Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 20: Ôn tập - Năm học 2009-2010

A/ MỤC TIÊU :

1/ Hệ thống hoá kiến thức khái quát hóa về cơ thể.

- Cấu tạo, chức năng và hoạt động của cơ, xương.

- Tìm hiểu hoạt động của hệ tuần hoàn, chức năng các thành phần của máu.

2/ Rèn kĩ năng ôn tập .

3/ có ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS :

* Giáo viên : Bảng phu cho các nhóm, phim trong.

* Học sinh: Ôn tập khái quát về cơ thể người, bộ xương và hệ cơ, tuần hoàn máu và chức năng các thành phần.

C/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC :

1. On định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

Lồng vào bài.

3. Bài mới.

 

Hoạt động của GV và HS Nội dung

HOẠT ĐỘNG 1 : Hệ thống hóa kiến thức.

GV : Chia học sinh thành 6 nhóm, mỗi nhóm thảo luận và hoàn thành mỗi bảng.

- GV phát bảng phụ cho các nhóm. Chiếu phim trong hướng dẫn HS cách hoàn thành.

Nhóm 1, 2 : Bảng 35.1; Nhóm 3, 4 : Bảng 35.2

Nhóm 5, 6 : Bảng 35.3;

HS : Các nhóm thảo luận theo nội dung của bảng đã được phân công. Và ghi vào bảng phụ.

* Treo KQ thảo luận của từng nhóm.

* GV hướng dẫn HS NX, hoàn chỉnh kiến thức.

