Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 27 đến 35

 

I/Mục tiêu: Sau bài này,HS phải:

 1. Kiến thức: HS mô tả được cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của châu chấu, đại diện cho lớp sâu bọ.

- Thông qua các cấu tạo, HS giải thích được cách di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của châu chấu.

2. Kỹ năng : - Khai thác, tìm tòi phát hiện cấu tạo, lối sống, tập tính của châu chấu.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức phòng trừ sâu bệnh phá hoại mùa màng (nhất là đối với học sinh ở các vùng thuần nông).

II/Đồ dùng dạy học:

 +GV: Tranh phóng to H.26.1 SGK.

III/Tiến trình dạy học:

-Kiểm tra bài cũ: : Cơ thể hình nhện có mấy phần ? So sánh các phần cơ thể với giáp xác ? Vai trò của mỗi phần cơ thể ?

 +Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo ngoài, di chuyển và cấu tạo trong của châu chấu.

* Mục tiêu: Học sinh nắm được cấu tạo ngoài phù hợp với cách di chuyển đồng thời mô tả được cấu tạo trong của châu chấu.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

 - Giáo viên treo tranh và trưng bày các mẫu vật đã chuẩn bị sẵn, yêu cầu học sinh quan sát mẫu vật, quan sát tranh . 26.1, 2, 3, 4 cùng các chú thích để trả lời các câu hỏi thảo luận cuối phần I, II.

- Giáo viên kiểm tra kiến thức thông qua các câu hỏi thảo luận. - Học sinh quan sát mẫu vật và tranh vẽ H.26.1, 2, 3, 4 theo hướng dẫn của giáo viên.

- 4 học sinh trả lời 4 câu hỏi (mỗi học sinh 1 câu). Các học sinh khác bổ sung

Câu 1: Ba đặc điểm đó là:

1- Cơ thể có 3 phần rõ rệt: đầu, ngực, bụng.

2- Đầu có một đôi râu -ngực có 3 đôi chân, thường có hai đôi cánh.

3-Thở bằng ống khí: Đó còn là các đặc điểm để nhận biết sâu bọ ở trong thiên nhiên.

Câu 2: Khả năng di chuyển của châu chấu linh hoạt hơn bọ ngựa, cánh cam, ve sầu ở chỗ: nhờ đôi càng (do đôi chân sau phát triển thành), chúng luôn giúp cơ thể bật ra khỏi chỗ bám đến nơi an toàn rất nhanh chóng. Nếu cần di chuyển xa, từ cú nhảy đó, châu chấu giương đôi cánh ra, có thể bay từ ruộng này sang ruộng khác, vùng này sang vùng khác.

Câu 3: Hệ tiêu hoá và hệ bài tiết có quan hệ với nhau ở chỗ: các ống bài tiết (còn gọi là ống manpighi) lọc chất thải đổ vào cuối ruột giữa và đầu ruột sau, để chất bài tiết theo phân cùng đổ ra ngoài dễ dàng.

Câu 4: Hệ tuần hoàn thường có hai chức năng chính:

1- Phân phối chất dinh dưỡng đến các tế bào.

2- Cung cấp ô xy cho các tế bào. ở sâu bọ việc cung cấp ô xi đã do hệ thống ống khí đảm nhiệm. Vì thế, hệ tuần hoàn trở nên rất đơn giản, chỉ gồm một dãy tim lưng hình ống, có nhiều ngăn để đẩy máu đem chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể.

 

