Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 27: Châu chấu - Năm học 2006-2007

I/Mục tiêu: Sau bài này,HS phải:

 1. Kiến thức: HS mô tả được cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của châu chấu, đại diện cho lớp sâu bọ.

- Thông qua các cấu tạo, HS giải thích được cách di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của châu chấu.

2. Kỹ năng : - Khai thác, tìm tòi phát hiện cấu tạo, lối sống, tập tính của châu chấu.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức phòng trừ sâu bệnh phá hoại mùa màng (nhất là đối với học sinh ở các vùng thuần nông).

II/Đồ dùng dạy học:

 +GV: Tranh phóng to H.26.1 SGK.

III/Tiến trình dạy học:

-Kiểm tra bài cũ: : Cơ thể hình nhện có mấy phần ? So sánh các phần cơ thể với giáp xác ? Vai trò của mỗi phần cơ thể ?

 +Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo ngoài, di chuyển và cấu tạo trong của châu chấu.

* Mục tiêu: Học sinh nắm được cấu tạo ngoài phù hợp với cách di chuyển đồng thời mô tả được cấu tạo trong của châu chấu.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

 - Giáo viên treo tranh và trưng bày các mẫu vật đã chuẩn bị sẵn, yêu cầu học sinh quan sát mẫu vật, quan sát tranh . 26.1, 2, 3, 4 cùng các chú thích để trả lời các câu hỏi thảo luận cuối phần I, II.

- Giáo viên kiểm tra kiến thức thông qua các câu hỏi thảo luận. - Học sinh quan sát mẫu vật và tranh vẽ H.26.1, 2, 3, 4 theo hướng dẫn của giáo viên.

- 4 học sinh trả lời 4 câu hỏi (mỗi học sinh 1 câu). Các học sinh khác bổ sung

Câu 1: Ba đặc điểm đó là:

1- Cơ thể có 3 phần rõ rệt: đầu, ngực, bụng.

2- Đầu có một đôi râu -ngực có 3 đôi chân, thường có hai đôi cánh.

3-Thở bằng ống khí: Đó còn là các đặc điểm để nhận biết sâu bọ ở trong thiên nhiên.

Câu 2: Khả năng di chuyển của châu chấu linh hoạt hơn bọ ngựa, cánh cam, ve sầu ở chỗ: nhờ đôi càng (do đôi chân sau phát triển thành), chúng luôn giúp cơ thể bật ra khỏi chỗ bám đến nơi an toàn rất nhanh chóng. Nếu cần di chuyển xa, từ cú nhảy đó, châu chấu giương đôi cánh ra, có thể bay từ ruộng này sang ruộng khác, vùng này sang vùng khác.