* Cho điểm HS.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 603 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 20: Ôn tập - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 10 Tiết: 20 Ngày soạn : 25/10/2009
 ÔN TẬP 
A/ MỤC TIÊU :
1/ Hệ thống hoá kiến thức khái quát hóa về cơ thể.
- Cấu tạo, chức năng và hoạt động của cơ, xương.
- Tìm hiểu hoạt động của hệ tuần hoàn, chức năng các thành phần của máu.
2/ Rèn kĩ năng ôn tập .
3/ có ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS :
* Giáo viên : Bảng phu cho các nhóm, phim trong.
* Học sinh: Ôn tập khái quát về cơ thể người, bộ xương và hệ cơ, tuần hoàn máu và chức năng các thành phần.
C/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC :
Oån định lớp.
Kiểm tra bài cũ.
Lồng vào bài.
3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1 : Hệ thống hóa kiến thức.
GV : Chia học sinh thành 6 nhóm, mỗi nhóm thảo luận và hoàn thành mỗi bảng.
- GV phát bảng phụ cho các nhóm. Chiếu phim trong hướng dẫn HS cách hoàn thành.
Nhóm 1, 2 : Bảng 35.1; Nhóm 3, 4 : Bảng 35.2
Nhóm 5, 6 : Bảng 35.3; 
HS : Các nhóm thảo luận theo nội dung của bảng đã được phân công. Và ghi vào bảng phụ.
* Treo KQ thảo luận của từng nhóm.
* GV hướng dẫn HS NX, hoàn chỉnh kiến thức.
* Cho điểm HS.
Bảng 35.1 Khái quát về cơ thể người
Cấp độ tổ chức
Đặc điểm
Cấu tạo
Vai trò
Tế bào
Gồm : màng, tế bào chất với các bào quan chủ yếu (ti thể, lưới nội chất, bộ máy gôngi, trung thể, ribôxôm) và nhân
Là đơn vị cấu tạo và chức năng của cơ thể sống
Mô 
Tập hợp các tế bào chuyên hoá có cấu trúc giống nhau
Tham gia cấu tạo nên các cơ quan
Cơ quan
Được tạo nên bởi các mô khác nhau
Tham gia cấu tạo và thực hiện một chức năng nhất định của hệ cơ quan
Hệ cơ quan
Gồm các cơ quan có mối liên hệ về chức năng
Thực hiện một chức năng nhất định của cơ thể.
Bảng 35.2 Sự vận động của cơ thể
Hệ cơ quan 
thực hiện vận động
Đặc điểm cấu tạo
Chức năng
Vai trò chung
Bộ xương
Gồm nhiều xương liên kết với nhau qua các khớp.
Xương cứng, rắn và đàn hồi.
Tạo bộ khung cho cơ thể.
Bảo vệ các nội quan
Nơi bám của cơ
	Giúp cơ thể hoạt động để thích ứng với môi trường.
Hệ cơ
Tế bào cơ dài, có khả năng co, giãn
Cơ co, giãm giúp các cơ quan hoạt động
Bảng 35.3 Tuần hoàn
Cơ quan
Đặc điểm cấu tạo
Chức năng
Vai trò chung
Tim
Có van nhĩ thất và van động mạch.
Co bóp theo chu kỳ gồm 3 pha.
	Bơm máu liên tục theo một chiều từ tâm nhĩ vào tâm thất, từ tâm thất vào động mạch.
	Giúp máu tuần hoàn liên tục theo một chiều trong cơ thể, nước mô cũng liên tục được đổi mới, bạch huyết cũng liên tục được lưư thông.
Hệ mạch
	Gồm động mạch, tĩnh mạch và mao mạch
	Dẫn máu từ tim đi khắp cơ thể và từ khắp cơ thể về tim.
HOẠT ĐỘNG 2: CÂU HỎI ÔN TẬP
GV: Nêu các câu hỏi. ( Nếu không trả lời hết các câu hỏi thì đọc để HS về nhà tự hoàn thành )
HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi.
HS khác NX, bổ sung.
GV: hướng dẫn HS hoàn thành kiến thức.-> NX, cho điểm.
1/ Chứng minh TB là đơn vị cấu trúùc và chức năng của sự sống?
2/ Trình bày mối liên hệ về chức năng giữa các cơ quan đã học?
3/ Trình bày cấu tạo và chức năng các thành phần cấu tạo TB?
4/ Nơron có chức năng gì? Có những loại nơ ron nào?
5/ Thế nào là phản xạ? Cho ví dụ?
6/ Khớp xương là gì? Có những loại khớp nào, nêu đặc điểm của từng loại khớp đó? Cho ví dụ?
7/ Trình bày cấu tạo và chức năng của xương dài? Xương dài ra, to ra do đâu? 
8/ Xương người già có đặc điểm gì? Tại sao?
9/ Trình bày cấu tạo của bắp cơ và tế bào cơ? Cơ chế của sự co cơ và tính chất của cơ?
10/ Thế nào là sự mỏi cơ? Nguyên nhân và biện pháp chống mỏi cơ?
11/ Máu có cấu tạo như thế nào? Trình bày chức năng của huyết tương và hồng cầu?
12/ Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng những cơ chế nào?
13/ Miễn dịch là gì? Thế nào là miễn dịch bẩm sinh, tập nhiễm, nhân tạo?
14/ Thế nào là hiện tượng đông máu? Ơû người có những nhóm máu nào? Vẽ sơ đồ truyền máu? Nguyên tắc khi truyền máu?
15/ Trình bày cấu tạo và vai trò của hệ bạch huyết? 
16/ So sánh cấu tạo và chức năng của động mạch, tỉnh mạch, mao mạch?
17/ Tại sao tim hoạt động cả đời mà không mệt mỏi?
18/ Nêu biện pháp bảo vệ cơ thể tránh các tác nhân có hại cho hệ tim mạch?
4. Kiểm tra đánh giá
- 	Nhận xét ý thức, thái độ học tập của HS.
- 	Đánh giá kết quả ôn tập của HS.
5. Hướng dẫn về nhà ( treo bảng phụ)
Nhắc nhờ HS tích cực, tự giác trong ôn tập, học tập.
Tiết 22: kiểm tra 1 tiết.
D. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docT20_On tap.doc