Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 48 đến 55 - Năm học 2007-2008

I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

 + Tìm hiểu về vị trí và các thành phần của não bộ

 + Trình bày được cấu tạo và chức năng của trụ não, so sánh được với tuỷ sống

 + Xác định được vị trí và chức năng của tiểu não

 + Xác định được vị trí và chức năng chủ yếu của não trung gian

 2. Kĩ năng: quan sát, phân tích hình, hoạt động nhóm

 3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ bộ não

II. Phương pháp dạy học: trực quan, thảo luận nhóm, vấn đáp

III. Chuẩn bị của GV và HS:

 1. Giáo viên:

 + Tranh phóng to hình 46.1;46.2;46.3 SGK

 + Mô hình bộ não

 2. Học sinh: Kẻ bảng trang 145 vào vở bài tập

IV .Tiến trình bài học:

1, On định tổ chức

2, Kiểm tra bài cũ:

 Nêu cấu tạo và chức năng của dây thần kinh tuỷ? Tại sao nói dây thần kinh tuỷ là dây pha?

3, Bài mới:

* Mở bài: Tiếp theo tuỷ sống là não bộ. Vậy để biết được não bộ gồm những thành phần nào? Vị trí và chức năng của mỗi thành phần? Chúng ta cùng nghiên cứu bài 46

* Các hoạt động dạy học:

Hoạt động 1: Vị trí và các thành phần của não bộ:

+ Mục tiêu:

 - Tìm hiểu vị trí và thành phần của não bộ

 - Xác định được giới hạn của trụ não, tiểu não và não trung gian

+ Tiến hành:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

+ Yêu cầu học sinh quan sát hình 44.1 SGK,

xác định được vị trí, giới hạn các thành phần của bộ não

+ Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm hoàn thành bài tập

+ Gọi học sinh đọc kết quả

+ Chốt lại đáp án đúng: não trung gian; não giữa, cầu não, hành não; cuống não, củ não sinh tư; tiểu não

+ Hỏi: Nêu tên các thành phần của bộ não? + Nghiên cứu hình, xác định được các

thành phần, vị trí

 

+ Thảo luận nhóm, hoàn thành bài tập

 

+ Học sinh đọc kết quả lớp nhận xét, bổ sung

 

 

+ Nêu tên các bộ phận của não bộ: tiểu não, trụ não, não trung gian, đại não

Kết luận: Não bộ gồm: trụ não, não trung gian, đại não, tiểu não nằm sau trụ não

 

 

