Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 21: Thực hành: Quan sát một số thân mềm khác - Năm học 2006-2007

I/Mục tiêu: Sau bài này,HS phải:

1. Kiến thức - HS được thực hành quan sát trên các mẫu chọn lọc, chuẩn bị sẵn từ các đại diện của thân mềm về cấu tạo ngoài cũng như cấu tạo trong

- Cụ thể quan sát được:

+ Cấu tạo của ốc , mai mực.

+ Cấu tạo ngoài của trai sông , mực.

+ Cấu tạo trong của cơ thể mực.

2. Kỹ năng: Củng cố kỹ năng quan sát bằng kính lúp trên mẫu thật và kỹ năng viết thu hoạch.

 3. Thái độ : Giáo dục lòng say mê bộ môn, say mê nghiên cứu khoa học.

II/Đồ dùng dạy học:

 +GV: -Tranh vẽ mẫu trai, mực đã mổ sẵn.

 - Mẫu vỏ và mẫu ngâm các động vật trên.

 - Tranh, mô hình cấu tạo trong của trai, mực.

III/Tiến trình dạy học:

-Kiểm tra: GV kiểm tra và phân phát mẫu vật cho các nhóm.

+Hoạt động 1: Tìm hiểu QUAN SÁT CẤU TẠO VỎ THÂN MỀM

 *Mục tiêu: HS sử dụng kính lúp quan sát và nhận diện được các chi tiết cấu tạo vỏ ốc, mai mực đồng thời tập điền chú thích vào hình vẽ.

• Cách tiến hành:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

 - GV trưng bày các mẫu vật: vỏ ốc và mai mực đã chuẩn bị sẵn, yêu cầu HS dùng kính lúp lần lượt quan sát .

- GV đi các tổ quan sát HS nhận diện chi tiết cấu tạo của vỏ ốc, mai mực và hướng dẫn thêm.

- Cuối cùng sau khi quan sát xong GV yêu cầu HS điền chú thích cho hình vẽ H.20.1; 20.2; 20.3 - HS dùng kính lúp quan sát vỏ ốc, mai mực, đối chiếu với hình vẽ để nhận dạng các chi tiết cấu tạo.

- 1-2 đại diện của tổ trả lời kết quả chú thích của một vài bộ phận khi GV yêu cầu.

 

 

*Tiểu kết: - HS điền vào các chú thích ở các hình vẽ sẵn

 

 