doc18 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 644 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 27 đến 35, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết quả điền đúng của 2 bảng như sau:
Bảng 1: Đa dạng về môi trường sống và cấu tạo.
TT
Tên đại diện
Môi trường sống
Các phần cơ thể
Râu
Chân ngực (số đôi)
Cánh
Nước
Nơi ẩm
ở cạn
Số lượng
Không có
Chưa có
Số cánh
1
Giáp xác ( tôm)
ü
2
2 đôi
5 đôi
ü
2
Hình nhện(nhện
ü
2
ü
4 đôi
ü
3
 Sâu bọ (Châu chấu)
ü
3
1 đôi
3 đôi
2 đôi
Bảng 2: Đa dạng về tập tính
TT
Các tập tính chính
Tôm 
Tôm ở nhờ
Nhện
Ve sầu
Kiến
Ong mật
1
Tự vệ tấn công
ü
ü
ü
ü
ü
2
Dự trữ thức ăn
ü
ü
3
Dệt lưới bẫy mồi
ü
4
Cộng sinh để tồn tại
ü
5
Sống thành xã hội 
ü
ü
6
Chăn nuôi động vật khác
ü
7
Phát tín hiệu đực cái
ü
8
Chăm sóc thế hệ sau
ü
ü
ü
+ Hoạt động 3: Vai trò thực tiễn
* Mục tiêu: HS giải thích được vai trò thực tiễn của chân khớp đối với tự nhiên và đối với con người, đồng thời liên hệ được đốivới các loài có ở địa phương.
* Cách tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
 - GV kiểm tra kiến thức cũ. Em hãy kể tên các loàicủa lớp: giáp xác, lớp hình nhện, lớp sâu bọ có ở địa phương ?
- Sau đó GV yêu cầu các nhóm dựa vào kiến thức vừa được nhắc lại, liên hệ thực tế để tiến hành thảo luận nhóm và điền bảng 3. Vai trò của ngành chân khớp.
- 1 HS trả lời, 1 số học sinh khác bổ sung.
- Các nhóm thảo luận để điền bảng.
Đại diện 3 nhóm đọc kết quả điền, các nhóm khác bổ sung.
* Tiểu kết: HS phải điền được vào bảng với kết quả đúng như sau:
Bảng 3: Vai trò của chân khớp.
TT
Tên loài có ở địa phương
Mặt có lợi
Mặt có hại
1
Lớp giáp xác
Tôm càng xanh
Thực phẩm
Tôm sú
Xuất khẩu
Tôm hùm
Xuất khẩu
2
Lớp hình nhện
Nhện chăng lưới
Bắt sâu bọ có hại
Nhện đỏ
Bọ cạp
Bắt sâu bọ có hại
Bướm
Bướm thụ phấn cho hoa
Hại cây (sâu non ăn lá)
Ong mật
Cho mật ong, thụ phấn cho hoa
Kiến
Bắt sâu bọ có hại
IV/Kiểm tra, đánh giá :
 *Vài HS đọc phần kết luận ở SGK
V/Dặn dò: - Trả lời các câu hỏi cuối bài vào vở bài tập và học thuộc
 -Chuẩn bị trước bài cá chép; mỗi nhóm chuẩn bị 1 con cá diếc.
VI/Rút kinh nghiệm sau khi dạy:
Tuần 16
Tiết 31
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy:
 Chương 6
NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG
CÁC LỚP CÁ
CÁ CHÉP
I/Mục tiêu: Sau bài này,HS phải: 
1.Kiến thức: - Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài và sự sinh sản của cá thích nghi với đời sống ở nước.
- Chức năng của các loại vây cá chép.
 2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh và mẫu vật.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
II/Đồ dùng dạy học:
* GV: - Tranh cấu tạo ngoài của cá chép.
	 - 1 con cá chép thả trong bình thuỷ tinh.
 - Bảng phụ ghi nội dung bảng 1 và những mảnh giấy ghi những câu lựa chọn phải điền (SGK)
* HS: - Theo nhóm (4-6 HS): 1 con cá chép thả trong bình thuỷ tinh + rong.
 - Mỗi HS kẻ sẳn bảng 1 vào vở bài tập.
III/Tiến trình dạy học:
-Kiểm tra bài cũ: Trình bày đặc điểm chung của ngành chân khớp? 
+Hoạt động 1: Tìm hiểu ĐỜI SỐNG CÁ CHÉP
* Mục tiêu: - Hiểu được đặc điểm môi trường sống và đời sống của cá chép.
 - Trình bày được đặc điểm sinh sản của cá chép.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
- GV yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi sau:
+ Cá chép sống ở đâu? Thức ăn của chúng là gì?
+ Tại sao nói cá chép là động vật biến nhiệt?
- GV cho HS tiếp tục thảo luận:
+ Đặc điểm sinh sản của cá chép.
+ Vì sao số lượng trứng trong mỗi lứa đẻ của cá chép lên tới hàng vạn?
