Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 29 đến 46 - Năm học 2007-2008

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

 + Tìm hiểu, quan sát một số tập tính của sâu bọ như: tìm kiếm, cất giữ thức ăn, chăm sóc và bảo vệ thế hệ sau, quan hệ bầy đàn có ở băng hình

 + Ghi chép được những đặc điểm chung của tập tính để có thể diễn đạt bằng lời về tập tình đó sau khi xem băng

 + Liên hệ với những nội dung đã được học để giải thích được tập tính đó như một sự thích nghi rất cao của sâu bọ đối với môi trường sống

2. Kĩ năng: quan sát, tóm tắt, phân tích, tổng hợp

3. Thái độ: giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn

II. Phương pháp dạy học: trực quan, vấn đáp

III. Chuẩn bị của GV và HS:

1. Giáo viên:

 + Máy chiếu, băng hình

2. Học sinh: ôn lại kiến thức ngành chân khớp

IV. Tiến trình bài học:

* Mở bài: giáo viên giới thiệu ngắn gọn nội dung chương trình xem băng, thời gian cho từng phần.

Nêu yêu cầu của bài thực hành:

 + Theo dõi nội dung băng hình

 + Ghi chép các diễn biến của tập tính sâu bọ

 + Có thái độ nghiêm túc trong giờ học

* Các hoạt động dạy học:

Hoạt động 1: Xem băng hình và ghi chép:

 + Giáo viên cho học sinh xem toàn bộ băng hình lần thứ nhất

 + Cho học sinh xem lại đoạn băng hình và yêu cầu học sinh ghi chép các tập tính của sâu bọ:

 - Tìm kiếm, cất giữ thức ăn

 - Sinh sản

 - Tính thích nghi và tồn tại của sâu bọ

 + Với những đoạn khó hiểu, học sinh có thể yêu cầu giáo viên chiếu lại và trao đổi nhóm

Hoạt động 2: Trao đổi, thảo luận, giải thích các tập tính của sâu bọ trên băng hình:

 + Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào các đặc điểm sau đây để giải thích:

 - Hoạt động sống của sâu bọ, đặc biệt về dinh dưỡng và sinh sản.

 - Khả năng đáp ứng của sâu bọ với các kích thích bên ngoài hay bên trong cơ thể

 - Sự thích nghi và tồn tại của chúng

 - Có khả năng chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác

Hoạt động 3: Làm bảng thu hoạch ngắn gọn sau khi xem băng hình

Giáo viên yêu cầu học sinh dùng 4 đặc điểm trên để đánh giá hiệu quả của các tập tính ở sâu bọ

*. Nhận xét, đánh giá:

 + Giáo viên nhận xét tinh thần, thái độ học tập của học sinh

 + Giáo viên đánh giá kết quả học tập của nhóm dựa vào phiếu học tập

V,HDVN:

 + Ôn lại toàn bộ kiến thức ngành chân khớp

 + Kẻ bảng trang 96, 97 vào vở bài tập

VI, Rút kinh nghiệm

 

 

 

 

 

