Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 1 đến 70

Bài 9: CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA CƠ

I. MỤC TIấU

1.Kiến thức

 - Trỡnh bày được đặc điểm cấu tạo của tế bào cơ và của bắp cơ

 - Giải thích được tính chất cơ bản của cơ là sự co cơ và nêu được ý nghĩa của sự co cơ

 2.Kỹ năng

 - Quan sỏt tranh hỡnh nhận biết kiến thức

 - Thu thập thụng tin khái quát hoá vấn đề

 - Rèn kỹ năng hoạt động nhóm

3. Thái độ

 - Giỏo dục ý thức giữ gỡn vệ sinh hệ cơ

 II. CHUẨN BỊ.

 - Tranh vẽ phóng to H 9.1 đến 9.4 SGK.

 - Tranh vẽ hệ cơ người.

 III. TIẾN TRÌNH - LÊN LỚP

1. Tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

- Nêu cấu tạo chức năng của xương dài?

- Gạch chân vào câu trả lời đúng nhất (bảng phụ)

1. Xương nào dưới đây là xương dài

a. Xương cánh tay b. Xương đốt sống

c. Xương sọ d. Xương mặt

2. Tính đàn hồi của xương là do:

a. Chất vô cơ b. Muỗi khoáng

c. Cốt giao d. Cả a, b, c.

3. Chất khoáng trong xương có vai trò:

a. Tạo tính mềm dẻo cho xương. b. Tạo sự đàn hồi cho xương

c. Tạo sự rắn chắc. d. cả c, b, c.

3. Bài mới

GV dùng tranh hệ cơ ở người giới thiệu một cách khái quát về các nhóm cơ chính của cơ thể như phần thông tin đầu bài SGK.

 

Hoạt động 1: CẤU TẠO BẮP CƠ VÀ TẾ BÀO CƠ

 

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung

Hướng dẫn Hs quan sát H9.1 (cấu tạo của bắp cơ)

- Bắp cơ có cấu tạo như thế nào?

- Tế bào cơ có cấu tạo như thế nào?

GV: Tơ cơ dày đĩa tối;

Tơ cơ mỏng đĩa sáng. - Quan sát, kết hợp với nghiên cứu thông tin SGK

Trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi. - Bắp cơ: gồm nhiều bó cơ, mỗi bó gồm nhiều sợi cơ (tế bào cơ) bọc trong màng liên kết.

- Hai đầu bắp cơ có gân bám vào xương, giữa phình to là bụng cơ.

 

 

Hoạt động 2: TÍNH CHẤT CỦA CƠ

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung

- Yêu cầu hs nghiên cứu thí nghiệm trong SGK

- Trình bày cách bố trí thí nghiệm. Qua đó hãy rút ra kết luận.

? Cơ chế sự co cơ?

 

 

 

- Yêu cầu hs quan sát H9.3 (sơ đồ phản xạ đầu gối).

Yêu cầu hs thảo luận nhóm: Phản xạ đầu gối

+ Có hiện tượng gì?

+ Giải thích cơ chế phản xạ của sự co cơ?

+ Cho biết tính chất của cơ?

+ Gập cẳng tay sát với cánh tay thấy bắp cơ trước cánh tay thay đổi như thế nào. vì sao? - Nghiên cứu thông tin SGK.

- Nêu được thí nghiệm: Sự co cơ ở ếch.

+ Khi bị kích thích, cơ phản ứng lại bằng cách co cơ.

+ Cơ chế: Khi co cơ, tơ cơ mảnh xuyên sâu vào tơ cơ dày làm tế bào cơ ngắn lại.

- Hs làm việc theo nhóm:

Ngồi ghế dùng búa y tế gõ vào gân xương bánh chè xuất hiện phản xạ ở đầu gối.

Hs giải thích cơ chế.

Hs nêu được tính chất của cơ

+ Thấy bắp cơ ngắn lại, to bề ngang vì cơ co, các tơ cơ mảnh xuyên vào vùng phân bố của tơ cơ dày bắp cơ ngắn và to bề ngang.

- Co theo nhịp 3 pha:

+ Pha tiềm tàng

+ Pha co

+ Pha dãn - Khi kích thích tác động vào cơ quan thụ cảm xung thần kinh theo nơ ron hướng tâm về TWTK, TWTK phát lệnh theo nơ ron li tâm tới cơ làm co cơ.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tính chất của cơ là co và dãn.

- Khi cơ co tơ cơ mảnh xuyên sâu vào tơ cơ dày, làm tế bào cơ ngắn lại

 

 

 

Hoạt động 3: Ý NGHĨA CỦA HOẠT ĐỘNG CO CƠ

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung

- Hướng dẫn hs quan sát H9.4

- Sự co cơ có ý nghĩa và có cơ có tác dụng gì?