+ Số lượng trứng nhiều như vậy có ý nghĩa gì?
- Yêu cầu HS rút ra kết luận về đời sống của cá chép.
- HS tự thu nhận thông tin SGK trang 102
Thảo luận tìm câu trả lời:
+ Sống ở hồ, ao, sông suối.
+ Ăn động vật và thực vật.
+ Nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào môi trường.
 1-2 HS phát biểu, lớp bổ sung.
- HS giải thích được:
+ Cá chép thụ tinh ngoài, khả năng trứng gặp tinh trùng ít (nhiều trứng không được thụ tinh).
+ Ý nghĩa: Duy trì nòi giống.
-1-2 HS phát biểu lớp bổ sung.
*Tiểu kết: - Môi trường sống: Nước ngọt.
 - Đời sống: + Ưa vực nước lặng
 + Ăn tạp
 + Là động vật biến nhiệt.
 - Sinh sản:+ Thụ tinh ngoài, đẻ trứng.
 +Hoạt động 2: Tìm hiểu CẤU TẠO NGOÀI
 * Mục tiêu: Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ở nước, phân biệt được chức năng của các loại vây cá.
Cách tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
 a. Cấu tạo ngoài
 Cách tiến hành: Theo nhóm 4-6 HS
Vấn đề 1: Quan sát cấu tạo ngoài
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu cá chép sống đối chiếu với hình 31.1 trang 103 SGK nhận biết các bộ phận trên cơ thể của cá chép.
- GV treo tranh câm cấu tạo ngoài, gọi HS trình bày.
- GV giải thích: tên gọi các loại vây liên quan đến vị trí của vây.
Vấn đề 2: Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo thích nghi đời sống
- GV yêu cầu HS quan sát cá chép đang bơi trong nước + đọc kĩ bảng 1 và thông tin đề xuất chọn câu trả lời.
- GV treo bảng phụ gọi HS lên điền trên bảng.
- GV nêu đáp án đúng: 1B, 2C, 3E 4A, 5G.
- 1 HS trình bày lại đặc điểm cấu tạo ngoài của cá thích nghi với đời sống bơi lội.
b. Chức năng của vây cá
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau:
+ Vây cá có chức năng gì?
+ Nêu vai trò của từng loại vây cá?
- HS đối chiếu giữa mẫu vật và hình vẽ ghi nhớ các bộ phận cấu tạo ngoài.
- Đại diện nhóm chính trình bày các bộ phận cấu tạo ngoài trên tranh.
- HS làm việc cá nhân với bảng 1 SGK tr.103.
- Thảo luận nhóm thống nhất đáp án.
- Đại diện nhóm điền bảng phụ các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS đọc bảng 1 đã hoàn chỉnh.
- HS đọc thông tin SGK trang 103 trả lời câu hỏi.
- Vây cá như bơi chèo giúp cá di chuyển trong nước.
*Tiểu kết : Đặc điểm cấu tạo ngoài của cá thích nghi đời sống bơi lặn (như bảng 1 đã hoàn chỉnh)
	* Vai trò từng loại vây cá
- Vây ngực, vây bụng: Giữ thăng bằng, rẽ phải, rẽ trái, lên, xuống.
- Vây lưng, vây hậu môn: Giữ thăng bằng theo chiều dọc
- Khúc đuôi mang vây đuôi: Giữ chức năng chính trong sự di chuyển của cá.
 IV/Kiểm tra, đánh giá :
 *Vài HS đọc phần kết luận ở SGK
 1. Trình bày trên tranh: Đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi đời sống ở nước.
2. Cho HS làm bài tập sau:
Hãy chọn những mục tương ứng trong cột A ứng với cột B trong bảng dưới đây:
Cột A
Cột B
Trả lời
1. Vây ngực, vây bụng
2. Vây lưng, vây hậu môn
3. Khúc đuôi mang vây đuôi
a. Giúp cá di chuyển về phía trước.
b. Giữ thăng bằng, rẽ phải, trái, lên, xuống.
c. Giữ thăng bằng theo chiều dọc
1.
2.
3.
Đáp án: 1-b; 2-c; 3a. 
V/Dặn dò: 
Học bài theo nội dung bài ghi và SGK.
Trả lời các câu hỏi và làm bài tập 1, 2, 3, tr.104 ở SGK.
Đọc mục :Em có biết?
- Chuẩn bị thực hành: theo nhóm 4-6 HS.
 + 1 con cá chép (cá giết).
 + Khăn lau, xà phòng.
VI/Rút kinh nghiệm sau khi dạy: 
Tuần 16
Tiết 32
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
THỰC HÀNH: MỔ CÁ
I/Mục tiêu: Sau bài này,HS phải: 
