Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 55+56

I. Mục tiêu.

 1. Kiến thức.

 - Ôn tập kiến thức về lớp lưỡng cư, đại diện là ếch đồng.

 - Ôn tập về lớp Bò sát: Cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của Thằn lằn . Đặc điểm chung của lớp Bò sát.

 - Chứng minh cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn.

 - Phân biệt các bộ thú trong lớp thú

 - Đặc điểm chung, vai trò của thú, biện pháp bảo vệ thú.

 - Đặc điểm sinh sản của thỏ tiến hóa hơn so với lớp động vật trước.

 2. Kĩ năng.

 - Khái quát, tổng hợp kiến thức.

 - ứng xử, giao tiếp khi thảo luận

 3. Thái độ.

 Nghiêm túc tích cực học tập

II. Đồ dùng dạy học

 1. Giáo viên

 - Câu hỏi ôn tập

 2. học sinh

 - Ôn tập về lớp Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú

III. Phương pháp

Vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.

IV. Tổ chức giờ học.

 1. ổn định tổ chức( 1 phút)

 Sĩ số: /23. Vắng: .

 2. Khởi động ( 1 phút)

 * Kiểm tra bài cũ : không

 * Mở bài: Giờ hôm nay cô cùng các em sẽ đi ôn tập toàn bộ kiến thức từ đầu kì 2 đến giờ.

 3. Các hoạt động

HĐ 1: Ôn tập về Lớp Lưỡng cư ( 7 phút)

Mục tiêu: ôn tập các kiến thức về Lưỡng cư.

Cách tiến hành:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

? ếch đồng sống ở môi trường nào?

- 1 HS trả lời: MT ẩm, vừa ở cạn, vừa ở nước.

? Những đặc điểm cấu tạo của ếch đồng thích nghi với đời sống đó?

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm cặp ( 2 phút) trả lời câu hỏi trên.

- HS thảo luận và 1 nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- GV nhận xét , chốt kiến thức I. Lớp Lưỡng cư

 

 

 

 

 

 

- Lưỡng cư có nhiều đặc điểm thích nghi với đời sống vừa ở nước, vừa ở cạn

 