- Phân tích sự phói hợp hoạt động co dãn cơ 2 đầu và cơ 3 đầu ở cánh tay. - Hs quan sát hình vẽ.

 

- Nêu được tác dụng.

- Cơ 2 đầu co thì cơ 3 đầu dãn. - Giúp xương cử động làm cho cơ thể vận động, di chuyển.

- Trong cơ thể luôn có sự phối hợp hoạt động của các nhóm cơ

 

IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

- HS làm bài tập trắc nghiệm: (dùng bảng phụ)

 Khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng:

1. Cơ bắp điển hình có cấu tạo:

 a. Sợi cơ có vân sáng, vân tối.

 b. Bó cơ và sợi cơ.

 c. Có màng liên kết bao bọc, 2 đầu to, giữa phình to.

 d. Gồm nhiều sợi cơ tập trung thành bó.

 

doc231 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 460 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 1 đến 70, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hôi, giải phóng nhiệt cho cơ thể.
+ Khi trời rét mao mạch ở dưới da co lại, cơ chân lông co để giảm sự thoát nhiệt. Trời quá lạnh cơ co dãn liên tục gây phản xạ run để tăng sinh nhiệt.
2. Vai trò của hệ thần kinh trong sự điều hoà thân nhiệt
- Mọi hoạt động điều hoà thân nhiệt của da đều là phản xạ dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.
Hoạt động 3: 
Phương pháp phòng chống nóng lạnh
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
- Chế độ ăn uống mùa hè và mùa đông khác nhau như thế nào?
- Mùa hè cần làm gì để chống nóng?
- Vì sao nói rèn luyện thân thể cũng là biện pháp phòng chống nóng lạnh?
- Việc xây dựng nhà, công sở cần lưu ý yếu tố nào để chống nóng, lạnh?
- HS liên hệ thực tế thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi.
- 1 HS trình bày, các HS khác nhận xét bổ sung.
- HS rút ra kết luận.
Kết luận
- Chế độ ăn uống phù hợp với từng mùa.
- Mùa hè: đội mũ nón khi ra đường. Lao động, mồ hôi ra không nên tắm ngay, không ngồi nơi gió lộng, không bật quạt mạnh quá.
- Mùa đông: giữ ấm cổ, tay chân, ngực.
- Rèn luyện TDTT hợp lí để tăng sức chịu đựng cho cơ thể.
- Trồng nhiều cây xanh quanh nhà và nơi công cộng.
IV. Kiểm tra, đánh giá
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
? Thân nhiệt là gì? Tại sao thân nhiệt luôn ổn định?
? Trình bày co chế điều hoà thân nhiệt khi trời nóng, lạnh?
V. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
	- Đọc “Em có biết”.
	- Tìm hiểu trước vitamin và muối khoáng trong thức ăn.
Tuần 20
Soạn
Tiết 39
Giảng
Bài 34: Vitamin và muối khoáng
a. mục tiêu.
1. Kiến thức
- HS nắm được vai trò của vitamin và muối khoáng.
- Vận dụng những hiểu biết về vitamin và muối khoáng trong lập khẩu phần ăn và xây dựng chế độ ăn uống hợp lí.
2. Kĩ năng
 Rèn kĩ năng phân tích, quan sát, kĩ năng vận dụng 
3. Thái độ
 Giáo dục ý thức vệ sinh thực phẩm, biết cách phối hợp và chế biến thức ăn khoa học
B. chuẩn bị.
- Tranh ảnh về một nhóm thức ăn chứa vitamin và muối khoáng.
- Tranh trẻ em bị thiếu vitamin D, còi xương, bước cổ do thiếu muối iốt.
C. hoạt động dạy - học.
1. Tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- KT câu 1. 2. 3 SGK.
3. Bài mới
	VB: ? Kể tên các chất dinh dưỡng được hấp thụ vào cơ thể?
	Vai trò của các chất đó?
	- GV: Vitamin và muối khoáng không tạo năng lượng cho cơ thể, vậy nó có vai trò gì với cơ thể?
Hoạt động 1: Vitamin
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu đọc thông tin mục I SGK và hoàn thành bài tập SGK:
- GV nhận xét đưa ra kết quả đúng.
- Yêu cầu HS đọc tiếp thông tin mục I SGK để trả lời câu hỏi:
- Vitamin là gì? nó có vai trò gì đối với cơ thể?
- Yêu cầu HS nghiên cứu bảng 34.1 SGK tóm tắt vai trò chủ yếu của 1 số vitamin
- GV lưu ý HS: vitamin D duy nhất được tổng hợp trong cơ thể dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời từ chất egôstêrin có ở da. Mùa hè cơ thể tổng hợp vitamin D dư thừa sẽ tích luỹ ở gan.
