Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 17: Tim và mạch máu - Năm học 2009-2010

A/ MỤC TIÊU :

1. Học sinh chỉ xác định được các ngăn của tim . Phân biệt được các loại mạch máu.

 - Giải thích được tại sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi.

* Trọng tâm: Cấu tạo mạch máu và chu kì co dãn của tim.

2. Kỹ năng vận dụng kiến thức, tập đếm nhịp tim lúc nghỉ và sau khi hoạt động.

- Kỹ năng QS, thảo luận nhóm.

3.Giáo dục HS ý thức bảo vệ hệ tim mạch, trong các hoạt động tránh làm tổn thương tim và mạch máu.

B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS :

Giáo viên : Hình 17-1, tranh vẽ hình 17.2, 17.3 – SGK.

Bảng phụ: 17-1. Nơi máu được bơm tới từ các ngăn tim.

Học sinh: Kẻ bảng 17-1, 17-2 vào vở bài tập.

 Nghiên cứu trước bài và xem lại tim và hệ mạch của thú ở SH 7.

C/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC :

1. On định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

- Tim người có 4 ngăn: .và

- Mạch máu gồm: ; .và

? Hệ tuần hoàn có vai trò gì?

? Trình bày cấu tạo và vai trò của hệ bạch huyết?

3. Bài mới.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 628 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 17: Tim và mạch máu - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 9 Tiết: 17 Ngày soạn : 18/10/2009
Bài 17: TIM VÀ MẠCH MÁU
A/ MỤC TIÊU :
1. Học sinh chỉ xác định được các ngăn của tim . Phân biệt được các loại mạch máu.
 - Giải thích được tại sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi.
* Trọng tâm: Cấu tạo mạch máu và chu kì co dãn của tim.
2. Kỹ năng vận dụng kiến thức, tập đếm nhịp tim lúc nghỉ và sau khi hoạt động.
- Kỹ năng QS, thảo luận nhóm.
3.Giáo dục HS ý thức bảo vệ hệ tim mạch, trong các hoạt động tránh làm tổn thương tim và mạch máu.
B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS :
Giáo viên : 	Hình 17-1, tranh vẽ hình 17.2, 17.3 – SGK.
Bảng phụ: 17-1. Nơi máu được bơm tới từ các ngăn tim.
Học sinh: 	Kẻ bảng 17-1, 17-2 vào vở bài tập.
	Nghiên cứu trước bài và xem lại tim và hệ mạch của thú ở SH 7.
C/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC :
Oån định lớp.
Kiểm tra bài cũ.
Tim người có 4 ngăn: ..và 
Mạch máu gồm: ;..và 
? Hệ tuần hoàn có vai trò gì?
? Trình bày cấu tạo và vai trò của hệ bạch huyết? 
3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1 : Tìm hiểu cấu tạo của tim.
GV: treo và giới thiệu hình 17-1
HS hoạt động cá nhân: QS hình 17-1/ 54
? Tim có cấu tạo ngoài như thế nào?
? Tim có vai trò gì trong hoạt động sống của con người ?
HS trả lời – HS khác NX, bổ sung.
GV: treo bảng phụ: Nơi máu được bơm tới từ các ngăn tim và hướng dẫn HS hoàn thành.
HS hoạt động nhóm: QS và thảo luận nhóm:
? Hoàn thành bảng 17-1/ 54.
? Ngăn tim nào có thành cơ dày nhất, mỏng nhất ?
? Giữa các ngăn tim có cấu tạo như thế nào để máu chỉ bơm được theo 1 chiều ?
? Xác định các loại mô và các bộ phận của tim?
Đại diện nhóm lên hoàn thành bảng phụ – trả lời từng câu hỏi.
Nhóm khác nhận xét – bổ sung.
GV: Nhận xét và bổ sung thêm thông tin.
-TNP & TTP => van 3 lá. TNT & TTT => van 2 lá.
-TTT & ĐMC, TTP & ĐMP => van bán nguyệt.
