Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 14

I-MỤC TIÊU BÀI HỌC :

- Nêu được các đặc điểm cấu tạo của châu chấu

- Trình bày được cách di chuyển dinh dưỡng và sinh sản của châu chấu

- Rèn luyện kỹ năng quan sát, vẽ hình và thu nhận kíên thức từ hình vẽ

- Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm và làm việc với SGL

II- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :

 Vật mẫu : Châu chấu

 Tranh phóng to hình 26.1-26.5 SGK

III-TỔ CHỨC DẠY HỌC :

1. ổn định lớp

2. KTBC: Nêu hình dạng ngoài và chức năng của nhện ? Nêu ý nghĩa thực tiễn

3. Bài mới : Sau khi đã nghiên cứu 2 lớp của Chân khớp thấy được các phần phụ cơ thể khớp động với nhau, vậy các em hãy nghiên cứu thêm lớp thứ ba xem các phần phụ của cơ thể như thế nào ?

· Hoạt động 1 : Tìm hiểu cấu tạo ngoài và di chuyển của châu chấu

GV HS

Cho HS quan sát châu chấu mang đến và đối chiếu với tranh phóng to hình 26.1 SGK , đọc thông tin SGK để thực hiện lệnh SGK

 

 

?Cấu tạo ngoài của châu chấu chia làm bao nhiêu phần? Mô tả mỗi phần cơ thể của châu chấu ?

 

 

 

?hãy cho biết châu chấu có những cách di chuyển nào ?

?So với các loài sâu bọ khác như : bọ ngựa, cánh cam, kiến mối, bọ hung khả năng di chuyển của châu chấu có linh hoạt hơn không , tại sao?

 Quan sát châu chấu và tranh , đọc thông tin và trao đổi nhóm để thống nhất đáp án

Đại diện nhóm báo cáo kết quả , trả lời các câu hỏi

Các nhóm khác bổ sung

 Cấu tạo ngoài của châu chấu gồm 3 phần chính :

+ đầu có râu, mắt kép và cơ quan miệng

+ Ngực có 3 đốt với 3 đôi chân, thường có 2 đôi cánh

+ Bụng có 10 đốt với 10 đôi lỗ thở

 bay, nhảy và bò

 

so với các loài sâu bọ khác thì châu chấu di chuyển linh hoạt hơn , vì châu chấu có đôi chân sau phát triển , chúng có thể tạo ra sức bật giúp cơ thể rời khỏi vị trí một cách nhanh chóng và giương đôi cánh bay luôn.

 

