Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 62+63 - Năm học 2013-2014

I. Mục tiêu.

 1. Kiến thức:

 - Nêu được khái niệm về đấu tranh sinh học và các biện pháp chính trong đấu tranh sinh học là sử dụng các loài thiên địch.

 2. Kĩ năng:

 - Có kĩ năng quan sát tranh ảnh.

 - Tìm kiếm thông tin và phân tích thông tin.

 - Hợp tác, lắng nghe tích cực.

 - Tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.

 3. Thái độ:

 - Có ý thức bảo vệ động vật, môi trường.

II. Đồ dùng dạy học

 1. Giáo viên: phiếu học tập : bảng Các biện pháp đấu tranh sinh học

 2. Học sinh: bảng phụ, bút dạ

III. Phương pháp

 Thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp - tìm tòi.

IV. Tổ chức giờ học.

 1. Ổn định tổ chức. (1 phút)

 Sĩ số: .

 2. Khởi động. (5 phút)

 Kiểm tra bài cũ:

 Trình bày các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự giảm sút đa dạng sinh học và biện pháp cần thiết để bảo vệ đa dạng sinh học?

 Khám phá: Trong thiên nhiên để tồn tại các động vật có mối quan hệ với nhau, con người đã lợi dụng mối quan hệ này để mang lại lợi ích.

 3. Các hoạt động

HĐ1: Tìm hiểu về khái niệm biện pháp đấu tranh sinh học. (7 phút)

 Mục tiêu: Nêu được khái niệm về đấu tranh sinh học

 

Hoạt động của GV và HS Nội dung

 

- GV yêu cầu hs nghiên cứu sgk và trả lời:

? Thế nào là đấu tranh sinh học. Cho ví dụ.(hs: Dùng SV tiêu diệt SV có hại.vd: Mèo diệt chuột)

- GV giải thích: SV tiêu diệt SV có hại gọi là thiên địch.

- GV y/c hs rút ra kết luận. I. Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học.

 

 

 

 

 

- Đấu tranh sinh học là biện pháp sử dụng SV hoặc sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do các SV gây ra.

 

HĐ2: Tìm hiểu về các biện pháp đấu tranh sinh học. (15 phút)

 Mục tiêu: Nêu được các biện pháp chính trong đấu tranh sinh học

 