doc9 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 449 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 55+56, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết 55: ôn tập
I. Mục tiêu.
 1. Kiến thức.
 - Ôn tập kiến thức về lớp lưỡng cư, đại diện là ếch đồng.
 - Ôn tập về lớp Bò sát: Cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của Thằn lằn . Đặc điểm chung của lớp Bò sát.
 - Chứng minh cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn.
 - Phân biệt các bộ thú trong lớp thú
 - Đặc điểm chung, vai trò của thú, biện pháp bảo vệ thú.
 - Đặc điểm sinh sản của thỏ tiến hóa hơn so với lớp động vật trước.
 2. Kĩ năng.
 - Khái quát, tổng hợp kiến thức.
 - ứng xử, giao tiếp khi thảo luận 
 3. Thái độ.
 Nghiêm túc tích cực học tập 
II. Đồ dùng dạy học
 1. Giáo viên
 - Câu hỏi ôn tập
 2. học sinh
 - Ôn tập về lớp Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú
III. Phương pháp
Vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.
IV. Tổ chức giờ học.
 1. ổn định tổ chức( 1 phút)
 Sĩ số: /23. Vắng: ....................................................
 2. Khởi động ( 1 phút)
 * Kiểm tra bài cũ : không
 * Mở bài: Giờ hôm nay cô cùng các em sẽ đi ôn tập toàn bộ kiến thức từ đầu kì 2 đến giờ.
 3. Các hoạt động
HĐ 1: Ôn tập về Lớp Lưỡng cư ( 7 phút)
Mục tiêu: ôn tập các kiến thức về Lưỡng cư.
Cách tiến hành:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
? ếch đồng sống ở môi trường nào?
- 1 HS trả lời: MT ẩm, vừa ở cạn, vừa ở nước.
? Những đặc điểm cấu tạo của ếch đồng thích nghi với đời sống đó?
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm cặp ( 2 phút) trả lời câu hỏi trên.
- HS thảo luận và 1 nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- GV nhận xét , chốt kiến thức
I. Lớp Lưỡng cư
- Lưỡng cư có nhiều đặc điểm thích nghi với đời sống vừa ở nước, vừa ở cạn
HĐ2 : Ôn tập lớp Bò sát ( 7 phút)
Mục tiêu: Ôn tập về lớp Bò sát: Cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của Thằn lằn . Đặc điểm chung của lớp Bò sát.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- Gv yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 bàn ( 3 phút) trả lời câu hỏi:
? Nêu cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của thằn lằn bóng đuôi dài?
? Bò sát có những đặc điểm chung nào?
- HS thảo luận, 1 nhóm báo cáo kết quả. Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV chốt kiến thức.
II. Lớp Bò sát
Đời sống:
Cấu tạo ngoài
Cấu tạo trong 
Đặc điểm chung
HĐ3 : Ôn tập lớp Chim ( 10 phút)
Mục tiêu: Chứng minh cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- Gv yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 bàn (4 phút) trả lời câu hỏi:
? cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của chim thích nghi với đời sống bay lượn như thế nào? 
- HS thảo luận, 1 nhóm báo cáo kết quả. Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV chốt kiến thức.
III. Lớp chim
Đời sống:
Cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống bay lượn.
Cấu tạo trong thích nghi với đời sống bay lượn.
 - Đặc điểm chung
HĐ4: Ôn tập lớp Thú ( 15 phút)
Mục tiêu: - Phân biệt các bộ thú trong lớp thú
 - Đặc điểm chung, vai trò của thú, biện pháp bảo vệ thú.
 - Đặc điểm sinh sản của thỏ tiến hóa hơn so với lớp động vật trước.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- Gv yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 bàn ( 5 phút) trả lời câu hỏi:
?Sự sinh sản của thú có gì tiến hóa hơn các ĐV trước?
? Nêu đặc điểm chung và vai trò của thú?
? Phân biệt bộ gặm nhấm, bộ ăn thịt và bộ ăn sâu bọ?
?Nêu những biện pháp bảo vệ chim, thú?
- HS thảo luận, mỗi nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình. Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV chốt kiến thức
IV. Lớp Thú
Đặc điểm sinh sản của thú
Đặc điểm chung, vài trò của thú
Biện pháp bảo vệ
4. Kiểm tra, đánh giá ( 3 phút)
- Yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức cần nhớ trong bài.
5. Hướng dẫn học bài ( 1 phút)
- Về nhà ôn tập nội dung trên, giờ sau kiểm tra 1 tiết.
Ngày soạn: 16/3/2014
Ngày giảng: 21/3/2014
TIẾT 56: KIỂM TRA MỘT TIẾT
I. Mục tiêu.
 1. Kiến thức. Kiểm tra, đánh giá các kiến thức về: 
- Lớp Lưỡng cư.
- Lớp Bò sát.
- Lớp chim.
- Lớp thú.
 2. Kĩ năng.
- Trình bày bài kiểm tra.
- Tổng hợp kiến thức, so sánh nhận xét.
 3. Thái độ.
- Nghiêm túc và trung thực trong kiểm tra.
II. Đồ dùng dạy học
 1. Giáo viên
 Ma trận, đề kiểm tra, hướng dẫn chấm, thang điểm.
A. Ma trận
Chủ đề
Các mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. Lớp lưỡng cư
Biết được đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng
Số câu
1
Số điểm:
Tỉ lệ: 
0,25 đ
100%
2. Lớp Bò sát