doc2 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 639 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 21: Thực hành: Quan sát một số thân mềm khác - Năm học 2006-2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
Tiết 21
 Ngày soạn:14/11/06
 Ngày dạy:17/11/06
 THỰC HÀNH: QUAN SÁT MỘT SỐ THÂN MỀM KHÁC 
I/Mục tiêu: Sau bài này,HS phải: 
1. Kiến thức - HS được thực hành quan sát trên các mẫu chọn lọc, chuẩn bị sẵn từ các đại diện của thân mềm về cấu tạo ngoài cũng như cấu tạo trong 
- Cụ thể quan sát được:
+ Cấu tạo của ốc , mai mực. 
+ Cấu tạo ngoài của trai sông , mực. 
+ Cấu tạo trong của cơ thể mực. 
2. Kỹ năng: Củng cố kỹ năng quan sát bằng kính lúp trên mẫu thật và kỹ năng viết thu hoạch.
 3. Thái độ : Giáo dục lòng say mê bộ môn, say mê nghiên cứu khoa học. 
II/Đồ dùng dạy học:
	+GV: -Tranh vẽ mẫu trai, mực đã mổ sẵn.
 - Mẫu vỏ và mẫu ngâm các động vật trên.
 - Tranh, mô hình cấu tạo trong của trai, mực.
III/Tiến trình dạy học:
-Kiểm tra: GV kiểm tra và phân phát mẫu vật cho các nhóm.
+Hoạt động 1: Tìm hiểu QUAN SÁT CẤU TẠO VỎ THÂN MỀM
 *Mục tiêu: HS sử dụng kính lúp quan sát và nhận diện được các chi tiết cấu tạo vỏ ốc, mai mực đồng thời tập điền chú thích vào hình vẽ. 
Cách tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
 - GV trưng bày các mẫu vật: vỏ ốc và mai mực đã chuẩn bị sẵn, yêu cầu HS dùng kính lúp lần lượt quan sát .
- GV đi các tổ quan sát HS nhận diện chi tiết cấu tạo của vỏ ốc, mai mực và hướng dẫn thêm.
- Cuối cùng sau khi quan sát xong GV yêu cầu HS điền chú thích cho hình vẽ H.20.1; 20.2; 20.3
 - HS dùng kính lúp quan sát vỏ ốc, mai mực, đối chiếu với hình vẽ để nhận dạng các chi tiết cấu tạo.
- 1-2 đại diện của tổ trả lời kết quả chú thích của một vài bộ phận khi GV yêu cầu.
*Tiểu kết: - HS điền vào các chú thích ở các hình vẽ sẵn
 +Hoạt động 2: Tìm hiểu QUAN SÁT CẤU TẠO NGOÀI
* Mục tiêu: Quan sát cấu tạo ngoài của trai sông và mực phù hợp với lối sống ít di chuyển và di chuyển tích cực.
 *Cách tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
- GV tiếp tục cho HS quan sát H.20.4 ; 20.5 và điền chú thích vào hình vẽ.
- GV nhận xét và cho HS tham gia trò chơi:
+ GV sử dụng tranh câm và các phiếu số tương ứng với các chú thích dưới hình vẽ ( VD: H.20.1; số 1 là tua đầu thì ở phiếu chỉ ghi số 1 chứ không cần ghi cả chữ tua đầu).
+Chia lớp làm 4 nhóm, chia hình vẽ làm 4: H20.1; H20.2 + 20.3; 20.4; 20.5.
- GV cho các nhóm nhận xét, bổ sung. Sau đó GV kết luận và sửa (nếu cần).
- HS quan sát H.20.4; 20.5, đọc các chú thích để điền vào hình cho phù hợp.
- Đại diện của các tổ lên gắn ghi chú của tổ mình, tổ nào gắn xong trước là thắng.
 +Hoạt động 3 : Tìm hiểu CẤU TẠO TRONG CỦA MỰC
 *Mục tiêu: HS quan sát được cấu tạo trong của mực trên mẫu đã được GV chuẩn bị sẵn ( mẫu sống, mẫu ngâm hoặc mẫu chụp).
Cách tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
 - GVcho HS lần lượt quan sát mẫu mổ mực (có thể là mẫu sống, mẫu ngâm hoặc mẫu chụp trên ảnh H.20.6),yêu cầu HS dùng kính lúp để quan sát, sau đó ghi kết quả quan sát vào phần thảo luận.
- GV kiểm tra kết quả điền số của HS.
- Cho HS viết thu hoạch bằng cách điền vào bảng 1.
- HS dùng kính lúp quan sát mẫu mổ để xác định các bộ phận của cấu tạo trong ở mực và đánh số vào các ô trống sao cho tương ứng với vị trí trên hình vẽ.
- 2-4 HS đọc kết quả, HS khác bổ sung.
- HS viết thu hoạch (điền bảng 1) vào vở bài tập. 
*Tiểu kết - Kết quả điền bảng thu hoạch
STT
 Động vật có đặc điểm tương ứng
Đặc điểm cần quan sát
Ốc
Trai
Mực
1
Số lớp của cấu tạo vỏ
Đủ 3 lớp
Đủ 3 lớp
1 lớp đá vôi
2
Số chân (hay tua)
1
1
2 +8
3
Số mắt
2
0
2
4
Có giác bám
0
0
Nhiều
5
Có lông trên tấm miệng
0
nhiều
0
6
Dạ dày, ruột, gan, túi mực
Ruột, mang, túi mực dạ dày
 IV/Kiểm tra, đánh giá :
	- GV kiểm tra kết quả bài thu hoạch.
 - Nhận xét chung giờ thực hành.
V. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
- Hoàn chỉnh phần thu hoạch (nếu chưa làm xong).
- Chuẩn bị bài mới: Đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm.
VI/Rút kinh nghiệm sau khi dạy: 

File đính kèm:

  • docT21.doc