Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật

 I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- HS hiểu và trình bày được thế nào là nhân tố sinh vật.

 - Nêu được những mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và sinh vật khác loài.

 - Thấy rõ được lợi ích của mối quan hệ giữa các sinh vật.

2. Kỹ năng

- Rèn kĩ năng quan sát tranh hình trả lời câu hỏi.

- Kĩ năng khái quát tổng hợp kiến thức.

 - Phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế.

3. Thái độ

 Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên, đặc biệt là động vật.

II. Phương pháp

 Hoạt động nhóm, vấn đáp, quan sát .

III. Phương tiện dạy học

 - Tranh hình SGK.

 - Tranh ảnh do HS sưu tầm về rừng: tre, trúc thông, bạch đàn.

 - Tranh ảnh quần thể ngựa, bò, cá, chim cánh cụt.

 - Tranh hải quỳ và tôm kí cư.

IV. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

GV cho HS quan sát một số tranh: Đàn bò, đàn trâu, khóm tre, rừng thông, hổ đang ngoạm con thỏ và hỏi: Những bức tranh này cho em suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa các sinh vật?

3. Giảng bài mới:

Mở bài: GV dẫn dắt: .

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 421 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 44 ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU GIỮA CÁC SINH VẬT
 I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- HS hiểu và trình bày được thế nào là nhân tố sinh vật.
	- Nêu được những mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và sinh vật khác loài.
	- Thấy rõ được lợi ích của mối quan hệ giữa các sinh vật.
2. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng quan sát tranh hình trả lời câu hỏi.
- Kĩ năng khái quát tổng hợp kiến thức.
	- Phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế.
3. Thái độ
	Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên, đặc biệt là động vật.
II. Phương pháp
	Hoạt động nhóm, vấn đáp, quan sát ....
III. Phương tiện dạy học
	- Tranh hình SGK.
	- Tranh ảnh do HS sưu tầm về rừng: tre, trúc thông, bạch đàn.
	- Tranh ảnh quần thể ngựa, bò, cá, chim cánh cụt...
	- Tranh hải quỳ và tôm kí cư.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
GV cho HS quan sát một số tranh: Đàn bò, đàn trâu, khóm tre, rừng thông, hổ đang ngoạm con thỏ và hỏi: Những bức tranh này cho em suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa các sinh vật?
3. Giảng bài mới: 
Mở bài: GV dẫn dắt:..
Hoạt động 1
TÌM HIỂU QUAN HỆ CÙNG LOÀI
* Mục Tiêu: - HS chỉ ra được những mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài 
 - Nêu được ý nghĩa của mối quan hệ đó.
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
- GV yêu cầu: Hãy chọn những tranh thể hiện mối quan hệ cùng loài.
- Trả lời câu hỏi:
+ Khi có gió bão thực vật sống cùng nhóm có lợi gì so với sống riêng lẽ?
+ Động vật sống thành bầy đàn có lợi gì?
- GV nhận xét hoạt động nhóm và đánh giá kết quả.
- GV yêu cầu: làm bài tập SGK tr. 131. Chọn câu trả lời đúng và giải thích.
- GV cần nắm được số nhóm lựa chọn đúng và sai.
- GV nêu câu hỏi khái quát: Sinh vật cùng loài có những mối quan hệ nào?
- Mối quan hệ đó có mối quan hệ như thế nào?
* GV mở rộng:
- Sinh vật cùng loài có xu hướng quần tụ bên nhau có lợi như:
+ Ở thực vật: Còn chống được sự mất nước.
+ Ở động vật: Chịu được nồng độ độc cao hơn sống lẻ, bảo vệ được những con non và yếu.
* Liên hệ.
Trong chăn nuôi người dân đã tận dụng mối quan hệ hỗ trợ cùng loài để làm gì?
- HS trao đổi nhóm.
+ Chọn đúng tranh, quan sát.
+ Thống nhất ý kiến.
+ Gió bão cây sống thành nhóm ít bị đỗ gãy hơn sống lẻ.
+ Động vật sống bầy đàn bảo vệ được nhau.
- Đại diện nhóm trình bày ® nhóm khác nhận xét.
Yêu cầu: Câu thứ 3.
HS phải nêu được 2 mối quan hệ: Hỗ trợ:
- HS có thể nêu:
Nuôi vịt đàn, lợn đàn để tranh nhau ăn và sẽ nhanh lớn.
* Kết luận:
- Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau, hình thành lên nhóm cá thể.
- Trong 1 nhóm có những mối quan hệ.
+ Hỗ trợ: Sinh vật được bảo vệ tốt hơn, kiếm được nhiều thức ăn.
+ Cạnh tranh: Ngăn ngừa gia tăng số lượng cá thể và sự cạn kiệt nguồn thức ăn.
Hoạt động 2
TÌM HIỂU QUAN HỆ KHÁC LOÀI
* Mục Tiêu: HS nêu được những mối quan hệ giữa các sinh vật khác loài chỉ rõ ý nghĩa của các mối quan hệ đó.
 TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
- GV cho HS quan sát tranh ảnh: Hổ ăn thỏ, hải quỳ vàtôm kí cư, địa y, cây nắm ấm đang bắt mồi.
Yêu cầu:
Phân tích và gọi tên mối quan hệ của các sinh vật trong tranh.
- GV đánh giá hoạt động của HS, giúp HS hoàn thiện kiến thức.
- GV hỏi thêm:
+ Hãy Tìm thêm ví dụ về mối quan hệ giữa sinh vật khác loài mà em biết.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu bảng 44 nội dung kiến thức SGK tr. 132.
- GV yêu cầu HS làm bài tập mục SGK tr. 132.
(GV chữa bài bằng cách để HS các nhóm tự nhận xét kết quả)
* GV mở rộng thêm:
- Một số sinh vật tiết ra chất đặc biệt kìm hãm sự phát triển của sinh vật xung quanh gọi là mối quan hệ ức chế – cảm nhiễm.
- Mục sinh vật ăn sinh vật khác (SGV tr. 152).
* Liên hệ.
Trong nông nghiệp và lâm nghiệp con người đã lợi dụng mối quan hệ giữa các sinh vật khác loài để làm gì? Điều đó có ý nghĩa như thế nào?
- GV giảng bài: Việc dùng sinh vật có ích tiêu diệt sinh vật có hại còn gọi là biện pháp sinh học và gây ô nhiễm môi trường.
- HS quan sát tranh.
- Huy động vốn kiến thức thực tế.
- Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến ® Nêu được:
- Đại diện nhóm trình bày ® nhóm khác bổ sung.
- HS có thể kể thêm: kí sinh giữa giun và người, bọ chét ở trâu bò
- HS trả lời đặc điểm của từng mối quan hệ.
- HS dựa vào kiến thức để lựa chọn ® HS khác nhận xét bổ sung (nếu cần).
- HS có thể trả lời
+ Động vật ăn thịt, con mồi.
+ Hỗ trợ nhau cùng sống.
+ Dùng sinh vật có ích tiêu diệt sinh vật có hại
Ví dụ: Ong mắt đỏ diệt sâu đục thân lúa.
IV. CỦNG CỐ VÀHOÀN THIỆN
 GV có thể dùng sơ đồ SGV tr. 153 để kiểm tra bằng cách các ô điều để trống và HS hoàn thành nội dung.
V – DẶN DÒ
- Học bài trả lời câu hỏi SGK.
- Sưu tầm tranh ảnh về sinh vật sống ở các môi trường.
- Đọc mục “Em có biết?”.

File đính kèm:

  • doc44.doc