Biết được đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn.
Biết được tim thằn lằn có mấy ngăn
Số câu
2
Số điểm
Tỉ lệ
0,5 đ
100%
3. Lớp chim
- Biết số túi khí của chim bồ câu. 
- Nhận biết con Công thuộc bộ nào của lớp chim
Chứng minh được chim bồ câu có cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống bay lượn
Số câu
2
1
Số điểm
Tỉ lệ
0,5
14,3
3 đ
85,7%
4. Lớp thú
- Biết được đặc điểm sinh sản của thỏ.
- Biết đặc điểm di chuyển của kanguru.
- Nhận biết một loài thuộc lớp thú.
Nêu được đặc điểm chung của thú.
Hiểu được các đặc điểm của bộ thú ăn thịt thích nghi với đời sống và tập tính săn mồi của chúng.
Đưa ra các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thú
Số câu
3
1
1
1
Số điểm
Tỉ lệ
0,75 đ
13,04%
2 đ
34,8%
2 đ
34,8%
1 đ
17,4%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ
8
2đ
20%
1
2đ
20%
1
2đ
20%
2
4đ
40%
B. Đề bài – Hướng dẫn chấm - Thang điểm.
 I. Trắc nghiệm. (2 điểm)
 Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.
 Câu 1. Các đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn là:
a. Da khô, có vảy sừng bao bọc, cổ dài.
b. Mắt có mi cử động và có nước mắt, màng nhĩ nằm trong hốc nhỏ bên đầu.
c. Thân dài, đuôi rất dài
d. Cả a, b và c.
 Câu 2. Đặc điểm nào dưới đây là của ếch đồng:
 A. Cơ thể hình thoi, cổ rất ngắn, lớp mỡ dưới da rất dày
 B. Da trần, phủ chất nhày ẩm, đễ thấm khí .
 C. Đẻ con và nuôi con bằng sữa.
 D. Da khô, xù xì, không thấm nước.
 Câu 3. Sinh sản của thỏ có đặc điểm là:
 A. Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong. B. Có hiện tượng thai sinh.
 C. Thỏ non mới đẻ yếu, chưa mở mắt, được bú sữa mẹ. D. Cả a, b và c.
 Câu 4. Đặc điểm di chuyển của kanguru là:
 A. Di chuyển bằng 4 chi. B. Dùng 2 chi sau để nhảy.
 C. Chuyền cành bằng 2 chi sau. D. Chuyền cành bằng hai chi trước.
 Câu 5: Tim thằn lằn có mấy ngăn?
A. 4 ngăn	B. 3 ngăn
C. 2 ngăn	D. Một ngăn
Câu 6. Chim Bồ câu có mấy túi khí?
A. 6 túi	B. 7 túi
C. 8 túi	D. 9 túi
Câu 7. Con Công thuộc bộ nào trong lớp chim?
A. Bộ Gà	B. Bộ Ngỗng
C. Bộ Chim ưng	D. Bộ Cú
Câu 8. Trong các loài cá sau loài nào thuộc lớp thú?
A. Cá Chép	B. Cá Sấu
C. Cá heo	D. Cá rô phi.
II. Tự luận. (8 điểm)
 Câu 9: (3 điểm) Chứng minh chim bồ câu có đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống bay lượn?
 Câu 10: (3 điểm) 
a, Thú có đặc điểm chung gì? ( 2 điểm)
b, Em cần làm gì để bảo vệ sự đa dạng của thú? ( 1 điểm)
 Câu 11: ( 2 điểm)
Thú ăn thịt có những đặc điểm như thế nào để thích nghi với đời sống săn, vồ mồi và ăn thịt?
Hướng dẫn chấm và thang điểm
Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm
I.Trắc nghiệm
1. d
2.b
3. d
4. b
5. b
6. d
7. a
8.c
2 điểm
0,25
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
II. Tự luận
Câu 9
Chim bồ câu có đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống bay lượn: 
Đặc điểm cấu tạo ngoài
ý nghĩa thích nghi
- Thân: hình thoi
- Chi trước: Cánh chim
- Chi sau: 3 ngón trước, 1 ngón sau
- Lông ống: có các sợi lông làm thành phiến mỏng
- Lông tơ: Có các lông mảnh làm thành chùm lông xốp
- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng
- Cổ: Dài khớp đầu với thân.
- Giảm sức cản của không khí khi bay
- Quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.
- Giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.
- Làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên một diện tích rộng.
- Giữ nhiệt , làm cơ thể nhẹ
- Làm đầu chim nhẹ
- Phát huy tác dụng của giác quan, bắt mồi, rỉa lông.
 8 điểm
3 điểm
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 10
Câu 11: 
a, Đặc điểm chung của lớp thú:
+ Là động vật có xương sống, có tổ chức cao nhất
+ Thai sinh và nuôi con bằng sữa
+ Có lông mao, bộ răng phân hoá 3 loại
+ Tim 4 ngăn, bộ não phát triển, là động vật hằng nhiệt.
b, Biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thú
+ Bảo vệ động vật hoang dã.
+ Xây dựng khu bảo tồn động vật.
+ Tổ chức chăn nuôi những loài có giá trị kinh tế.
Thú ăn thịt có các đặc điểm thích nghi với đời sống của nó là:
- Răng phân hoá thành răng cửa ngắn, sắc để róc xương, răng nanh lớn, dài nhọn để xé mồi, răng hàm có nhiều mấu dẹp sắc để cắt, nghiền mồi
- Các ngón chân có đệm thịt dày, bước đi rất êm. Di chuyển nhanh.
- Có vuốt sắc nhọn giương ra khỏi đệm thịt để cào xé con mồi.
3 điểm
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0.25
0,25
2 điểm
1,0
0,5
0,5
2. Học sinh:
Ôn tập các nội dung 
III. Tổ chức giờ học.
 1. Ổn định tổ chức. 
 Sĩ số: ....................................................
 2. Phát đề
 3. Thu bài
 4. Nhận xét: ý thức của HS trong giờ kiểm tra.
Bảng thống kê điểm kiểm tra của HS
Tổng số
Giỏi
Khá
Tb
Yếu
Kém
Kết quả

File đính kèm:

  • docTiet 55.doc