Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 32: Thực hành tìm hiểu hoạt động của enzim trong nước bọt - Năm học 2014-2015

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này HS phải:

1. Kiến thức:

- HS biết làm các thí nghiệm để tìm hiểu những điều kiện bảo đảm cho enzim họat động

- HS rút ra kết luận từ kết quả so sánh giữa thí nghiệm với đối chứng

2. Kĩ năng: Hình thành thao tác tiến hành thí nghiệm khoa học

3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Dụng cụ: Đầy đủ như nội dung SGK

- Vật liệu: Nước bọt, hồ tinh bột, dung dịch HCl, Iôt

2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài, xem trước bài mới và nước bọt.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp:8A1: .; 8A2: .;

 8A3: .;

2. Kiểm tra bài cũ: GV hỏi: Thực chất sự biến đổi lí học của thức ăn trong khoang miệng là gì?

- Khi ta ăn cháo hoặc uống sữa các loại thức ăn này có thể được biến đổi trong khoang miệng như thế nào?

3. Hoạt động dạy học

* Mở bài: Khi chúng ta nhai cơm lâu trong miệng thấy ngọt là vì sao? Bài thí nghiệm này sẽ giúp chúng ta giải thích điều đó

Hoạt động 1:Tìm hiểu việc chuẩn bị thí nghiệm

 

doc2 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 32: Thực hành tìm hiểu hoạt động của enzim trong nước bọt - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17	 	 Ngày soạn 07/12/2014
Tiết 32	 Ngày dạy 10/12/2014	
Bài 26: THỰC HÀNH TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA ENZIM TRONG NƯỚC BỌT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này HS phải:
1. Kiến thức:
- HS biết làm các thí nghiệm để tìm hiểu những điều kiện bảo đảm cho enzim họat động 
- HS rút ra kết luận từ kết quả so sánh giữa thí nghiệm với đối chứng 
2. Kĩ năng: Hình thành thao tác tiến hành thí nghiệm khoa học 
3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Dụng cụ: Đầy đủ như nội dung SGK 
- Vật liệu: Nước bọt, hồ tinh bột, dung dịch HCl, Iôt 
2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài, xem trước bài mới và nước bọt.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:8A1:............................................; 8A2:........................................................; 
 8A3:.........................................................; 
2. Kiểm tra bài cũ: GV hỏi: Thực chất sự biến đổi lí học của thức ăn trong khoang miệng là gì?
- Khi ta ăn cháo hoặc uống sữa các loại thức ăn này có thể được biến đổi trong khoang miệng như thế nào?
3. Hoạt động dạy học
* Mở bài: Khi chúng ta nhai cơm lâu trong miệng thấy ngọt là vì sao? Bài thí nghiệm này sẽ giúp chúng ta giải thích điều đó
Hoạt động 1:Tìm hiểu việc chuẩn bị thí nghiệm
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV yêu cầu các tổ báo cáo kết quả chuẩn bị của mình 
- GV kiểm tra nhanh 1, 2 nhóm 
- Tổ trưởng các tổ phân công và báo cáo như sau :
+ 2HS nhận vật liệu và dụng cụ 
+ 1HS chuẩn bị nhãn cho ống nghiệm 
+ 2HS chuẩn bị hòa loãng nước bọt lọc và đun sôi
+ 2HS chuẩn bị bình thủy tinh nước 370C
Hoạt động 2: Tiến hành bước một và hai của thí nghiệm
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV yêu cầu HS tiến hành bước một và hai như hướng dẫn SGK 
- GV lưu ý cho HS Khi rót hồ tinh bột không để rớt lên thành ống thao tác nhanh gọn chính xác 
- GV kẻ bảng 26 và ghi kết quả của các tổ 
- GV thông báo kết quả đúnh như SGV 
- Các tổ tiến hành :
a. Bước 1: Chuẩn bị 
- Dùng ống đong hồ tinh bột rót vào các cốc A ,B, C, D (2ml)à đặt ống nghiệm vào giá 
- Dùng các ống đong khác lấy các vật liệu :
+ Ống A 2ml nước lã 
+ Ống B 2ml nước bọt 
+ Ống C: 2ml nước bọt đã đun sôi 
+ Ống D : 2ml nước bọt + vài giọt HCl (2%) 
(Lưu ý : thao tác này chỉ cần một người làm số còn lại quan sát nhưng vẫn phải nắm được các bước tiến hành )
b.Bước 2: Tiến hành 
- Đo độ pH của ống nghiệm và ghi vào vở 
- Đặt thí nghiêm như hình 26 SGK trang 85 trong 15 ph 
– Các tổ quan sát và ghi vào bảng 26.1 và thống nhất ý kiến giải thích 
- Các tổ tự sữa chữa kết quả cho hoàn chỉnh 
Hoạt động 3: Kiểm tra kết quả thí nghiệm và giải thích kết quả
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV yêu cầu HS chia dung dịch trong các ống A,B,C,D thành 2 phần 
- GV theo dõi các nhó và hướng dẫn cách đun ống nghiệm (đặt nghiêng )
- GV kẻ bảng 26.2 để ghi kết quả của các tổ 
- GV yêu cầu:
+ So sách màu sắc của các ống ở lô 1 
+ So sánh màu sắc của các ống trong lô 2 
+ Màu sắc của các ống nghiệm ở lô 2 cho em suy nghĩ gì?
- GV cho thảo luận tòan lớp và giúp học sinh hòan thiện phần giải thích .
- GV cho HS quan sát thí nghiệm mà GV đã làm thành công để so sánh kết quả 
- GV yêu cầu: Trình bày cách tiến hành và kết quả của thí nghiệm “Tìm hiểu hoạt động của enzim trong nước bọt “
- Mỗi tổ cử ra 2 HS chia dung dịch các ống đã chuẩn bị sẵn 
+ Đặt các ống A1,B1C1 D1 vào lô 1 
+ Đặt các ống A2,B2C2 D2 vào lô 2
- Lô 1 : Dùng ống hút iôt và nhỏ 1-3 giọt vào mỗi ống 
- Lô 2 : 
+ Nhỏ mỗi ống 1-3 giọt strome 
+ Đun sôi mỗi ống trên đèn cồn 
- Cả tổ quansát kết quả và thư kí ghi vào bảng 26.2 
- HS thảo luận trong tổ :
Lô 1:
+ 3 ống có màu xanh :Chứng tỏ iôt đã tác dụng với tinh bột và không có enzim tham gia 
+ 1 ống không có màu xanh :Chứng tỏ tinh bột đã biến đổi 
Lô 2:
+ 3 ống không có màu nâu đỏ :Chứng tỏ không có đường tạo thành 
+ 1 ống có màu đỏ nâu chứng tỏ có đường tạo thành và có enzim tham gia 
- Đại diện tổ trình bày tổ khác bổ sung 
- Các tổ tự sửa chữa theo hướng dẫn của GV 
- Đại diện tổ trình bày trên kết quả của tổ 
IV. NHẬN XÉT – DẶN DÒ:
1. Nhận xét, đánh giá:: 
- GV nhận xét giờ thực hành 
2. Dặn dò:
- Cá nhân viết thu hoạch theo mẫu SGK trang 86 
- Nhắc nhở vệ sinh lớp
- Dặn các em vè nhà ôn lại kiến thức đã học chuấn bị tiết sau ôn tập 
*Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docSinh 8 - Tiet 32.doc
Giáo án liên quan