Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 4 đến 11

I. Mục tiêu bài học: Sau bài này GV phải làm cho HS:

- HS trình bày khái niệm mô.

- Phân biệt được các loại mô chính và chức năng của từng loại mô.

- Có ý thức tìm hiểu và nghiên cứu cấu tạo về cơ thể người.

II. Chuẩn bị.

- GV: Hình 4.1 - H4.4 SGK phóng to, mô hình cấu tạo mô.

- HS: Tìm hiểu bài trước ở nhà.

III. Lên lớp.

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

? Em hãy trình bày cấu tạo của tế bào?

? Em hãy chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể?

3. Bài mới.

Giới thiệu bài: "Trong cơ thể có rất nhiều tế bào, tuy nhiên xét về chức năng, người ta có thẻ xếp loại thành những nhóm tế bào có nhiệm vụ giống nhau. Các nhóm đó gọi chung là mô? Vậy mô là gì? Trong cơ thể chúng ta có những loại mô nào? Bài học "Mô" sẽ giải quyết câu hỏi đó.

HĐ1: Tìm hiểu khái niệm về mô.

HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung

- GV thông báo nội dung SGK phóng to.

? Em hãy kể tên những tế bào có hình dạng khác nhau mà em biết? (GV viết bảng).

? Em hãy giải thích vì sao tế bào có hình dạng khác nhau?

- GV nhận xét, tổng kết.

* GV giới thiệu: Chính do chức năng khác nhau mà các tế bào phân hoá, có hình dạng và kích thước khác nhau. Sự phân hoá này diễn ra từ giai đoạn phôi. Mô là một tổ chức gồm các tế bào có cấu trúc giống nhau. ở một số loại mô còn có các yếu tố không có cấu trúc tế bào. Chúng phối hợp thực hiện một chức năng chung.

? Em hãy lấy ví dụ về mô cụ thể? - HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS trả lời theo ý kiến cá nhân.

 

 

- HS trả lời cá nhân.

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép ý chính.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lấy ví dụ theo ý hiểu cá nhân, em khác nhận xét, bổ xung. I. Khái niệm mô.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Mô là tập hợp các tế bào chuyển hoá, có cấu trúc giống nhau, cùng thực hiện một chức năng nhất định.

HĐ2: Tìm hiểu các loại mô

HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung

- GV từ khái niệm mô giới thiệu các loại mô (mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ, mô thần kinh)sau đó dẫn dắt HS tìm hiểu từng loại.

- GV cho HS quan sát H4.1 SGK.

? Em có nhận xét gì về sự sắp xếp các tế bào ở mô biểu bì?

? Mô biểu bì gồm những tế bào nào? chức năng của nó là gì?

 

? Qua chức năng của tế bào em hãy cho biết mô biểu bì có ở những vị trí nào ở cơ thể?

* GV nhận xét, kết luận.

 

 

 

 

 

 

- GV cho HS quan sát H4.2 SGK phóng to.

? Dựa vào hình vẽ em hãy cho biết mô liên kết gồm những loại mô nào? cấu tạo của nó như thế nào? chức năng của mô đó là gì?

- GV nhận xét, kết luận.

* GV dẫn dắt cho HS về mô liên kết cho HS tiếp thu.

 

 

 

 

? Máu thuộc loại mô gì? Tại sao lại xếp vào loại mô đó?

- GV nhận xét, giải thích thêm, kết luận.

 

 

 

- GV cho HS quan sát H4.3 SGK phóng to.

? Em hãy nhận xét gì về hình dạng (dài hay ngắn) của các tế bào cơ và ý nghĩa của đặc điểm đó?

- GV dựa vào hình vẽ và tổng kết:

+ Cơ vân: có nhiều nhân, nhân nằm ở phía ngoài sát màng, có vân ngang.

+ Cơ trơn: Có một nhân, nhân nằm giữa, không có vân ngang.

+ Cơ tim: Có nhiều nhân, nhân nằm giữa và có vân ngang.

? Qua phần vừa tìm và dựa vào SGK hiểu em nào hãy cho biết mô cơ có tác dụng gì?

- GV nhận xét, kết luận.

 

 

 

 

 

- GV dựa vào H4.4 SGK và giảng như SGK.

 - HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS quan sát, tìm hiểu.

 

- HS dựa vào hình vẽ và SGK trả lời.

 

- HS trả lời: gồm tế bào biểu bì (bảo vệ), tế bào tuyến (hấp thụ và bài tiết).

- HS : Trả lời cá nhân, em khác nhận xét, bổ xung.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép ý chính.

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình vẽ và tìm hiểu.

- HS dựa vào hình vẽ và trả lời cá nhân, em khác nhận xét, bổ xung.

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép ý chính.