- Thực đơn trong bữa ăn cần phối hợp như thế nào để có đủ vitamin
- Lưu ý HS: 2 nhóm vitamin tan trong dầu tan trong nước => cần chế biến thức ăn cho phù hợp.
- Cá nhân HS nghiên cứu thông mục I SGK cùng với vốn hiểu biết của mình, hoàn thành bài tập theo nhóm.
- HS trình bày kết quả nhận xét:- kết quả đúng :1,3,5,6 
- HS dựa vào kết quả bài tập :
+ Thông tin đẻ trả lời kết luận
- HS nghiên cứu bảng 34.1 để nhận thấy vai trò của một số vitamin.
Kết luận: 
- Vitamin là hợp chất hữu cơ có trong thức ăn với một liều lượng nhỏ nhưng rất cần thiết.
	+ Vitamin tham gia thành phần cấu trúc của nhiều enzim khác nhau => đảm bảo các hoạt động sinh lí bình thường của cơ thể. Người và động vật không có khả năng tự tổng hợp vitamin mà phải lấy vitamin từ thức ăn.
- Có 2 nhóm vitamin: vitamin tan trong dầu và vitamin tan trong nước.
- Trong khẩu phần ăn hàng ngày cần phối hợp các loại thức ăn để cung cấp đủ vitamin cho cơ thể.
Hoạt động 2: Muối khoáng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS nghiên cứu bảng 34.2 và trả lời câu hỏi:
- Muối khoáng có vai trò gì với cơ thể?
- Vì sao thiếu vitamin D trẻ em sẽ mắc bệnh còi xương?
- Vì sao nhà nước vận động nhân dân dùng muối iốt?
- Trong khẩu phần ăn hàng ngày cần cung cấp những loại thực phẩm nào và chế biến như thế nào để bảo đảm đủ vitamin và muối khoáng cho cơ thể?
- HS dựa vào thông tin SGK + bảng 34.2, thảo luận nhóm và nêu được:
+ Thiếu vitamin D, trẻ bị còi xương vì cơ thể chỉ hấp thụ Ca khi có mặt vitamin D. Vitamin D thúc đẩy quá trình chuyển hoá Ca và P tạo xương.
+ Sử dụng muối iốt để phòng tránh bướu cổ.
Kết luận: 
- Muối khoáng là thành phần quan trọng của tế bào đảm bảo cân bằng áp suất thẩm thấu và lực trương tế bào, tham gia vào thành phần cấu tạo enzim đảm bảo quá trình trao đổi chất và năng lượng.
- Khẩu phần ăn cần:
+ Cung cấp đủ lượng thịt (hoặc trứng, sữa và rau quả tươi)
+ Cung cấp muối hoặc nước chấm vừa phải, nên dùng muối iốt.
+ Trẻ em cần tăng cường muối Ca (sữa, nước xương hầm...) 
+ Chế biến hợp lí để chống mất vitamin khi nấu ăn.
4. Kiểm tra, đánh giá
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK – Tr 110.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK. Làm bài tập 3,4.
	- Đọc “Em có biết”.
Câu 3: Trong tro của cỏ tranh có 1 số muối khoáng, tuy không nhiều, chủ yếu là muối K, vì vậy việc ăn tro cỏ tranh chỉ là biện pháp tạm thời chứ không thể thay thế muối ăn hàng ngày.
Câu 4: Sắt cần cho sự tạo thành hồng cầu và tham gia quá trình chuyển hoá vì vậy bà mẹ mang thai cần được bổ sung chất sắt để thai phát triển tốt, người mẹ khoẻ mạnh.
Tuần: 20
Ngày soạn: 8/ 1/ 2010
Tiết: 40
Ngày gaỉng: 9/ 1/ 2010
Bài 36: Tiêu chuẩn ăn uống
Nguyên tắc lập khẩu phần
A. mục tiêu.
- Nêu được nguyên nhân của sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở các đối tượng khác nhau.
- Phân biệt được giá trị dinh dưỡng có ở các loại thực phẩm chính.
- Xác định được cơ sở và nguyên tắc xác định khẩu phần.
B. chuẩn bị.
- Tranh ảnh các nhóm thực phẩm chính.
- Bảng phụ lục ghi giá trị dinh dưỡng của 1 số loại thức ăn.
C. hoạt động dạy - học.
1. Tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Vitamin có vai trò gì đối với hoạt động sinh lí của cơ thể? Hãy kể những điều em biết về vitamin và vai trò của các loại vitamin đó?
- Bài tập 3, 4 ( Tr - 110).
3. Bài mới
	VB: Các chất dinh dưỡng (thức ăn) cung cấp cho cơ thể theo tiêu chuẩn quy định gọi là tiêu chuẩn ăn uống. Dựa vào cơ sở khoa học nào để đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lí. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài mới.
