương chi ngắn, bàn chân nhiều ngón.
 B, Lợn có vành tai bị xẻ thuỳ, chân bị dị dạng.
 C, Cây rau mác trên cạn lá có hình mũi mác, khi mọc dưới nước có hình bản dài.
 D, Người bị bạch tạng có da trắng, tóc trắng, mắt hồng.
Câu 2: Bệnh nào sau đây ở người là do đột biến cấu trúc NST ?
 A. Bệnh Tơcnơ B. Bệnh ung thư máu C. Bệnh bạch tạng D. Bệnh Đao
Câu 3: Loại biến dị nào sau đây là biến dị di truyền được ?
 A, Thường biến B, Đột biến
 C, Thường biến và biến dị tổ hợp D, Đột biến và biến dị tổ hợp
Câu 4: Bộ NST của cơ thể sinh vật bị tăng hoặc giảm một hoặc một số chiếc, được gọi là
 A. thể dị bội. B. thể đa bội. C. thể lưỡng bội. D. thể tam nhiễm.
Câu 5: Thể đa bội thường phổ biến gặp ở
 A. người B. động vật C. thực vật D. vi sinh vật
Câu 6: Ở người, hội chứng Tơcnơ là dạng đột biến : 
 A. thể (2n + 1). B. thể (2n – 1). C. thể (2n + 2) D. thể (2n – 2). 
PHẦN II: TỰ LUẬN (7,0đ)
Câu 1 (4,0đ): Khi nhuộm tế bào của một người bị bệnh di truyền, người ta thấy nhiễm sắc thể số 21 có 3 chiếc giống nhau. Hãy cho biết :
 a, Người này mắc bệnh gì ? Biểu hiện của bệnh ?
 b, Bệnh này thuộc loại đột biến gì ? Giải thích cơ chế sinh ra trẻ bị bệnh trên ? 
Câu 2 (3,0đ): Cha (ký hiệu bằng số 1) có mắt nâu và Mẹ (số 2) có mắt xanh sinh được hai con gái : con gái thứ nhất (số 3) mắt xanh và con gái thứ nhì (số 4) mắt nâu. Người con gái số 4 lấy chồng (số 5) cũng có mắt nâu sinh được một cháu trai (số 6) mắt xanh. 
 a, Vẽ sơ đồ phả hệ minh họa sự di truyền tính trạng màu mắt của gia đình nói trên. (vẽ mắt nâu bằng ký hiệu bôi đen hoặc có gạch chéo, mắt xanh thì để trắng). 
 b, Xác định tính trội – lặn trong cặp tính trạng màu mắt nói trên ?
 3. Đáp án, biểu điểm.
 PHẦN I: 3,0 điểm. Mỗi câu đúng: 0.5 điểm
 Câu 1: C Câu 2: B Câu 3: D Câu 4: A Câu 5: C câu 6 : B 
PHẦN II: 7,0 điểm.
Câu 1: 4,0 điểm.
 a, Người này mắc bệnh Đao. (0

File đính kèm:

  • docGA S9 giamtai.doc