 

 

 

 

 

- HS trả lời: Máu thuộc loại mô liên kết vì máu có huyết tương phù hợp với chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng.

 

 

- HS quan sát hình và tìm hiểu.

- HS trả lời cá nhân, em khác nhận xét, bổ xung.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời theo ý hiểu cá nhân.

 

 

- HS lắng nghe, ghi chép ý chính.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép. II. Các loại mô

 

 

 

 

1. Mô biểu bì.

 

 

 

 

 

+ Cấu tạo gồm: Tế bào biểu bì và tế bào tuyến.

 

 

 

 

 

 

- Gồm các tế bào xếp xít nhau phủ ngoài cơ thể, lót trong các cơ quan rỗng có chức năng bảo vệ, hấp thu và bài tiết.

 

2. Mô liên kết.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Mô liên kết gồm các tế bào nằm rải rác trong chất nền, có thể có các sợi đàn hồi có chức năng tạo ra bộ khung của cơ thể, neo giữ hoặc chức năng đệm.

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Mô cơ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Mô cơ gồm cơ vân, cơ tim và cơ trơn có cấu tạo tế bào dài. Có chức năng là co, dãn, tạo nên sự vận động.

 

 

4. Mô thần kinh.

- Mô thần kinh gồm các tế bào thần kinh có chức năng tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin và điều hoà hoạt động của các cơ quan.

 