Hoạt động 1: Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS đọc bảng mục I:+ Đọc bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam 
(Tr - 120) và trả lời câu hỏi :
- Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em, người trưởng thành, người già khác nhau như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó ? 
- Sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi cơ thể phụ thuộc vào yếu tố nào?
- GV tổng kết lại nội dung thảo luận.
- Vì sao trẻ em suy dinh dưỡng ở các nước đang phát triển chiếm tỉ lệ cao? 
- HS tự thu nhận thông tin => thảo luận nhóm, nêu được:
+ Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em cao hơn người trưởng thành vì ngoài năng lượng tiêu hao do các hoạt động còn cần tích luỹ cho cơ thể phát triển. Người già nhu cầu dinh dưỡng thấp vì sư vận động cơ thể ít.
- HS tự tìm hiểu và rút ra kết luận.
- 1 HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung và hoàn thiện kiến thức.
+ Các nước đang phát triển chất lượng cuộc sông thấp => trẻ em suy dinh dưỡng chiếm tỉ lệ cao.
Kết luận: 
- Nhu cầu dinh dưỡng của từng người không giống nhau và phụ thuộc vào các yếu tố:
+ Giới tính : nam > nữ.
+ Lứa tuổi: trẻ em > người già.
+ Dạng hoạt động lao động : Lao động nặng > lao động nhẹ
+ Trạng thái cơ thể: Người kích thước lớn nhu cầu dinh dưỡng > người có kích thước nhỏ.
+ Người ốm cần nhiều chất dinh dưỡng hơn người khoẻ.
Hoạt động 2: Giá trị dinh dưỡng của thức ăn
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục II SGK và trả lời câu hỏi:
- Giá trị dinh dưỡng của thức ăn biểu hiện như thế nào?
- GV treo tranh các nhóm thực phẩm – Yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập:
Loại thực phẩm
Tên thực phẩm
+ Giàu Gluxít
+ Giàu prôtêin 
+ Giàu lipit 
+ Nhiều vitamin và muối khoáng 
- GVnhận xét
- Sự phối hợp các loại thức ăn trong bữa ăn có ý nghĩa gì?
- Nghiên cứu bảng và trả lời 
Nhận xét và rút ra kết luận 
- HS dựa vào vốn hiểu biết quan sát tranh và thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập.
+ Đại diện nhóm trình bày, bổ sung => đáp án chuẩn.
+ Tỉ lệ các loại chất trong thực phẩm không giống nhau => phối hợp các loại thức ăn để cung cấp đủ chất cho cơ thể => KL.
Kết luận: 
- Giá trị dinh dưỡng của thức ăn biểu hiện :
+ Thành phần các chất hữu cơ. 
+ Năng lượng chứa trong nó.
- Tỉ lệ các chất hữu cơ chứa trong thực phẩm không giống nhau nên cần phối hợp các loại thức ăn trong bữa ăn để cung cấp đủ cho nhu cầu cơ thể đồng thời giúp ăn ngon hơn => hấp thụ tốt hơn.	
Hoạt động 3: Khẩu phần và nguyên tắc lập khẩu phần
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS đọc SGK.
?-Khẩu phần là gì ?
- Yêu cầu HS thảo luận :
- Khẩu phần ăn uống của người mới ốm khỏi có gì khác người bình thường?
- Vì sao trong khẩu phần ăn uống nên tăng cường rau quả tươi?
- Để xây dựng khẩu phần ăn uống hợp lí cần dựa trên căn cứ nào?
- GV chốt lại kiến thức.
- Vì sao những người ăn chay vẫn khoẻ mạnh?
- HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm và nêu được :
+ Người mới ốm khỏi cần thức ăn bổ dưỡng để tăng cường phục hồi sức khoẻ.
+ Tăng cường vitamin, tăng cường chất xơ để dễ tiêu hoá.
HS rút ra kết luận.
- Họ dùng sản phẩm từ thực vật như : đậu, vừng, lạc chứa nhiều prôtêin, lipít
Kết luận: 
- Khẩu phần là lượng thức ăn cần cung cấp cho cơ thể trong 1 ngày.
- Khẩu phần cho các tượng khác nhau không giống nhau và ngay với 1 người trong giai đoan khác nhau cũng khác nhau vì: nhu cầu năng lượng và nhu cầu dinh dưỡng ở những thời điểm khác nhau không giống nhau.
- Nguyên tắc lập khẩu phần :
+ Đảm bảo đủ lượng thức ăn phù hợp nhu cầu từng đối tượng.
+ Đảm bảo cân đối thành phần các chất hữu cơ

File đính kèm:

  • docsinh 8 ca nam.doc
Giáo án liên quan