doc9 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 471 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 62+63 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 08/4/2014
Ngày giảng: 11/4/2014
Tiết 62
Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học.
I. Mục tiêu.
 1. Kiến thức: 
 - Nêu được khái niệm về đấu tranh sinh học và các biện pháp chính trong đấu tranh sinh học là sử dụng các loài thiên địch.
 2. Kĩ năng:
 - Có kĩ năng quan sát tranh ảnh.
 - Tìm kiếm thông tin và phân tích thông tin.
 - Hợp tác, lắng nghe tích cực.
 - Tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.
 3. Thái độ:
 - Có ý thức bảo vệ động vật, môi trường.
II. Đồ dùng dạy học
 1. Giáo viên: phiếu học tập : bảng Các biện pháp đấu tranh sinh học
 2. Học sinh: bảng phụ, bút dạ
III. Phương pháp
 Thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp - tìm tòi.
IV. Tổ chức giờ học.
 1. Ổn định tổ chức. (1 phút)
 Sĩ số: ........................................................
 2. Khởi động. (5 phút)
 Kiểm tra bài cũ: 
 Trình bày các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự giảm sút đa dạng sinh học và biện pháp cần thiết để bảo vệ đa dạng sinh học?
 Khám phá: Trong thiên nhiên để tồn tại các động vật có mối quan hệ với nhau, con người đã lợi dụng mối quan hệ này để mang lại lợi ích.
 3. Các hoạt động
HĐ1: Tìm hiểu về khái niệm biện pháp đấu tranh sinh học. (7 phút)
 Mục tiêu: Nêu được khái niệm về đấu tranh sinh học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV yêu cầu hs nghiên cứu sgk và trả lời: 
? Thế nào là đấu tranh sinh học. Cho ví dụ.(hs: Dùng SV tiêu diệt SV có hại.vd: Mèo diệt chuột)
- GV giải thích: SV tiêu diệt SV có hại gọi là thiên địch.
- GV y/c hs rút ra kết luận.
I. Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học.
- Đấu tranh sinh học là biện pháp sử dụng SV hoặc sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do các SV gây ra.
HĐ2: Tìm hiểu về các biện pháp đấu tranh sinh học. (15 phút)
 Mục tiêu: Nêu được các biện pháp chính trong đấu tranh sinh học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV yêu cầu hs nghiên cứu sgk, qs hình 59.1 thảo luận nhóm 2 bàn ( 3 phút) ¦ hoàn thành bảng trang 193.
- GV gọi các nhóm lên viết kết quả trên bảng.
- GV cho hs chốt lại kiến thức.
II. Những biện pháp đấu tranh sinh học.
- Có 3 biện pháp đấu tranh sinh học: 
+ Thiên địch tiêu diệt SV có hại là phổ biến.
+ Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại.
+ Gây vô sinh diệt động vật gây hại.
HĐ3: Những ưu điểm và hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học. ( 12 phút)
 Mục tiêu: Biết được những ưu điểm và hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV y/c hs ng/cứu SGK ( 194)
? Đấu tranh sinh học có những ưu điểm gì.
? Hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học là gì. 
- HS trả lời, các HS khác nhận xét và bổ sung.
- GV y/c hs tự rút ra kết luận.
Tích hợp môi trường: 
- Để bảo vệ môi trường, và tiêu diệt được nhiều sinh vật gây hại người ta thường dùng các biện pháp đấu tranh sinh học. Em hãy phân tích một ví dụ cụ thể để làm rõ ý trên?
- HS: Vd nuôi mèo để bắt chuột, không phá hoạt đồ đạc, mùa màng. Thay bằng cách dùng bả, thuốc chuột.
III. Những ưu điểm và hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học.
- Ưu điểm:
+ Tiêu diệt nhiều sinh vật gây hại.
+ Tránh ô nhiễm môi trường.
- Nhược điểm: 
+ Đấu tranh sinh học chỉ có hiệu quả nơi có khí hậu ổn định.
+ Thiên địch không tiêu diệt triệt để sinh vật gây hại.
4. Kiểm tra - Đánh giá (4phút)
 - Đọc kết luận cuối bài.
 - Trả lời các câu hỏi sgk trang 195.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà (1 phút)
 - Học bài và trả lời câu hỏi sgk trang 195.
 - Nghiên cứu trước bài: Động vật quí hiếm.
Ngày soạn: 14/4/2014
Ngày giảng: 17/4/2014
Tiết 63
Bài 60: Động vật quý hiếm
I. Mục tiêu.
 1. Kiến thức: 
 - Nêu được khái niệm về động vật quý hiếm và mức độ tuyệt chủng của các động vật quí hiếm ở Việt Nam và đề ra biện pháp bảo vệ ĐV quý hiếm.
 - Biết các ví dụ các động vật quý hiếm và cấp độ tuyệt chủng của chúng.
 2. Kĩ năng:
 - Có kĩ năng quan sát so sánh.
 - Tìm kiếm và xử lí thông tin.
 - Tư duy, phê phán những hành vi buôn bán, săn bắt ... những động vật quý hiếm.
 - Hợp tác, lắng nghe tích cực.
 - Tự tin trong thuyết trình.
 3. Thái độ:
 - Có ý thức bảo vệ động vật quý hiếm.