Các ngăn tim co
Nơi máu được bơ tới
TNT co.
TNP co.
TTT co.
TTP co
TTT.
TTP.
ĐMC.
ĐMP.
? Tim có cấu tạo như thế nào phù hợp với chức năng?
=> Van, thành cơ, ĐM vành.
HOẠT ĐỘNG 2 : Tìm hiểu cấu tạo mạch máu.
GV: Treo và giới thiệu hình 17-2/55: các loại mạch máu .
HS hoạt động nhóm: QS hình 17.2/55 về cấu tạo thành mạch máu và thảo luận nhóm :
? Có những loại mạch máu nào?
? Nêu sự khác nhau giữa các loại mạch máu đó? Tại sao có sự khác nhau đó?
GV: gợi ý cho HS bằng 1 số câu hỏi phụ:
- Thành mạch được cấu tạo mấy lớp?
- So sánh độ dày mỏng của các lớp ở ĐM và TM, lòng trong của ĐM và TM thì sao ?
- ĐM và TM cónhững đặc điểm nào khác nhau ?
- Chức năng của ĐM khác tĩnh mạch như thế nào ? 
Đại diện nhóm trả lời – nhóm khác NX, bổ sung.
GV: thống nhất câu trả lời.
I. Cấu tạo của tim : 
1. Cấu tạo ngoài.
Bên ngoài có màng tim bao bọc.
Phía dưới là TN, phía trên là TT.
2. Cấu tạo trong.	
- Tim có 4 ngăn: 2TN, 2 TT.
- Tim cấu tạo bởi cơ tim và mô liên kết.
- Thành cơ tâm thất dày hơn thành cơ tâm nhĩ (TTT dày nhất).
- Giữa tâm nhĩ với tâm thất, giữa tâm thất với động mạch có van tim giúp máu lưu thông theo 1 chiều.
II. Cấu tạo mạch máu :
Nội dung
Động mạch
Tĩnh mạch
Maomạch
1.Cấu tạo
- Thành mạch
- Lòng trong
-Đặc điểm khác
 Mô liên kết
3 lớp Cơ trơn dày
 Biểu bì 
Hẹp
ĐM chủ lớn, có nhiều ĐM nhỏ
 Mô liên kết
3 lớp Cơ trơn mỏng
 Biểu bì 
Rộng
Có van một chiều 
Một lớp biểu bì mỏng.
Hẹp nhất
Nhỏ, phân nhánh nhiều.
2. Chức năng :
Đẩy máu từ tim đến các cơ quan, vận tốc và áp lực lớn
Dẫn máu từ khắp các tế bào về tim, vận tốc và áp lực nhỏ
Trao đổi chất với tế bào.
HOẠT ĐỘNG 3 : Tìm hiểu chu kì co dãn của tim.
GV: Treo và giới thiệu hình 17-3/56: sơ đồ co dãn của tim.
HS hoạt động nhóm: Quan sát hình 17.3 và thảo luận nhóm.
? Chu kì co dãn của tim kéo dài bao nhiêu giây?
? Tính 1 phút có bao nhiêu chu kì co dãn của tim ( nhịp tim ).
? Tính thời gian làm việc và nghỉ ngơi của các ngăn tim và của cả quả tim?
? Tại sao tim hoạt động cả đời mà không mệt mỏi?
Đại diện nhóm trả lời – nhóm khác NX, bổ sung.
75 chu kì/ phút.
1 chu kì 0,8s, nghỉ chung 0,4s, làm việc 0,4s. thời gian làm việc bằng thời gian nghỉ ngơi.
HS tự ghi ND bài.
III. Chu kỳ co dãn của tim :
Mỗi chu kỳ co dãn của tim(0,8s) gồm 3 pha:
- Pha co tâm nhĩ : (0,1s) Máu từ TN đếnTT.
- Pha co tâm thất (0,3s) Máu từ TT vào ĐMC.
- Pha dãn chung : (0,4s) máu được hút từ các TM về TN rồi xuống TT.
4. Kiểm tra đánh giá
HS: Đọc mục “em có biết”/ 57
GV: Treo hình 17-4/57 và hướng dẫn HS hoàn thành.
HS lên bảng chú thích hình vẽ.
GV: Treo bảng phụ. Bảng 17-2/ 57. Hoạt động của các van trong sự vận chuyển máu.
HS thảo luận và lên hoàn thành bảng.
Các pha trong 1 chu kì tim
Van nhĩ – thất
Van động mạch
Sự vận chuyển của máu.
Pha nhĩ co
Mở
Đóng
Từ TN => TT
Pha thất co
Đóng
Mở
Từ TT => ĐM
Pha dãn chung
Mở
Đóng
Từ TM => TN => TT
5. Hướng dẫn về nhà
Học bài, trả lời câu hỏi SGK/57. Đọc mục “ Em có biết”/57
Hoàn thành bảng 17.2 vào vở bài tập.
Kẻ bảng 18/59 vào vở bài tập.
Tìm hiểu các tác nhân gây hại và biện pháp rèn luyện hệ tim mạch.
D. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docT17_Tim va mach mau.doc