doc24 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 576 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 4 đến 11, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh tới cơ quan phản ứng.
3. Vòng phản xạ
- Luồng thần kinh gồm cung phản xạ và đường phản hồi gọi là vòng phản xạ.
IV. Củng cố - luyện tập.
- GV yêu cầu 1 HS đọc ghi nhớ, các em khác lắng nghe, tiếp thu.
? Qua bài vừa học em hãy cho biết căn cứ vào chức năng người ta phân biệt gồm mấy loại nơron? các nơron đó khác nhau ở điểm nào?
? Em hãy phân biệt cung phản xạ và vòng phản xạ.
V. Hướng dẫn về nhà.
- Tìm hiểu và đọc trước Bài 7 - Bộ xương.
VI. Rút kinh nghiệm.
--------------------------------------***--------------------------------------
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
CHƯƠNG II - VẬN ĐỘNG
TIẾT 7 - BÀI 7 
BỘ XƯƠNG
I. Mục tiêu bài học: Sau bài này GV phải làm cho HS: 
- HS trình bày được các phần chính của bộ xương và xác định được vị trí các xương chính ngay trên cơ thể mình.
- Phân biệt được các loại xương dài, xương ngắn, xương dẹt về hình thái và cấu tạo.
- Nắm vững cấu tạo khớp động, phân biệt được các loại khớp xương.
II. Chuẩn bị.
- GV: H7.1 - H7.4 SGK phóng to, mô hình tháo lắp bộ xương người, cột sống.
- HS: Đọc và tìm hiểu trước bài ở nhà.
III. Lên lớp.
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Em hãy cho biết căn cứ vào chức năng người ta phân biệt gồm mấy loại nơron? các nơron đó khác nhau ở điểm nào?
? Em hãy phân biệt cung phản xạ và vòng phản xạ.
3. Bài mới.
HĐ1: Tìm hiểu các phần chính của bộ xương.
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung
- GV hướng dẫn HS quan sát từ H.7.1 - H7.3 và liên hệ với các phần của bộ xương trên cơ thể.
? Em hãy cho biết xương có chức năng như thế nào với cơ thể người?
- GV nhận xét, kết luận.
- GV cho HS quan sát H7.2 SGK.
? Xương đầu có cấu tạo như thế nào?
? Xương mặt có xương cằm lồi ra nhằm mục đích gì?
? Xương cột sống có cấu tạo như thế nào?
? Lồng ngực gồm những xương nào?
? Em hãy cho biết xương chi gồm những loại xương nào?
? Em hãy nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa xương tay và xương chân? Giải thích vì sao có sự khác nhau đó?
- GV nhận xét, kết luận.
- HS quan sát, nhận xét theo hướng dẫn của GV.
- HS trả lời theo ý hiểu cá nhân.
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép.
- HS quan sát hình vẽ và tìm hiểu.
- HS dựa vào hình vẽ trả lời. 
- HS trả lời: Nhằm phù hợp với việc ăn uống, đi lại với dáng đứng thẳng.
- HS trả lời: có nhiều đốt khớp lại với nhau.
- HS dựa vào hình vẽ và trả lời.
- HS dựa vào hình vẽ trả lời.
- HS dựa vào hình vẽ trả lời khác nhau: về kích thước, về cấu tạo của xương đai vai và đai hông, về sự sắp xếp và đặc điểm hình thái của xương cổ tay, cổ chân, bàn tay, bàn chân. (Giải thích vì sự phân hoá đó phù hợp với dáng đứng thẳng và lao động của con người.)
- HS lắng nghe, tiếp thu.
I. Các thành phần chính của bộ xương.
* Chức năng của bộ xương:
- Tạo khung giúp cơ thể có hình dạng nhất định (có dáng đứng thẳng).
- Là chỗ bám cho các cơ giúp cơ thể vận động.
- Bảo vệ các nội quan.
* Các thành phần của bộ xương
+ Xương đầu: có xương sọ phát triển, xương mặt có xương cằm lồi.
+ Xương cột sống: Có nhiều đốt khớp lại với nhau.
+ Xương lồng ngực gồm xương sườn và xương ức.
+ Xương chi: gồm các đai xương (đai vai, đai hông), các xương ( xương cánh, xương ống, bàn, ngón, xương đùi).
HĐ2: Tìm hiểu cách phân biệt các loại xương.
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung
- GV cho HS đọc thông tin trong SGK.
? Có mấy loại xương? Dựa vào đâu để phân biệt các loại xương?
- GV nhận xét, bổ xung, kết luận.
? Em hãy xác định các loại xương đó trên hình mô hình?
- 1 HS đọc các em khác theo dõi SGK.
? HS dựa vào SGK trả lời.
- HS lắng nghe, ghi chép.
- HS lên bảng xác định các loại xương trên hình mô hình .
II. Phân biệt các loại xương.
- Dựa vào hình dạng và cấu tạo chia làm 3 loại xương:
+ Xương dài: Hình ống, ở giữa rỗng có chứa tuỷ.
+ Xương ngắn: ngắn, nhỏ.
+ Xương dẹt: Hình bản dẹt, mỏng.
HĐ3: Tìm hiểu các loại khớp xương.
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và quan sát H7.4 SGK.
? Thế nào gọi là một khớp xương?
? Khớp xương gồm mấy loại?
? Em hãy mô tả cấu tạo của một khớp động?
? Khớp bán động có cấu tạo như thế nào?
? Khớp bất động có cấu tạo như thế nào?
? Khả năng cử động của khớp động và khớp bán động khác nhau như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó?
- GV nhận xét, kết luận: Khớp động cử động linh hoạt hơn vì cấu tạo của khớp động có điểm tiếp xúc ở 2 đầu xương tròn và lớp sụn trơn bóng và giữa khớp cơ bao chứa dịch khớp, điểm tiếp xúc giữa hai khớp bán động phẳng và hẹp không linh hoạt như khớp động.
- HS đọc thông tin trong SGK và quan sát H7.4
- HS dựa vào SGK trả lời.
- HS trả lời: gồm khớp động, khớp bán động và khớp bất động.
- HS dựa vào H7.4A trả lời.
- HS dựa vào SGK và hình 7.4D trả lời.
- HS dựa vào SGK và hình 7.4B trả lời.
- HS trả lời theo ý kiến các nhân, em khác nhận xét.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
III. Các khớp xương
* Khớp xương là nơi tiếp giáp giữa các đầu xương. Khớp xương bao gồm:
+ Khớp động: Cử động được dễ dàng, hai đầu xương có lớp sụn ở giữa hai đầu có lớp dịch khớp, phía ngoài có dây chằng nối hai khớp với nhau.