 - Xác định được vị trí và nêu rõ vai trò một số cơ quan của cá trên mẫu mổ.
2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng mổ trên động vật có xương sống.
 - Rèn kĩ năng trình bày mẫu mổ.
3. Thái độ: - Nghiêm túc, cẩn thận, chính xác.
II/Đồ dùng dạy học:
* GV: - Mẫu cá chép
- Bộ đồ mổ, đinh ghim (đủ cho các nhóm)
- Tranh phóng to hình 32.1 và 32.3 SGK.
- Mô hình mẫu cá hoặc mẫu não mổ sẵn.
* HS: 
Mỗi nhóm 4-6 em
+1 con cá chép (cá giết).
+ Khăn lau, xà phòng.
III/Tiến trình dạy học:
-Kiểm tra : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 
+Hoạt động 1: TỔ CHỨC THỰC HÀNH
- GV phân chia nhóm thực hành.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm.
- Nêu yêu cầu của tiết thực hành (như SGK).
 .
 +Hoạt động 2: TIẾN TRÌNH THỰC HÀNH (Gồm 3 bước)
 Bước 1: GV hướng dẫn quan sát và thực hiện viết tường trình.
 a. Cách mổ
 - GV trình bày kĩ thuật giải phẩu (như SGK tr. 106) chú ý vị trí đường cắt để nhìn rõ nội quan của cá.
- Biểu diễn thao tác mổ (dựa vào hình 32.1) SGK.
- Sau khi mổ cho HS quan sát vị trí tự nhiên của các nội quan chưa gỡ.
 b. Quan sát cấu tạo trong trên mẫu mổ
- Hướng dẫn HS xác định vị trí của nội quan.
- Gỡ nội quan để quan sát rõ các cơ quan (như SGK).
- Quan sát mẫu não bộ cá nhận xét màu sắc và các đặc điểm khác.
 c. Hướng dẫn viết tường trình
Hướng dẫn HS cách điền vào bảng các nội quan của cá.
+ Trao đổi trong nhóm: nhận xét vị trí, vai trò các cơ quan.
+ Điền ngay vào bảng kết quả quan sát của mỗi cơ quan.
+ Kết quả bảng 1 đó là bảng tường trình bài thực hành.
Bước 2: Thực hành của HS.
 - HS thực hành theo nhóm 4-6 HS.
- Mỗi nhóm cử ra:
+ Nhóm trưởng: Điều hành chung.
+ Thư ký: Ghi chép kết quả quan sát.
- Các nhóm thực hiện theo hướng dẫn của GV:
+ Mổ cá: Lưu ý nâng mũi kéo để tránh cắt phải các cơ quan bên trong.
+ Quan sát cấu tạo trong: Quan sát đến đâu ghi chép đến đó.
- Sau khi quan sát các nhóm trao đổi, nêu nhận xét vị trí và vai trò của từng cơ quan điền bảng SGK trang 107.
Bước 3: Kiểm tra kết quả quan sát của HS.
 - GV quan sát việc thực hiện viết tường trình ở từng nhóm.
- GV chấn chỉnh những sai sót của HS khi xác định tên và vai trò của từng cơ quan.
- GV thông báo đáp án chuẩn các nhóm đối chiếu, sửa chữa sai sót.
 Bảng 1: CÁC CƠ QUAN BÊN TRONG CỦA CÁ
Tên cơ quan
Nhận xét vị trí và vai trò
- Mang (Hệ hô hấp)
- Tim (Hệ tuần hoàn)
- Hệ tiêu hoá (thực quản, dạ dày, ruột, gan)
- Bóng hơi
- Thận (Hệ bài tiết)
- Tuyến sinh dục (Hệ sinh sản)
- Não (Hệ thần kinh)
IV/Kiểm tra, đánh giá :
Các nhóm báo thu hoạch của nhóm mình, nhóm khác nhận xét, bổ sung, GV hoàn chỉnh báo cáo thu hoạch.
 GV nhận xét chung kết quả buổi thực hành về các nội dung:
- Chuẩn bị của HS
- Quá trình tiến hành thực hành:
 + Tinh thần học tập, kết quả thục hành.
 + Ý thức kỉ luật, vệ sinh. 
- Nhận xét các hoạt động của các nhóm.
V. DẶN DÒ
 - Về nhà viết thu hoạch nếu chưa viết xong.
VI/Rút kinh nghiệm sau khi dạy:
Tuần 17
Tiết 33
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
 CẤU TẠO TRONG CỦA CÁ CHÉP
I/Mục tiêu: Sau bài này,HS phải: 
 1. Kiến thức - Nắm được vị trí, cấu tạo các hệ cơ quan của cá chép.
 - Giải thích được những đặc điểm cấu tạo trong thích nghi đời sống ở nước.
2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát tranh; Kĩ năng hoạt động nhóm.
II. CHUẨN BỊ
 * GV: - Tranh cấu tạo trong của cá chép.
 - Mô hình não cá.
 - Tranh sơ đồ hệ thần kinh cá chép.
III/Tiến trình dạy học: 
- Kể tên các hệ cơ quan của cá chép mà em đã qu

File đính kèm:

  • doct27-35.doc