doc57 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 589 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 29 đến 46 - Năm học 2007-2008, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bảo vệ mắt, giữ mắt khỏi bị khô, nhận biết âm thanh trên cạn.
 5. Thuận lợi cho việc di chuyển.
 6. Đẩy nước, bơi trong nước dễ dàng.
Kết luận: 
Di chuyển: Ếch có 2 cách di chuyển:
 - Nhảy cóc (trên cạn)
 - Bơi (dưới nước)
b. Cấu tạo ngoài: Nội dung bảng phụ.
Hoạt động 3: Sinh sản và phát triển của ếch.
 + Mục tiêu:Trình bày được sinh sản và phát triển của ếch.
 + Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
+ Yêu cầu học sinh đọc thông tin.
+Nêu câu hỏi yêu cầu học sinh thảo luận:
 - Trình bày đặc điểm sinh sản của ếch?
 - Trứng ếch có đặc điểm gì?
 - Vì sao cùng là thụ tinh ngoài mà số lượng trứng ếch lại ít hơn cá?
+ GV treo hình 35.4 SGK® Yêu cầu học sinh trình bày sự phát triển của ếch?
GV mở rộng: Trong quá trình phát triển, nòng nọc có nhiều đặc điểm giống cá. Chứng tỏ nguồn gốc của ếch.
+ Đọc thông tin, thu nhận kiến thức® thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi:
 -Đặc điểm sinh sản : Đẻ trứng, thụ tinh ngoài, sinh sản vào cuối mùa xuân.
 - Giải thích
+ Quan sát hình, trình bày sự phát triển của ếch.
+ Ghi nhớ kiến thức
+ Tự rút ra kết luận.
Kết luận: 
 a. Sinh sản:
 - Sinh sản vào cuối mùa xuân
 - Tập tính: Ếch đực ôm lưng ếch cái, đẻ ở các bờ nước.
 - Thụ tinh ngoài, đẻ trứng.
 b. Phát triển: trứng ® nòng nọc® ếch( phát triển có biến thái)
Kết luận chung: Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ SGK.
4.Kiểm tra, đánh giá:
Khoanh tròn đáp án đúng: 
1. Đầu gắn với mình thành một khối thuôn nhọn về phía trước của Ếch có tác dụng:
a. Giúp Ếch đẩy nước khi bơi.
b. Giúp Ếch dễ thở khi bơi.
c. Giúp thuận lợi trong động tác nhảy
d. Giúp Ếch rẽ nước dễ dàng khi bơi
2. Đặc điểm cấu tạo nào của cơ thể giúp Ếch thích nghi với sự hô hấp trên cạn:
a. Mắt, mũi ở vị trí cao trên đầu
b. Mũi thông với khoang miệng và phổi
c. Da có chất nhầy
d. Cả a,b,c đều đúng
3. Đặc điểm cấu tạo nào của cơ thể giúp Ếch nhận được kích thích âm thanh trên cạn:
a. Tai có xương tai
b. Tai có tai trong
c. Tai có màng nhĩ
d. Tai có màng nhĩ và tai trong
5.HDVN: Học bài theo ghi nhớ và câu hỏi SGK; Chuẩn bị bài sau.
V, Rút kinh nghiệm:
 Ngày soạn: 16.01.08
Tiết 38 	 Ngày dạy: 
Bài 36: THỰC HÀNH:
 QUAN SÁT CẤU TẠO TRONG CỦA ẾCH ĐỒNG TRÊN MẪU MỔ.
I.Mục tiêu bài học:
 1.Kiến thức:
 + Nhận dạng được các cơ quan của ếch trên mẫu mổ.
 + Tìm những cơ quan, hệ cơ quan thích nghi với đời sống mới chuyển lên cạn.
 2.Kĩ năng:
 + Kĩ năng quan sát tranh và mẫu vật.
 + Kĩ năng hoạt động nhóm.
3.Thái độ: giáo dục lòng say mê yêu thích bộ môn.
II.Phương pháp dạy học: trực quan, thảo luận nhóm, vấn đáp
III.Chuẩn bị của Gv và Hs:
1.Giáo viên:
 + Mẫu mổ, bộ xương ếch.
 + Mô hình bộ não ếch, mô hình cấu tạo trong của ếch.
 + Tranh vẽ cấu tạo trong của ếch và bộ não ếch.
2.Học sinh: Quan sát hình 36.3 và xác định trước các bộ phận trước ở nhà.