doc7 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 447 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 14, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
át châu chấu mang đến và đối chiếu với tranh phóng to hình 26.1 SGK , đọc thông tin £ SGK để thực hiện lệnh s SGK 
?Cấu tạo ngoài của châu chấu chia làm bao nhiêu phần? Mô tả mỗi phần cơ thể của châu chấu ?
?hãy cho biết châu chấu có những cách di chuyển nào ?
?So với các loài sâu bọ khác như : bọ ngựa, cánh cam, kiến mối, bọ hung khả năng di chuyển của châu chấu có linh hoạt hơn không , tại sao?
Quan sát châu chấu và tranh , đọc thông tin và trao đổi nhóm để thống nhất đáp án 
Đại diện nhóm báo cáo kết quả , trả lời các câu hỏi 
Các nhóm khác bổ sung 
ª Cấu tạo ngoài của châu chấu gồm 3 phần chính :
+ đầu có râu, mắt kép và cơ quan miệng 
+ Ngực có 3 đốt với 3 đôi chân, thường có 2 đôi cánh 
+ Bụng có 10 đốt với 10 đôi lỗ thở 
ª bay, nhảy và bò 
ªso với các loài sâu bọ khác thì châu chấu di chuyển linh hoạt hơn , vì châu chấu có đôi chân sau phát triển , chúng có thể tạo ra sức bật giúp cơ thể rời khỏi vị trí một cách nhanh chóng và giương đôi cánh bay luôn. 
KẾT LUẬN :
1.Cấu tạo ngoài của châu chấu gồm 3 phần chính :
+ đầu có râu, mắt kép và cơ quan miệng 
+ Ngực có 3 đốt với 3 đôi chân, thường có 2 đôi cánh 
+ Bụng có 10 đốt với 10 đôi lỗ thở 
2.Di chuyển : bay, nhảy và bò
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo trong của châu chấu 
GV
HS
Yêu cầu HS quan sát tranh phóng to hình 26.2,26 .3 SGK và nghiên cứu thông tin để trả lời câu hỏi : Cấu tạo trong của châu chấu ?
Tiếp tục yêu cầu HS thực hiện lệnh s SGK
?Hệ tiêu hóa và hệ bài tiết có quan hệ với nhau như thế nào ?
?Vì sao hệ tuần hoàn ở sâu bọ lại đơn giản đi khi hệ thống ống khí phát triển? 
Quan sát tranh, nghiên cứu thông tin , thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi :
ª HTH gồm miệng hầu, diều, dạ dày, ruột tịt, ruột sau, trực tràng , hậu môn 
+ HHH có hệ thống ống khí xuất phát từ các lỗ thở ở hai bên thành bụng đem oxi tới tế bào. 
+ HTH là hệ tuần hoàn hở, tim hình ống nhiều ngăn.
+ HTK ở dạng chuỗi hạch, có hạch não phát triển. 
ª đổ chung vào ruột sau, rồi ra ngoài 
ª HTH đơn giản vì không có chức năng vận chuyển oxi ( do ống khí phát triển) mà chỉ làm nhiệm vụ vận chuyển chất dinh dưỡng.
KẾT LUẬN :
- HTH gồm miệng hầu, diều, dạ dày, ruột tịt, ruột sau, trực tràng , hậu môn 
- HHH có hệ thống ống khí xuất phát từ các lỗ thở ở hai bên thành bụng đem oxi tới tế bào. 
- HTH là hệ tuần hoàn hở, tim hình ống nhiều ngăn.
- HTK ở dạng chuỗi hạch, có hạch não phát triển.
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu sự dinh dưỡng , sinh sản và phát triển của châu chấu 
GV
HS
Treo tranh phóng to hình 26.4 , 26.5 SGK cho HS quan sát và yêu cầu các em tìm hiểu £ SGK để trả lời các câu hỏi :
?Châu chấu có phàm ăn không và ăn loại thức ăn gì ?
?Hãy nêu quá trình tiêu hóa thức ăn của châu chấu ?
?Tại sao khi sống, bụng châu chấu luôn phập phồng ?
? Châu chấu là động vật như thế nào về cơ quan sinh dục ?
? Trứng được sinh sản ở đâu ? Tại sao trong quá trình phát triển, châu chấu phải lột xác nhiều lần? 
? Con giống bố mẹ ngay từ lúc mới đẻ gọi là gì ?
Quan sát tranh để trả lời các câu hỏi 
Thảo luận và đại diện nhóm trả lời 
Các nhóm nhận xét bổ sung 
ª Châu chấu rất phàm ăn , nhờ cơ quan miệng khỏe, ăn chồi và lá cây.
ª Thức ăn được tầm nước bọt tập trung ở diều, được nghiền nhỏ ở dạ dày cơ, rồi tiêu hóa trong ruột tịt nhờ có enzim. 
ª vì ở mặt bụng có lỗ thở , đó là động tác hít và thải không khí 
ª phân tính, tuyến SD dạng chùm , tuýên phụ SD dạng ống. 
ª đẻ trứng dưới đất thành ổ.
Phải lột xác nhiều lần mới trưởng thành vì lớp vỏ kitin bao bọc kém đàn hồi , nên khi châu chấu lớn lên vỏ cũ phải bong ra, để vỏ mới hình thành. Trong khoảng thời gian chờ vỏ mới cứng lại thì châuu chấu non lớn lên rất nhanh.
ªChâu chấu non nở ra rất giống bố mẹ nhưng chưa đủ cánh , đó là biến thái không hoàn toàn .
KẾT LUẬN :
1. Dinh dưỡng :
- Châu chấu ăn chồi và lá cây.
- Thức ăn được tầm nước bọt tập trung ở diều, được nghiền nhỏ ở dạ dày cơ, rồi tiêu hóa trong ruột tịt nhờ có enzim. 
2.Sinh sản và phát triển 
- Châu chấu phân tính, tuyến SD dạng chùm , tuýên phụ SD dạng ống. 
- Đẻ trứng dưới đất thành ổ. Phải lột xác nhiều lần mới trưởng thành.
- Phát triển qua biến thái (không hoàn toàn .)
4- Củng cố :
- Cho HS đọc chậm phần thông tin cuối bài để ghi nhớ kiến thức 
- Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài :
	2. Hô hấp ở châu chấu khác tôm ở chỗ :
ª châu chấu hô hấp bằng hệ thống ống khí : từ lỗ thở mang oxi tới tận tế bào. Trong khi đó tôm hô hấp bằng mang và lấy oxi hoà tan trong nước.
5- Dặn dò :
- Đọc phần Em có biết để biết tác hại của châu chấu 
- Soạn bài mới với nội dung :
	1. Trình bày được sự đa dạng , 
2. Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của lớp Sâu bọ. 
RÚT KINH NGHIỆM 
TUẦN 14
TIẾT 28
BÀI 27
ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP SÂU BỌ 
I-MỤC TIÊU BÀI HỌC :
- Trình bày được sự đa dạng , đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của lớp Sâu bọ. 
- Rèn luyện kỹ năng quan sát thu nhận kiến thức từ hình vẽ.
- Rèn luyện kỹ năng làm việc với phiếu học tập và SGK
- Thấy được sự thống nhất nhưng đa dạng của lớp Sâu bọ .
II- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
	Tranh phóng to hình 27.1-27.7 SGK 
	Bảng phụ và phiếu học tập ghi nội dung bảng Sự đa dạng về môi trường sống và Vai trò thực tiễn của Sâu bọ 
III- TỔ CHỨC DẠY HỌC :
ổn định lớp 
KTBC : Hãy nêu cấu tạo ngoài của châu chấu ? Hãy nêu quá trình dinh dưỡng , sinh sản và phát triển của châu chấu ?
Bài mới 
* Hoạt động 1: Tìm hiểu mỗt số đại diện sâu bọ khác 
GV
HS 
* Sự đa dạng về loài , lối sống và tập tính 
Treo tranh phóng to hình 27.1-27.7 SGK cho HS quan sát và yêu cầu các em tìm hiểu £ SGK để trả lời câu hỏi Có nhận xét gì về sự đa dạng của sâu bọ ?
Cuối cùng GV nhận xét và chốt lại các ý chính 
* Nhận biết một số đại diện và môi trường sống 
GV cho HS đọc £ SGK , dựa vào kiến thức đã học, chọn những đại diện sâu bọ phù hợp điền vào ô trống , hoàn thành phiếu học tập 
Từng HS quan sát tranh, tìm hiểu thông tin , độc lập suy nghĩ , tìm câu trả lời
Một vài HS trả lời câu hỏi, các bạn khác nhận xét bổ sung
ª Sâu bọ có số loài rất lớn ( khoảng gần 1triệu loài), chúng phân bố khắp nơi trên Trái Đất. Phần lớn chúng có thể bay và trong quá trình phát triển cá thể đều có biến thái , mỗi loài thường có tập tính nhất định.
Bảng 1 Sự đa dạng về môi trường sống của sâu bọ 
stt
Các môi trường sống
Một số đại diện
1
Ở nước 
Trên mặt nước 
Bọ vẽ 
Trong nước 
Aáu trùng chuồn chuồn, bọ gậy 
2
Ở cạn 
Dưới đất 
Aáu trùng ve sầu , dế trũi 
Trên mặt đất 
Dế mèn, bọ hung 
Trên cây 
Bọ ngựa 
Trên không 
Bướm 
3
KS
Ở cây 
Bọ rầy 
Ở động vật 
Chấy rận 
KẾT LUẬN :
Sâu bọ có số loài rất lớn ( khoảng gần 1triệu loài), chúng phân bố khắp nơi trên Trái Đất. Phần lớn chúng có thể bay và trong quá trình phát triển cá thể đều có biến thái , mỗi loài thường có tập tính nhất định.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm chung và vai trò thực tiễn 
GV
HS
*Yêu cầu HS nghiên cứu £ SGK để thực hiện lệnh sSGK Tìm những đặc điểm nổi bật của lớp sâu bọ bằng cách đánh dấu v vào ô vuông 
* Cho HS tìm hiểu £ SGK dựa vào kiến thức đã học, đánh dấu + vào ô trống hoàn thành phiếu học tập ( bảng 2)
Từ bảng hãy rút ra vai trò thực tiễn của sâu bọ ?
Cho một vài HS phát biểu ý kiến 
Các nhóm nhận xét bổ sung 
- Vỏ kitin vừa là bộ xương ngoài vừa là chiếc áo ngụy trang của chúng £
- Thần kinh phát triển cao, hình thành não là cơ sở của các tập tính và hoạt động bản năng £
- Sâu bọ có đủ 5 giác quan £
- cơ thể sâu bọ có 3 phần : đầu ngực bụng R
- Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh . R
- Sâu bọ hô hấp bằng hệ thống ống khí R
- Sâu bọ có nhiều hình thức phát triển biến thái khác nhau £
- Sâu bọ có hệ tuần hoàn hở , tim hình ống , nhiều ngăn nằm ở mặt bụng R
Bảng 2 : vai trò thực tiễn 
Stt
Vai trò thực tiễn 
Ong mật 
Tằm 
Ruồi 
Muỗi 
Ong mắt đỏ 
Chấy rận 
mọt gạo
Bọ chét 
1
Làm thuốc chữa bệnh 
+
+
2
Làm thực phẩm 
+
3
Thụ phấn cây trồng 
+
4
Thức ăn cho ĐV khác 
+
5
Diệt các sâu hại khác 
+
6
Hại hạt ngũ cốc 
+
7
Truyền bệnh 
+
ª làm thuốc chữa bệnh, làn thực phẩm , thụ phấn cây trồng , thức ăn cho động vật khác , diệt các sâu bọ có hại . Tuy nhiên một số sâu bọ rất có hại như hại hạt ngũ cốc và truyền bệnh nguy hiểm 
KẾT LUẬN :
1. Đặc điểm chung : 
- cơ thể sâu bọ có 3 phần : đầu ngực bụng R
- Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh . R
- Sâu bọ hô hấp bằng hệ thống ống khí R
- Sâu bọ có hệ tuần hoàn hở , tim hình ống , nhiều ngăn nằm ở mặt bụng R
2. Vai trò thực tiễn :
 làm thuốc chữa bệnh, làn thực phẩm , thụ phấn cây trồng , thức ăn cho động vật khác , diệt các sâu bọ có hại . Tuy nhiên mộ

File đính kèm:

  • docTUAN 14.doc