+ Khớp bán động: Giữa hai đầu xương là đĩa sụn hạn chế cử động.
+ Khớp bất động: Các xương gắn chặt bằng khớp răng cưa khít với nhau và không cử động được.
IV. Củng cố - luyện tập.
- GVcho HS đọc ghi nhớ trong SGK em khác lắng nghe, tiếp thu.
? Qua bài học em hãy cho biết bộ xương có chức năng gì? 
? Nêu các loại và chức năng của từng loại khớp của cơ thể người?
V. Hướng dẫn về nhà.
- Đọc trước Bài 8 - Cấu tạo và tính chất của xương
VI. Rút kinh nghiệm.
--------------------------------------***--------------------------------------
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
TIẾT 8 - BÀI 8
CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA XƯƠNG
I. Mục tiêu bài học: Sau bài này GV phải làm cho HS: 
- Trình bày được cấu tạo chung của xương dài từ đó giải thích được sự lớn lên của xương và khả năng chịu lực của xương.
- Xác định được thành phần hoá học của xương để chứng minh được tính chất đàn hồi và cứng rắn của xương.
- Có kĩ năng lắp đặt thí nghiệm đơn giản.
II. Chuẩn bị.
- GV: H8.1 - H8.7 SGK phóng to.
- HS: Học bài cũ và tìm hiểu trước bài ở nhà.
III. Lên lớp.
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Bộ xương người gồm mấy phần? Mỗi phần gồm những xương nào?
? Sự khác nhau giữa xương tay và xương chân có ý nghĩa gì đối với hoạt động của con người?
? Cơ thể người có mấy loại khớp? Em hãy nêu vai trò của từng loại khớp?
3. Bài mới
HĐ1: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của xương.
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung
- GV cho HS quan sát H8.1 và H8.2 SGK.
? Cấu tạo của xương dài gồm những phần nào?
- GV nhận xét, kết luận.
? Dựa vào cấu tạo của xương và bảng 8.1 em hãy cho biết các bộ phận của xương dài có chức năng gì?
- GV nhận xét, kết luận.
- GV cho HS quan sát H8.3 và đọc nội dung thông tin trong SGK.
? Xương ngắn và xương dẹt có cấu tạo như thế nào?Chức năng của xương ngắn và xương dẹt là gì?
- GV nhận xét, kết luận.
- HS quan sát H8.1 và H8.2
- HS dựa vào hình vẽ trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép ý chính.
- HS dựa vào bảng 8.1 trong SGK và trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát hình vẽ và tìm hiểu.
- HS dựa vào SGK trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép ý chính.
I. Cấu tạo xương dài.
1. Cấu tạo xương dài.
- Xương dài bao gồm:
+ Hai đầu xương: là mô xương xốp có các nan xương xếp theo kiểu vòng cung tạo ra các ô trống chứa tuỷ, bọc hai đầu xương là lớp sụn.
+ Thân xương: Có hình ống, có màng xương mỏng bên trong là mô xương cứng, trong cùng là khoang xương chứa tuỷ.
2. Chức năng của xương dài. (SGK)
3. Cấu tạo xương ngắn và xương dẹt.
- Cấu tạo: Không có hình ống, phía ngoài là mô xương cứng, phía trong là mô xương xốp.
- Chức năng: Dùng để chứa tuỷ đỏ.
HĐ2: Tìm hiểu sự to ra và dài ra của xương.
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung
- GV cho HS quan sát H8.4, H8.5 SGK phóng to.
? Khoảng cách BC có thay đổi gì không?
? Khoảng cách AD như thế nào?
? Xương dài ra do đâu?
- GV nhận xét, kết luận.
- GV giải thích về sự to ra của xương.
- HS quan sát hình vẽ và trả lời.
- HS trả lời: khoảng cách BC không thay đổi.
- HS trả lời: Khoảng cách AD cách xa nhau.
- HS theo ý hiểu cá nhân trả lời, em khác nhận xét, bổ xung.
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép.
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép.
II. Sự to ra và dài ra của xương.
- Xương dài ra do sự phân chia các tế bào ở lớp sụn tăng trưởng.
- Xương to ra thêm nhờ sự phân chia của các tế bào ở màng xương.
HĐ3: Tìm hiểu các thành phần hoá học của xương.
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung
- GV thực hiện thí nghiệm cho HS tiếp thu.
? Phần nào của xương cháy có mùi khét?
? Bọt khí nổi lên khi ngâm xương đó là khí gì?
? Tại sao khi ngâm xương vào dung dịch HCl thì xương lại dẻo và có thể kéo dài, thắt nút được?
? Vậy xương gồm những thành phần hoá học nào?
- GV nhận xét, bổ xung, kết luận.
- GV giải thích thêm về tỉ lệ chất hữu cơ và vô cơ trong xương thay đổi theo độ tuổi.
- HS quan sát, lắng nghe, tiếp thu.
- HS trả lời: phần hữu cơ.
- HS trả lời: Đó là CO2
- HS trả lời: Vì xương bị mất phần rắn (Canxi) đã hoà vào HCl.
- HS trả lời theo ý hiểu cá nhân, em khác nhận xét, bổ xung.
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép ý chính.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
III. Thành phần hoá học và tính chất của xương.
- Xương gồm:
+ Chất vô cơ: Muối khoáng và canxi.
+ Chất hữu cơ: Cốt giao
- Tính chất: Rắn và đàn hồi.
IV. Củng cố - luyện tập.
- GV cho 1 HS đọc ghi nhớ em khác lắng nghe, tiếp thu.
? Qua bài học em hãy cho biết thành phần hoá học của xương có ý nghĩa gì đối với chức năng của xương?
? Xương dài và xương dẹt có cấu tạo và chức năng gì với cơ thể người?
V. Hướng dẫn về nhà.
- Làm bài tập /Tr. 31
Đọc và tìm hiểu trước Bài 9 - Cấu tạo và tính chất của cơ.
VI. Rút kinh nghiệm.
--------------------------------------***--------------------------------------
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
TIẾT 9 - BÀI 9
CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA CƠ
I. Mục tiêu bài học: Sau bài này GV phải làm cho HS: 
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo tế bào cơ

File đính kèm:

  • docgiao an tu tiet 4.doc
Giáo án liên quan