IV.Tiến trình bài học:
1, Oån định tổ chức
2, Kiểm tra bài cũ:
3, Bài mới:
 * Mở bài: Gv nêu yêu cầu tiết học. Phân chia các nhóm thực hành.
Hoạt động 1: Quan sát bộ xương ếch.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
+ Hướng dẫn học sinh quan sát hình 36.1, xác định các xương trong bộ xương ếch.
+ Yêu cầu học sinh quan sát mẫu bộ xương ® đối chiếu với hình 36.1® xác định các xương trên mẫu
+ Gọi học sinh lên chỉ các xương trên mẫu.
+ Nêu câu hỏi yêu cầu học sinh thảo luận: bộ xương ếch có chức năng gì?
+ Chốt lại kiến thức.
+ Quan sát hình, ghi nhớ vị trí và tên của các xương: xương đầu, xương cột sống, xương đai và xương chi.
+Chỉ các xương trên mẫu cho cả lớp cùng quan sát.
+ Thảo luận nhóm về chức năng của bộ xương ếch.
* Kết luận: 
+ Bộ xương gồm : xương đầu, xương cột sống, xương đai (đai vai,đai hông), xương chi (chi trước, chi sau).
+ Chức năng: 
 - Tạo khung nâng đỡ cơ thể
 - Là nơi bám của hệ cơ ® di chuyển
 - Tạo khoang bảo vệ não, tuỷ sống và nội quan
Hoạt động 2: Quan sát da và các nội quan.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a. Quan sát da: 
+ Yêu cầu học sinh: Sờ tay lên bề mặt da, quan sát mặt trong của da (h.36.2)® rút ra nhận xét.
+ Hỏi: Hãy nêu vai trò của da ếch
b. Quan sát nội quan:
+ Yêu cầu học sinh quan sát hình 36.3, đối chiếu với mẫu mổ® xác định các cơ quan của ếch.
+ Yêu cầu các nhóm học sinh chỉ các cơ quan trên mẫu mổ, mô hình® nhận xét.
+ Yêu cầu học sinh nghiên cứu bảng tr.118 ® thảo luận nhóm các câu hỏi: 
 - Hệ tiêu hóa của ếch có đặc điểm gì khác so với của cá?
 - Vì sao ếch có phổi mà vẫn trao đổi khí qua da?
 - Tim ếch khác tim cá ở điểm nào?Trình bày sự tuần hoàn máu của ếch?
+ Yêu cầu học sinh quan sát mô hình bộ não® Xác định các bộ phận của não
+ Chốt lại kiến thức
+ Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm câu hỏi sau: Trình bày những đặc điểm thích nghi với đời sống trên cạn thể hiện ở cấu tạo trong của ếch?
+ Sờ tay lên bề mặt da, quan sát hình 36.2 SGK ® Rút ra nhận xét về da ếch
+ Thảo luận nhóm ® trả lời câu hỏi
+ Quan sát hình 36.3, đối chiếu với mẫu mổ® xác định các cơ quan của ếch.
+ Học sinh chỉ các cơ quan trên mẫu mổ, mô hình cho giáo viên nhận xét
+ Học sinh nghiên cứu bảng tr.118 ® thảo luận nhóm các câu hỏi:
- Lưỡi phóng ra bắt mồi, dạ dày, gan mật lớn, có tuyến tụy
- Phổi có cấu tạo đơn giản, chủ yếu hô hấp qua da
- Tim 3 ngăn, hai vòng tuần hoàn
+ Quan sát mô hình bộ não® Xác định các bộ phận của não
+ Thảo luận nhóm ® trả lời câu hỏi
Kết luận: bảng đặc điểm cấu tạo trong trang 118 SGK
4. Nhận xét, đánh giá:
+ Nhận xét tinh thần, thái độ của học sinh trong giờ thực hành
+ Nhận xét kết quả trình bày của các nhóm
+ Cho học sinh thu dọn, làm vệ sinh lớp
5. HDVNø: Học bài, hoàn thành bảng thu hoạch theo mẫu SGK.
V, Rút kinh nghiệm:
 Ngày soạn: 18.01.08
Tiết 39 Ngày dạy: 
Bài 37: ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP LƯỠNG CƯ
I.Mục tiêu bài học:
 1.Kiến thức:
 + Trình bày được sự đa dạng của lưỡng cư về thành phần loài, môi trường sống và tập tính của chúng
 + Hiểu rõ được vai trò của lưỡng cư đối với đời sống và tự nhiên
 + Trình bày được đặc điểm chung của lưỡng cư
 2.Kĩ năng:
 + Kĩ năng quan sát hình nhận biết kiến thức.
 + Kĩ năng hoạt động nhóm.
3.Thái độ: giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích.
II.Phương pháp dạy học: trực quan, thảo luận nhóm, vấn đáp
III.Chuẩn bị của Gv và Hs:
1.Giáo viên:
 +Tranh một số loài lưỡng cư.
 +Bảng phụ ghi nọâi dung bảng tr. 121 SGK.
 + Các mảnh giấy rời ghi câu trả lời lựa chọn.
2.Học sinh: Kẻ bảng tr.121 vào vở bài tập
IV.Tiến trình bài học:
1, Oån định tổ chức:
2, Kiểm tra bài cũ
	Trình bày cấu tạo hẹ tuần hoàn của ếch và hoạt động của nó?( vẽ sơ đồ)
3, Bài mới
 * Mở bài: 
Hoạt động 1: Đa dạng về thành phần loài
+ Mục tiêu: Nêu được đặc điểm đặc trưng nhất để phân biệt 3 bộ lưỡng cư từ đó thấy được môi trường sống ảnh hưởng đến cấu tạo ngoài của từng bộ
+ Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
+ Yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK, Thảo luận nhóm để hoàn thành bài tập mục q
+ Gọi đại diện nhóm trình bày ® Giáo viên nhận xét, bổ sung
+ Chốt lại kiến thức
+ Yêu cầu học sinh rút ra kết luận
+ Đọc thông tin SGK, Thảo luận nhóm để hoàn thành bài tập mục q
+ Đại diện nhóm trình bày ® các nhóm nhận xét, bổ sung: 
+ Rút ra kết luận: Đặc điểm phân biệt 3 bộ lưỡng cư là đặc điểm về chân và đuôi
Kết luận: Lưỡng cư có 4000 loài chia thành 3 bộ:
+ Bộ lưỡng cư có đuôi
+ Bộ lưỡng cư không đuôi
+ Bộ lưỡng cư không chân
Hoạt động 2: Đa dạng về môi trường sống và tập tính
+ Mục tiêu: giải thích được sự ảnh hưởng của môi trường tới tập tính và hoạt động của lưỡng cư
+ Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
+ Yêu cầu học sinh quan sát các hình SGK, đọc thông tin kênh hình
+ Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm® hoàn thành bảng tr.121 SGK
+ Treo bảng phụ® yêu cầu các nhóm học sinh lên dán các mảnh giấy lựa chọn cho phù hợp
+ Thông báo kết quả đúng
+ Quan sát các hình SGK, đọc thông tin kênh hình
+ Thảo luận nhóm® hoàn thành bảng tr.121 SGK
+ Đại diện các nhóm lên gắn các mảnh giấy vào bảng phụ cho phù hợp
+ Sửa chữa vào vở
Kết luận: nội dung bảng một sôù đặc điểm sinh học của lưỡng cư
Tên loài
Đặc điểm nơi sống
Hoạt động
Tập tính tự vệ
Cá cóc tam đảo
Sống chủ yếu trong nước
Ban ngày
Trốn chạy, ẩn nấp
Eãnh ương lớn
Ưa sống ở nước hơn
Ban đêm
Dọa nạt
Cóc nhà
Ưa sống ở cạn hơn
Buổi chiều và ban đêm
Tiết nhựa độc
Eách cây
Sống chủ yếu trên cây, bụi cây
Ban đêm
Trốn chạy, ẩn nấp
Eách giun
Sống chui luồn trong hang đất
Cả ngày lẫn đêm
Trống chạy, ẩn nấp
Hoạt động 3: Đặc điểm chung của lưỡng cư
+ Mục tiêu: Nêu được các đặc điểm chung của lưỡng cư
+ Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
+ Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm làm bài tập mục q
+ Gọi đại diện 1-2 nhóm trình bày
+ Chốt lại kiến thức 
+ Yêu cầu học sinh ru

File đính kèm:

  • docGA sinh7 .T29- 46.doc