II. Đồ dùng dạy học
 1. Giáo viên: Phiếu học tập ghi bảng trang 196. Máy chiếu.
 2. Học sinh: bảng phụ, bút dạ.
III. Phương pháp
 Thảo luận nhóm, trực quan, trình bày 1 phút, chia sẻ.
IV. Tổ chức giờ học.
 1. Ổn định tổ chức. (1 phút)
 Sĩ số: 
 2. Khởi động. (4 phút)
 Kiểm tra bài cũ: Nêu những biện pháp đấu tranh sinh học?
 Khám phá: Trong thiên nhiên có một số loài động vật có giá trị đặc biệt nhưng lại có nguy cơ tuyệt chủng đó là những động vật như thế nào?
 3. Các hoạt động 
HĐ1: Khái niệm động vật quý hiếm. (7 phút)
 Mục tiêu: Nêu được khái niệm về động vật quý hiếm 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
? Trong các nhóm động vật sau, theo em nhóm động vật nào gồm toàn những động vật quý hiếm: ( silde 1, 2)
A. Tê giác một sừng; Chim sâu; Voi; Thằn lằn.
B. Sếu đầu đỏ; Muỗi; Ếch đồng; Phượng hoàng.
C. Voi; Trĩ đỏ; Hạc; Đồi mồi.
D. Hổ; Chim hồng hạc; Chuột nhắt; Mèo.
- HS : đáp án C.
- GV y/c hs nghiên cứu sgk và trả lời: 
? Thế nào là động vật quí hiếm.( hs: Là những động vật có giá trị nhiều mặt và đạng có nguy cơ giảm sút số lượng).
? Căn cư vào đặc điểm nào mà phân hạng ĐV quý hiếm?
- HS: căn cứ vào mức độ đe dọa tuyệt chủng của loài.
? Động vật quý hiếm được chia làm mấy cấp độ? Giải thích từng cấp độ?
Cấp độ rất nguy cấp (CR) : Động vật có số lượng cá thể giảm 80%.
Cấp độ nguy cấp (EN): Động vật có số lượng cá thể giảm 50%.
Cấp độ sẽ nguy cấp (VU): Động vật có số lượng cá thể giảm 20%. 
Cấp độ ít nguy cấp (LR): Động vật quí hiếm được nuôi dưỡng hoặc bảo tồn.
? Kể tên 1 số động vật quý hiếm mà em biết
( hs: Kể 5 loài )
- HS trả lời, các HS khác nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
I. Thế nào là động vật quí hiếm.
Động vật quí hiếm là những động vật có giá trị nhiều mặt và có số lượng giảm sút.
HĐ2: Ví dụ minh họa các cấp độ tuyệt chủng của động vật
 quí hiếm ở Việt Nam. (18 phút)
 Mục tiêu: Nêu được các ví dụ minh họa các cấp độ tuyệt chủng của động vật quý hiếm ở Việt Nam.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV y/c hs quan sát hình 60 sgk ( T197) ¦ thảo luận nhóm ( 2 bàn- 4 phút) hoàn thành bảng ( T 196) ( silde 3, 4, 5).
- GV gọi đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung, chia sẻ.
- GV cho hs chốt lại kiến thức.
GV chiếu các hình ảnh ĐV quý hiếm ( silde 6, 7, 8, 9, 10, 11)
II. Ví dụ minh họa các cấp độ tuyệt chủng của động vật quí hiếm ở Việt Nam.
- Cấp độ rất nguy cấp (CR) : Động vật có số lượng cá thể giảm 80%
- Cấp độ nguy cấp (EN): Động vật có số lượng cá thể giảm 50%.
- Cấp độ sẽ nguy cấp (VU): Động vật có số lượng cá thể giảm 20%. 
- Cấp độ ít nguy cấp (LR): Động vật quí hiếm được nuôi dưỡng hoặc bảo tồn.
S
TT
Tên 
động vật
Cấp độ đe dọa 
tuyệt chủng
Giá trị động vật quý hiếm
1
Ốc xà cừ
CR
2
Cà cuống
VU
3
Tôm hùm đá 
EN
4
Khỉ vàng 
LR
5
Rùa núi vàng 
EN
6
Gà lôi trắng 
LR
7
Cá ngựa gai 
VU
8
Khướu đầu đen
LR
9
Hươu xạ
CR
10
Sóc đỏ
LR
HĐ3: Tìm hiểu về cách bảo vệ động vật quí hiếm. (10 phút)
 Mục tiêu: Biết được cách bảo vệ động quí hiếm.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
? Nguyên nhân động vật quý hiếm bị giảm sút? ( silde 12, 13, 14 ,15, 16).
- Săn bắt, nuôi nhốt, buôn bán ĐV trái phép.
- Cháy rừng, chặt phá rừng.
- Ô nhiễm môi trường.
- Giết mổ trái phép ĐV quý hiếm.
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm cặp ( 2 phút) trả lời câu hỏi.
? Cần có những biện pháp gì để bảo vệ động vật quí hiếm.( silde 17, 18, 19, 20 ,21, 22).
- HS trả lời: Bảo vệ môi trường sống, cấm săn bắt, buôn bán, giữ trái phép động vật hoang dã. 
HS khác nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
III. Bảo vệ động vật quí hiếm.
- Các biện pháp bảo vệ động vật quí hiếm: 
+ Bảo vệ môi trường sống 
+ Cấm săn bắt, buôn bán, giữ trái phép.
+ Chăn nuôi, chăm sóc đầy đủ 
+ Xây dung khu dự trữ thiên nhiên.
4. Kiểm tra - Đánh giá. (4 phút) 
 Trình bày 1 phút: Thế nào là động vật quý hiếm? Nêu các biện pháp bảo vệ động vật quí hiếm.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà. (1 phút) 
 - Học bài theo nội dung câu hỏi 1, 2 trang 198.
 - Đọc phần Em có biết trang 198.
 - Tìm hiểu Động vật có giá trị ở địa phương.
Nhóm:.
S
TT
Tên 
động vật
Cấp độ đe dọa 
tuyệt chủng
Giá trị động vật quý hiếm
1
Ốc xà cừ
2
Cà cuống
3
Tôm hùm đá 
4
Khỉ vàng 
5
Rùa núi vàng 
6
Gà lôi trắng 
7
Cá ngựa gai 
8
Khướu đầu đen
9
Hươu xạ
10
Sóc đỏ

File đính kèm:

  • docTiet 62.doc