doc22 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 674 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 48 đến 55 - Năm học 2007-2008, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng trong cung phản xạ của hình A và B?
+ Tiếp tục quan sát hình 48.2® Thảo luận nhóm® Làm bài tập q:
- Trung khu của phản xạ sinh dưỡng và phản xạ vận động đều nằm trong chất xám nhưng trung khu của phản xạ sinh dưỡng nằm trong sừng bên của tủy sống và trong trụ não 
- So sánh:
Cung phản xạ vận động
Cung phản xạ sinh dưỡng
+ Cấu tạo: trung ương ở chất xám của đại não và tủy sống, bộ phận ngoại biên không có hạch thần kinh
+ Chức năng: điều khiển hoạt động của cơ vân
+ Cấu tạo: trung ương ở chất xám của trụ não và sừng bên của tủy sống, bộ phận ngoại biên có hạch thần kinh
+ Chức năng: điều khiển hoạt động của nội quan
+ Đại diện nhóm trình bày® Các nhóm nhận xét, bổ sung
Kết luận: Nội dung phần so sánh
Hoạt động2: Cấu tạo của hệ thần kinh sinh dưỡng
+ Mục tiêu: Nắm được cấu tạo hệ thần kinh sinh dưỡng, so sánh được cấu tạo của phân hệ giao cảm và phân hệ đốiù giao cảm
+ Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
+ Yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK
+ Hỏi: Hệ thần kinh sinh dưỡng có cấu tạo như thế nào?
+ Yêu cầu học sinh nghiên cứu bảng 48-1, quan sát hình 48.3 ®Thảo luận nhóm ® Tìm ra điểm sai khác giữa phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm
+ Gọi 1 học sinh đọc to bảng 48-1
+ Chốt lại kiến thức
+ Đọc thông tin
+ Trả lời: Cấu tạo hệ thần kinh sinh dưỡng:
- Bộ phân trung ương: trong não, tủy sống
- Bộ phận ngoại biên: Dây thần kinh, hạch thần kinh
+ Nghiên cứu bảng 48-1, quan sát hình 48.3 ® Thảo luận nhóm ® Tìm ra điểm sai khác giữa phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm
+ 1 học sinh đọc bảng 48-1, cả lớp nghe và ghi nhớ
Kết luận: 
+ Cấu tạo hệ thần kinh sinh dưỡng:
- Bộ phân trung ương: trong não, tủy sống
- Bộ phận ngoại biên: Dây thần kinh, hạch thần kinh
+ Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm: phân hệ thần kinh giao cảm và phân hệ thần kinh đối giáo cảm
Hoạt động 3: Chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng
+ Mục tiêu: Thấy được sự đối lập về chức năng của hai phân hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm đối với hoạt động của nội quan
+ Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
+ Yêu cầu học sinh đọc kỹ nội dung bảng 48-2, quan sát hình 48.3 ® Thảo luận câu hỏi:
- Nhận xét chức năng của phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm?
- Hệ thần kinh sinh dưỡng có vai trò như thế nào trong đời sống?
+ Chốt lại kiến thức
+ Đọc kỹ nội dung bảng 48-2, quan sát hình 48.3 ® Thảo luận nhóm ® trả lời câu hỏi:
- 2 bộ phận có tác dụng đối lập nhau
- Điều hòa hoạt động các cơ quan
+ Rút ra kết luận
Kết luận:
Phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm có tác dụng đối lập nhau, nhờ tác dụng đối lập này mà hệ thần kinh sinh dưỡng điều hòa được hoạt động của các cơ quan nội tạng
Kết luận chung: gọi 2 học sinh đọc to phần ghi nhớ SGK
4. Kiểm tra, đánh giá:
1. Dựa vào hình 48.2 trình bày phản xạ điều hòa hoạt động tim lúa huyết áp tăng?
2. Trình bày sự giống và khác nhau về mặt cấu trúc và chức năng giữa hai phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng
5. HDVNø:
+ Học bài, trả lời câu hỏi SGK
+ Đọc mục “Em có biết?”
+ Đọc bài 49 trước 1-2 lần ở nhà.
V, Rút kinh nghiệm:
	Ngày soạn: 13.03.08
Tiết 51	Ngày dạy: 
 Bài 48: CƠ QUAN PHÂN TÍCH THỊ GIÁC
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
 + Xác định rõ các thành phần của 1 cơ quan phân tích, nêu được ý nghĩa của cơ quan phân tích đối với cơ thể
 + Mô tả được các thành phần chính của cơ quan thụ cảm thị giác, nêu rõ được cấu tạo của màng lưới trong cầu mắt
 + Giải thích được cơ chế điều tiết của mắt để nhìn rõ vật
 2. Kĩ năng: quan sát, phân tích hình, hoạt động nhóm 
 3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ mắt
II. Phương pháp dạy học: trực quan, thảo luận nhóm, vấn đáp
III. Chuẩn bị của Gv và Hs:
 1. Giáo viên:
 + Tranh phóng to hình 49.1;49.2;49.3 SGK
 + Mô hình cấu tạo mắt
 + Dụng cụ thí nghiệm theo sơ đồ 49.4
 2. Học sinh: xem bài trước 2-3 lần
IV .Tiến trình bài học:
1, Ổn định tổ chức
2 Kiểm tra bài cũ:
	 Mô tả cấu tạo ngoài của não? 
	Nêu đacë điểm cấu tạo và chức năng của đại não người?â Chứng tỏ sự tiến hoá của người so với các động vật khác trong lớp thú?
3, Bài mới:
Hoạt động 1: Cơ quan phân tích
+ Mục tiêu: Xác định rõ các thành phần của 1 cơ quan phân tích, phân biệt được cơ quan thụ cảm với cơ quan phân tích
+ Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
+ Yêu cầu cá nhân học sinh tự đọc thông tin mục o
+ Nêu câu hỏi: 
- Một cơ quan phân tích gồm những bộ phận nào?
- Ý nghĩa của cơ quan phân tích đối với cơ thể?
- Phân biệt cơ quan thụ cảm và cơ quan phân tích?
+ Giáo viên lưu ý: cơ quan thụ cảm là khâu đầu tiên của cơ quan phân tích
+ Tự tuh thập thông tin
+ Trả lời câu hỏi
- Gồm: cơ quan thụ cảm, dây thần kinh hướng tâm, cơ quan phân tích
- Ý nghĩa: Giúp cơ thể nhận biết được tác động của môi trường
+ Tự rút ra kết luận
Cơ quan phân tích ở trung ương
Cơ quan thụ cảm
Kết luận: 
 Dây thần kinh
 (Dẫn truyền hướng tâm) 
Hoạt động 2: Cơ quan phân tích thị giác
+ Mục tiêu: xác định được thành phần cấu tạo của cơ quan phân tích thị giác, mô tả được cấu tạo cầu mắt và màng lưới, trình bày được quá trình tạo ảnh ở cơ quan phân tích thị giác
+ Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
+ Hỏi: cơ quan phân tích thị giác gồm những bộ phận nào?
1. Cấu tạo của cầu mắt:
+ Yêu cầu học sinh quan sát hình 49.1 và 49.2 ® Thảo luận nhóm ® Hoàn thành bài tập điền từ
+ Gọi 2 học sinh lên bảng viết đáp án
+ Giáo viên chốt lại đáp án đúng: cơ vận động mắt, màng cứng, màng mạch, màng lưới, tế bào thụ cảm thị giác
+ Treo tranh hình 49.2 ® Mô tả cấu tạo cầu mắt ® Gọi học sinh lên trình bày
+ Giáo viên sử dụng mô hình ® mô tả cấu tạo cầu mắt cho học sinh quan sát 
+ Yêu cầu học sinh nhắc lại về cấu tạo cầu mắt ® ghi bảng
2. Cấu tạo của màng lưới:
+ Yêu cầu học sinh quan sát hình 49.3, gọi học sinh đọc thông tin SGK
+ Hỏi:
- Nêu cấu tạo của màng lưới?
- Phân biệt điểm khác nhau giữa tế bào nón và tế bào que?
- Vì sao ảnh của vật hiện lên trên điểm vàng lại nhìn rõ nhất? Phân biệt điểm khác nhau giữa điểm vàng và điểm mù?
+ Gọi học sinh trả lời ® Nhận xét, bổ sung
+ Chốt lại kiến thức ® Ghi bảng
3. Sự tạo ảnh ở màng lưới:
+ Yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK
+ Treo sơ đồ hình 49.4 ® Yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét
+ Giáo viên tiến hành thí nghiệm cho cả lớp quan sát 
+ Hỏi: 
- Qua thí nghiệm hãy rút ra vai trò của thể thủy tinh trong cầu mắt?
- Sự tạo ảnh diễn ra như thế nào?
+ Gọi học sinh trình bày ® Chốt lại kiến thức ® Ghi bảng
+ Trả lời: gồm: tế bào thụ cảm thị giác (ở màng lưới), dây thần kinh thị giác, vùng thị giác
+ Quan sát hình 49.1 và 49.2 ® Thảo luận nhóm ® Hoàn thành bài tập điền từ
+ Đại diện 2 nhóm lên bảng viết đáp án ® Lớp nhận xét, bổ sung
+ Quan sát phần trình bày của giáo viên ® lên trình bày trên tranh
+ Chú ý quan sát 
+ Nêu cấu tạo cầu mắt
+ Đọc thông tin, quan sát hình 49.3
+ Thu thập thông tin ® trả lời câu hỏi:
- Gồm tế bào nón và tế bào que
- Tế bào nón: nhận kích thích ánh sáng mạnh, màu sắc. Tế bào que: nhận kích thích ánh sáng yếu
- Vì trên điểm vàng tập trung nhiều tế bào nón, mỗi tế bào nón liên hệ với 1 tế bào thần kinh. Điểm mù không có tế bào thụ cảm thị giác, nhiều tế bào que liên hệ với 1 tế bào thần kinh
+ Học sinh trả lời ® Lớp bổ sung
+ Đọc thông tin, quan sát hình 49.4® phân tích sơ đồ ® nhận xét
+ Quan sát thí nghiệm
+ Trả lời câu hỏi:
- Như thấu kính hội tụ cho ánh sáng đi qua
- Trình bày sự tạo ảnh
+ Rút ra kết luận
Kết luận:
1. Cấu tạo cầu mắt:
+ Gồm 3 lớp màng: màng cứng, màng mạch, màng lưới
+ Môi trường trong suốt: thể thủy tinh, thủy dịch, dịch thủy tinh
2. Cấu tạo của màng lưới:
+ Màng lưới gồm: tế bào nón tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc, tế bào que tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu
+ Trên màng lưới còn có điểm vàng và điểm mù
3. Sự tạo ảnh ở màng lưới:
+ Thể thủy tinh có khả năng điều tiết để nhìn rõ vật
+ Aùnh sáng phản chiếu từ vật qua môi trường trong suốt® màng lưới tạo nên ảnh thu nhỏ, lộn ngược ® kích thích tế bào thụ cảm thị giác ® dây thần kinh thị giác® vùng thị giác
Kết luận chung: Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ SGK
4. Kiểm tra, đánh giá: Cho học sinh làm bài tập
Khoanh tròn vào phần chữ ở đầu câu đúng:
1. Lớp màng ngoài cứng, phía trước của mắt gọi là:
 a. Màng lưới	b. Màng mạch
 b. Màng giác 	d. Màng thần kinh
2. Mắt nhìn thấy rõ nhất khi ảnh của vật rơi đúng vào:
 a. Điểm mù	c. Điểm vàng
 b. Màng giác	d. Màng mạch
3. Tế bào trên màng lưới có khả năng thu nhận kích thích về:
 a. Ánh sáng mạnh	c. Màu sắc	e. a và c đều đúng
 b. Ánh sáng yếu	d. Ánh sáng và màu sắc	
5. HDVNø: 
+Học bài, trả lời câu hỏi SGK, đọc mục “Em có biết?”, tìm hiểu các tật và các bệnh về mắt.
V, Rút kinh nghiệm:
	Ngày soạn

File đính kèm:

  • docGA sinh 8 T48-55.doc