Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 32: Thực hành: Mổ cá - Năm học 2008-2009
I/Mục tiêu: Sau bài này,HS phải:
- Xác định được vị trí và nêu rõ vai trò một số cơ quan của cá trên mẫu mổ.
2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng mổ trên động vật có xương sống.
- Rèn kĩ năng trình bày mẫu mổ.
3. Thái độ: - Nghiêm túc, cẩn thận, chính xác.
II/Đồ dùng dạy học:
* GV: - Mẫu cá chép
- Bộ đồ mổ, đinh ghim (đủ cho các nhóm)
- Tranh phóng to hình 32.1 và 32.3 SGK.
- Mô hình mẫu cá hoặc mẫu não mổ sẵn.
* HS:
Mỗi nhóm 4-6 em
+1 con cá chép (cá giết).
+ Khăn lau, xà phòng.
III/Tiến trình dạy học:
-Kiểm tra : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
+Hoạt động 1: TỔ CHỨC THỰC HÀNH
- GV phân chia nhóm thực hành.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm.
- Nêu yêu cầu của tiết thực hành (như SGK).
.
+Hoạt động 2: TIẾN TRÌNH THỰC HÀNH (Gồm 3 bước)
Bước 1: GV hướng dẫn quan sát và thực hiện viết tường trình.
a. Cách mổ
- GV trình bày kĩ thuật giải phẩu (như SGK tr. 106) chú ý vị trí đường cắt để nhìn rõ nội quan của cá.
- Biểu diễn thao tác mổ (dựa vào hình 32.1) SGK.
- Sau khi mổ cho HS quan sát vị trí tự nhiên của các nội quan chưa gỡ.
b. Quan sát cấu tạo trong trên mẫu mổ
- Hướng dẫn HS xác định vị trí của nội quan.
- Gỡ nội quan để quan sát rõ các cơ quan (như SGK).
- Quan sát mẫu não bộ cá nhận xét màu sắc và các đặc điểm khác.
c. Hướng dẫn viết tường trình
Hướng dẫn HS cách điền vào bảng các nội quan của cá.
+ Trao đổi trong nhóm: nhận xét vị trí, vai trò các cơ quan.
+ Điền ngay vào bảng kết quả quan sát của mỗi cơ quan.
+ Kết quả bảng 1 đó là bảng tường trình bài thực hành.
Bước 2: Thực hành của HS.
- HS thực hành theo nhóm 4-6 HS.
- Mỗi nhóm cử ra:
+ Nhóm trưởng: Điều hành chung.
+ Thư ký: Ghi chép kết quả quan sát.
- Các nhóm thực hiện theo hướng dẫn của GV:
+ Mổ cá: Lưu ý nâng mũi kéo để tránh cắt phải các cơ quan bên trong.
+ Quan sát cấu tạo trong: Quan sát đến đâu ghi chép đến đó.
Tuần 16 Tiết 32 Ngày soạn: 9/12/08 Ngày dạy: 13/12/08 THỰC HÀNH: MỔ CÁ I/Mục tiêu: Sau bài này,HS phải: - Xác định được vị trí và nêu rõ vai trò một số cơ quan của cá trên mẫu mổ. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng mổ trên động vật có xương sống. - Rèn kĩ năng trình bày mẫu mổ. 3. Thái độ: - Nghiêm túc, cẩn thận, chính xác. II/Đồ dùng dạy học: * GV: - Mẫu cá chép - Bộ đồ mổ, đinh ghim (đủ cho các nhóm) - Tranh phóng to hình 32.1 và 32.3 SGK. - Mô hình mẫu cá hoặc mẫu não mổ sẵn. * HS: Mỗi nhóm 4-6 em +1 con cá chép (cá giết). + Khăn lau, xà phòng. III/Tiến trình dạy học: -Kiểm tra : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. +Hoạt động 1: TỔ CHỨC THỰC HÀNH - GV phân chia nhóm thực hành. - Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm. - Nêu yêu cầu của tiết thực hành (như SGK). . +Hoạt động 2: TIẾN TRÌNH THỰC HÀNH (Gồm 3 bước) Bước 1: GV hướng dẫn quan sát và thực hiện viết tường trình. a. Cách mổ - GV trình bày kĩ thuật giải phẩu (như SGK tr. 106) chú ý vị trí đường cắt để nhìn rõ nội quan của cá. - Biểu diễn thao tác mổ (dựa vào hình 32.1) SGK. - Sau khi mổ cho HS quan sát vị trí tự nhiên của các nội quan chưa gỡ. b. Quan sát cấu tạo trong trên mẫu mổ - Hướng dẫn HS xác định vị trí của nội quan. - Gỡ nội quan để quan sát rõ các cơ quan (như SGK). - Quan sát mẫu não bộ cá nhận xét màu sắc và các đặc điểm khác. c. Hướng dẫn viết tường trình Hướng dẫn HS cách điền vào bảng các nội quan của cá. + Trao đổi trong nhóm: nhận xét vị trí, vai trò các cơ quan. + Điền ngay vào bảng kết quả quan sát của mỗi cơ quan. + Kết quả bảng 1 đó là bảng tường trình bài thực hành. Bước 2: Thực hành của HS. - HS thực hành theo nhóm 4-6 HS. - Mỗi nhóm cử ra: + Nhóm trưởng: Điều hành chung. + Thư ký: Ghi chép kết quả quan sát. - Các nhóm thực hiện theo hướng dẫn của GV: + Mổ cá: Lưu ý nâng mũi kéo để tránh cắt phải các cơ quan bên trong. + Quan sát cấu tạo trong: Quan sát đến đâu ghi chép đến đó. - Sau khi quan sát các nhóm trao đổi, nêu nhận xét vị trí và vai trò của từng cơ quan điền bảng SGK trang 107. Bước 3: Kiểm tra kết quả quan sát của HS. - GV quan sát việc thực hiện viết tường trình ở từng nhóm. - GV chấn chỉnh những sai sót của HS khi xác định tên và vai trò của từng cơ quan. - GV thông báo đáp án chuẩn các nhóm đối chiếu, sửa chữa sai sót. Bảng 1: CÁC CƠ QUAN BÊN TRONG CỦA CÁ Tên cơ quan Nhận xét vị trí và vai trò - Mang (Hệ hô hấp) - Tim (Hệ tuần hoàn) - Hệ tiêu hoá (thực quản, dạ dày, ruột, gan) - Bóng hơi - Thận (Hệ bài tiết) - Tuyến sinh dục (Hệ sinh sản) - Não (Hệ thần kinh) IV/Kiểm tra, đánh giá : Các nhóm báo thu hoạch của nhóm mình, nhóm khác nhận xét, bổ sung, GV hoàn chỉnh báo cáo thu hoạch. GV nhận xét chung kết quả buổi thực hành về các nội dung: - Chuẩn bị của HS - Quá trình tiến hành thực hành: + Tinh thần học tập, kết quả thục hành. + Ý thức kỉ luật, vệ sinh. - Nhận xét các hoạt động của các nhóm. V. DẶN DÒ - Về nhà viết thu hoạch nếu chưa viết xong. VI/Rút kinh nghiệm sau khi dạy:
File đính kèm:
- T32.doc