Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 20+21 - Năm học 2010-2011

I. Mục tiêu: Sau bài học này, học sinh cần đạt

 1. Kiến thức:

 - HS nêu được một số đại diện của ngành thân mềm.

 - HS thấy được sự đa dạng của thân mềm.

- Giải thích được ý nghĩa của một số tập tính ở thân mềm.

 2. Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh

 - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm

 3. Thái độ:

 - Yêu thích bộ môn

II. Đồ dùng dạy học

 - GV: - Chuẩn bị tranh vẽ H19.1 H19.5, bảng phụ

 - Vật mẫu: ốc sên, sò, mai mực, ốc nhồi

 - HS: Kẻ phiếu học tập vào vở

III. Tiến trình dạy học

 1. Tổ chức: 7A

 2. Kiểm tra bài cũ:

 - Trai tự vệ bằng cách nào? Cấu tạo nào của trai đảm bảo cách tự vệ đó có hiệu quả?

 - Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào với môi trường nước?

 3. Dạy học bài mới:

 

doc5 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 444 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 20+21 - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: . /  / 2010 
Ngày dạy:. /  / 2010 
Tuần Tiết 20: MỘT SỐ THÂN MỀM KHÁC
I. Mục tiêu: Sau bài học này, học sinh cần đạt
 1. Kiến thức:
 - HS nêu được một số đại diện của ngành thân mềm.
 - HS thấy được sự đa dạng của thân mềm.
- Giải thích được ý nghĩa của một số tập tính ở thân mềm.
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh
 - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm
 3. Thái độ:
 - Yêu thích bộ môn
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: - Chuẩn bị tranh vẽ H19.1 H19.5, bảng phụ
 - Vật mẫu: ốc sên, sò, mai mực, ốc nhồi 
 - HS: Kẻ phiếu học tập vào vở 
III. Tiến trình dạy học
 1. Tổ chức: 7A 
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Trai tự vệ bằng cách nào? Cấu tạo nào của trai đảm bảo cách tự vệ đó có hiệu quả?
 - Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào với môi trường nước?
 3. Dạy học bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu một số đại diện
- GV yêu cầu HS quan sát H19.1 H19.5 và đọc các chú thích, thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập: “ Một số đại diện của ngành thân mềm”
 - HS quan sát H19.1 H19.5 và đọc các chú thích, thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập: “Một số đại diện của ngành thân mềm” sau đó lên bảng trình bày, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và yêu cầu HS tự rút ra kết luận về sự đa dạng của ngành thân mềm về số loài, lối sống, môi trường sống
 Hoạt động 2: Tìm hiểu một số tập tính ở thân mềm
+ 2.1: Tìm hiểu tập tính đẻ trứng ở ốc sên
- GV yêu cầu HS đọc chú thích và quan sát H 19.6 trong SGK-66 và thảo luận: 
 + ốc sên tự vệ bằng cách nào ?
 + ý nghĩa sinh học của tập tính đào lỗ đẻ trứng của ốc sên ?
- HS đọc chú thích, quan sát H 19.6, thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận 
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS
+ 2.2: Tìm hiểu tập tính ở mực
- GV yêu cầu HS đọc chú thích và quan sát H 19.7 trong SGK và thảo luận: 
 + Mực săn mồi như thế nào trong 2 cách: Đuổi bắt mồi và rình mồi một chỗ?
 + Mực phun chất lỏng có màu đen để săn mồi hay tự vệ? Hỏa mù mực che mắt động vật khác nhưng bản thân mực có nhìn rõ để trốn chạy không?
 HS đọc chú thích, quan sát H19.7, thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận 
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS
- GV yêu cầu HS đọc kết luận chung
I. Một số đại diện
 - Nội dung như phiếu học tập
 - Thân mềm có nhiều loài, sống ở các môi trường khác nhau. 
 - Có lối sống vùi lấp, bò chậm chạp, di chuyển tốc độ cao.
II. Một số tập tính ở thân mềm
 1. Tập tính đẻ trứng ở ốc sên
 - Tự vệ bằng cách thu mình vào vỏ
 - Đào lỗ đẻ trứng để bảo vệ trứng
 2. Tập tính ở mực
 - Rình mồi
 - Phun hỏa mù để trốn chạy
 4. Củng cố
 - Trình bày đặc điểm của một số đại diện ngành thân mềm?
 - Nêu một số tập tính ở thân mềm?
 - Vì sao các đại diện thân mềm có thể thích nghi với lối sống của mình ?
 4. Dặn dò: 
 - Học bài
 - Đọc mục: “Em có biết”
 - Soạn bài mới
Phiếu học tập: Một số đại diện của ngành thân mềm
 Đa dạng
Đại diện
MT sống 
Lối sống
ốc sên
 Mực
Bach tuộc
 Sò
Ngày soạn: . /  / 2010 
Ngày dạy:. /  / 2010 
Tuần: 
Tiết 21: Thực hành quan sát một số thân mềm	
I. Mục tiêu: Sau bài học này, học sinh cần đạt
 1. Kiến thức:
 - HS quan sát cấu tạo đặc trưng của một số đại diện thân mềm.
 - Phân biệt được cấu tạo chính của thân mềm từ vỏ, cấu tạo ngoài đến cấu tạo trong.
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.
 - Kĩ năng sử dụng kính lúp
 3. Thái độ:
 - Giáo dục ý thức tự giác, kiên trì và tinh thần hợp tác trong giờ thực hành
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: - Chuẩn bị mẫu trai, mực mổ sẵn
 - Chuẩn bị mẫu trai, mực, ốc để quan sát cấu tạo ngoài
 - HS: mẫu trai, ốc sên, sò, 
III. Tiến trình dạy học
 1. Tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Trình bày đặc điểm của một số đại diện ngành thân mềm?
 - Nêu một số tập tính ở thân mềm?
 3. Dạy học bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Quan sát cấu tạo vỏ ốc sên và mai mực
- GV yêu cầu HS dùng kính lúp quan sát vỏ ốc và mai mực, đối chiếu với hình vẽ để nhận dạng các chi tiết cấu tạo
 HS dùng kính lúp quan sát và chú thích vào các H20.1; H20.2; H20.3 
* Hoạt động 2: Quan sát cấu tạo ngoài của trai sông và mực
- GV yêu cầu HS quan sát H20.4; H20.5, đọc chú thích trong SGK và sau đó đièn chú thích vào H20.4 ; H20.5
 HS quan sát H20.4; H20.5, đọc chú thích sau đó điền chú thích vào H20.4; H20.5
* Hoạt động 3: Quan sát cấu tạo trong của mực
- GV cho HS quan sát mẫu mổ sẵn cấu tạo trong của mực nhận biết các bộ phận của cơ thể sau đó đối chiếu mẫu mổ để điền các số vào ô trống của chú thích H20.6
- GV yêu cầu HS viết thu hoạch
I. Quan sát cấu tạo vỏ ốc sên và mai mực
II. Quan sát cấu tạo ngoài của trai sông và mực
III. Quan sát cấu tạo trong của mực
 4. Củng cố
 - GV đánh giá, nhận xét giờ thực hành, yêu cầu HS làm vệ sinh phòng học
 5. Dặn dò: 
 - Học bài
 - Soạn bài mới

File đính kèm:

  • docsnh7.20,21.doc