Câu 3: Hệ tiêu hoá và hệ bài tiết có quan hệ với nhau ở chỗ: các ống bài tiết (còn gọi là ống manpighi) lọc chất thải đổ vào cuối ruột giữa và đầu ruột sau, để chất bài tiết theo phân cùng đổ ra ngoài dễ dàng.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 582 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 27: Châu chấu - Năm học 2006-2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 
Tiết 27
 Ngày soạn: 08/12 /06
 Ngày dạy: 11/12 /06
CHÂU CHẤU
I/Mục tiêu: Sau bài này,HS phải: 
 1. Kiến thức: HS mô tả được cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của châu chấu, đại diện cho lớp sâu bọ.
- Thông qua các cấu tạo, HS giải thích được cách di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của châu chấu.
2. Kỹ năng : - Khai thác, tìm tòi phát hiện cấu tạo, lối sống, tập tính của châu chấu.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức phòng trừ sâu bệnh phá hoại mùa màng (nhất là đối với học sinh ở các vùng thuần nông).
II/Đồ dùng dạy học:
	+GV: Tranh phóng to H.26.1 SGK. 
III/Tiến trình dạy học:
-Kiểm tra bài cũ: : Cơ thể hình nhện có mấy phần ? So sánh các phần cơ thể với giáp xác ? Vai trò của mỗi phần cơ thể ?
 +Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo ngoài, di chuyển và cấu tạo trong của châu chấu.
* Mục tiêu: Học sinh nắm được cấu tạo ngoài phù hợp với cách di chuyển đồng thời mô tả được cấu tạo trong của châu chấu.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
 - Giáo viên treo tranh và trưng bày các mẫu vật đã chuẩn bị sẵn, yêu cầu học sinh quan sát mẫu vật, quan sát tranh . 26.1, 2, 3, 4 cùng các chú thích để trả lời các câu hỏi thảo luận cuối phần I, II.
- Giáo viên kiểm tra kiến thức thông qua các câu hỏi thảo luận.
 - Học sinh quan sát mẫu vật và tranh vẽ H.26.1, 2, 3, 4 theo hướng dẫn của giáo viên.
- 4 học sinh trả lời 4 câu hỏi (mỗi học sinh 1 câu). Các học sinh khác bổ sung
Câu 1: Ba đặc điểm đó là:
1- Cơ thể có 3 phần rõ rệt: đầu, ngực, bụng.
2- Đầu có một đôi râu -ngực có 3 đôi chân, thường có hai đôi cánh.
3-Thở bằng ống khí: Đó còn là các đặc điểm để nhận biết sâu bọ ở trong thiên nhiên.
Câu 2: Khả năng di chuyển của châu chấu linh hoạt hơn bọ ngựa, cánh cam, ve sầu ở chỗ: nhờ đôi càng (do đôi chân sau phát triển thành), chúng luôn giúp cơ thể bật ra khỏi chỗ bám đến nơi an toàn rất nhanh chóng. Nếu cần di chuyển xa, từ cú nhảy đó, châu chấu giương đôi cánh ra, có thể bay từ ruộng này sang ruộng khác, vùng này sang vùng khác.
Câu 3: Hệ tiêu hoá và hệ bài tiết có quan hệ với nhau ở chỗ: các ống bài tiết (còn gọi là ống manpighi) lọc chất thải đổ vào cuối ruột giữa và đầu ruột sau, để chất bài tiết theo phân cùng đổ ra ngoài dễ dàng.
Câu 4: Hệ tuần hoàn thường có hai chức năng chính:
1- Phân phối chất dinh dưỡng đến các tế bào.
2- Cung cấp ô xy cho các tế bào. ở sâu bọ việc cung cấp ô xi đã do hệ thống ống khí đảm nhiệm. Vì thế, hệ tuần hoàn trở nên rất đơn giản, chỉ gồm một dãy tim lưng hình ống, có nhiều ngăn để đẩy máu đem chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể.
*Tiểu kết: *Cơ thể gồm có 3 phần: 
	+Đầu có râu, mắt kép, cơ quan miệng.
	+Ngực: 3 đôi chân, 2 đôi cánh
	+Bụng: Nhiều đốt, mỗi đốt có 1 đôi lỗ thở.
	*Di chuyển: Bò, nhảy, bay.
 +Hoạt động 2: Tìm hiểu : Dinh dưỡng và sinh sản của châu chấu.
* Mục tiêu: Học sinh giải thích được cách dinh dưỡng và sinh sản của châu chấu.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
 - Giáo viên cho học sinh thảo luận theo nhóm (4 - 6 học sinh), liên hệ với những gợi ý của bài và từ thực tế quan sát trong thiên nhiên để giải thích các hoạt động dinh dưỡng và sinh sản của châu chấu.
- Giáo viên có thể giải đáp nếu học sinh thắc mắc
- Em hãy trình bày cách dinh dưỡng và sinh sản của châu chấu ?
- Sau đó cho học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi phần thảo luận.
 - Nghiên cứu thông tin ở c, kết hợp với kiến thức thực tế để giải thích cách dinh dưỡng, sinh sản của châu chấu.
- 1-2 học sinh diễn đạt bằng lời, 1- 2 học sinh khác bổ sung.
Câu 1: Cấu tạo cơ quan miệng của châu chấu (hình 26.3) với hàm trên và hàm dưới, khoẻ, chứng tỏ chúng rất phàm ăn và thuộc loại sâu bọ ăn thực vật, nhất là ăn lá, chồi non và ngọn cây.
Câu 2: Châu chấu non, lột xác nhiều lần mới trở thành dạng trưởng thành vì lớp vỏ cuticun của cơ thể chúng kém đàn hồi nên khi lớn lên, vỏ cũ phải bong ra để vỏ mới hình thành. Trong khoảng thời gian trước khi vỏ mới cứng lại thì châu chấu non lớn lên một cách nhanh chóng.
Từ các hoạt động trên, GV hướng dẫn HS tóm tắt nội dung chính ở 2 hoạt động, tiến tới ghi nhớ và kết luận.
*Tiểu kết:SGK tr. 86-87 
 +Hoạt động 3 : Tìm hiểu hoạt động dinh dưỡng.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
 GV cho HS quan sát H.26.4 SGK → giới thiệu các cơ quan miệng.
 +Thức ăn của châu chấu.
 +Thức ăn được tiêu hóa như thế nào?
 +Vì sao bụng châu chấu luôn phập phồng?
GV chốt lại kiến thức, tiểu kết.
-HS đọc thông tin , ghi nhớ kiến thức.
-Vài HS trả lời
- Lớp nhận xét bổ sung. 
*Tiểu kết: Châu chấu ăn chồi và lá cây. Thức ăn tập trung ở diều, nghiền nhỏ ở dạ dày, tiêu hóa nhờ enzim do ruột tịt tiết ra.
	 Hô hấp qua lỗ thở ở mặt bụng. 
+Hoạt động 4 : Tìm hiểu hoạt động sinh sản và phát triển.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
- GV yêu cầu HS đọc thông tin ở SGK, → trả lời câu hỏi:
 +Nêu đặc điểm sinh sản ở châu chấu?
 +Vì sao châu chấu non phải lột xác nhiều lần mới lớn lên được ?
GV chốt lại kiến thức, tiểu kết.
-HS đọc thông tin SGK tr. 87, tìm câu trả lời.
 +Châu chấu đẻ trứng dưới đất.
 +Châu chấu phải lột xác → lớn lên vì vỏ cơ thể là kitin.
 *Tiểu kết: Châu chấu phân tính. Đẻ trứng thành ổ dưới đất. Phát triển qua biến thái.
IV/Kiểm tra, đánh giá :
 *Vài HS đọc phần kết luận ở SGK
V/Dặn dò: 
Học bài theo nội dung bài ghi và SGK.
Trả lời các câu hỏi và làm bài tập 1, 2, 3, tr. ở SGK.
Đọc mục :Em có biết?
Chuẩn bị trước bài ; kẻ sẵn bảng tr.91 vào vở soạn.
VI/Rút kinh nghiệm sau khi dạy:

File đính kèm:

  • docT27.doc