Giáo án Sinh học Lớp 7 - Học kỳ II - Năm học 2012-2013

THỰC HÀNH: QUAN SÁT CẤU TẠO TRONG

 CỦA ẾCH ĐỒNG TRÊN MẪU MỔ.

 

 I. Mục tiêu:

 a. Kiến thức:

 - Trình bày được hình thái cấu tạo của các cơ quan phù hợp với đời sống lưỡng cư của đại diện (ếch đồng).

 - Dựa trên mẫu mổ tìm nhưng cơ quan thích nghi với đời sống ở cạn nhưng cấu tạo chưa hoàn chỉnh.

 b. Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực, so sánh, đối chiếu với vật mẫu và biết quản lí, đảm nhận trách nhiệm được phân công.

 - Rèn kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.

 c. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, nghiêm túc và chính xác trong thực hành mổ.

 II. Chuẩn bị:

 Gv: Mô hình ếch đồng, bộ đồ mổ, khay mổ.

 Tranh bộ xương ếch.

 Hs: Đọc thông tin bài trước ở nhà và mỗi nhóm 1 con ếch.

 III. Phương pháp dạy học:

 Quan sát trực quan đối chiếu mẫu mổ.

 Hoạt động nhóm.

 IV. Tiến trình:

 1. Ổn định: ktss lớp.

 2. Ktbc:

 Gv Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

 Phân chia nhóm theo qui định.

 Cho hs tiến hành mổ 10’ theo hướng dẫn của gv.

 Gv quan sát giúp đỡ nhóm mổ yếu.

 3. Bài mới:

 4. Củng cố - luyện tập:

 Hs hoàn thành bảng thu hoạch và trình bày bảng thu hoạch của nhóm trước lớp.

 Hoàn thành chú thích ở các hình và ghi nhớ.

 Gv nhận xét các mẫu mổ của các nhóm và cho hs vệ sinh.

 5. Hướng dẫn hs làm bài tập về nhà:

 - Học thuộc bài, vẽ hình sơ đồ vòng tuần hoàn của ếch.

 - Xem trước và giải quyết các yêu cầu của bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư.

V. Rút kinh nghiệm:

 

doc81 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 701 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Học kỳ II - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Hđ 2: Tìm những đặc điểm phù hợp với 3 bộ này: Bộ răng, cấu tạo chân và chế độ ăn:
 Gv đặt câu hỏi:
 - Bộ ăn sâu bọ có đặc điểm cấu tạo ntn phù hợp với đời sống? Cho ví dụ?
 Hs trả lời theo bảng vừa hoàn thành.
 - Bộ gặm nhấm có đặc điểm cấu tạo ntn phù hợp với đời sống? Cho ví dụ?
 Hs trả lời theo bảng vừa hoàn thành.
 - Bộ ăn thịt có đặc điểm cấu tạo ntn phù hợp với đời sống? Cho ví dụ?
 Hs trả lời theo bảng vừa hoàn thành.
 Gv gọi hs lần lượt trả lời hs khác nhận xét và kết luận.
 Gv giúp hs hoàn thiện kiến thức.
4. Củng cố - luyện tập:
 Gọi hs đọc ghi nhớ sgk trang 164.
 Gv sử dụng các câu hỏi sgk trang 165.
5. Hướng dẫn hs làm bài tập về nhà:
 - Học thuộc bài, trả lời câu hỏi sgk trang 165.
 - Đọc mục em có biết.
 - Xem trước thông tin về các bộ móng guốc và bộ linh trưởng.
 Phần 3,4 bài 49.
 Hs hoàn thiện bảng theo yêu cầu của Gv.
 I. Bộ ăn sâu bọ:
 - Sống đơn độc, ăn động vật.
 - Mõm dài thành vòi ngắn, răng đều, nhọn.
 - Chi trước ngắn, bàn tay rộng và ngón tay to, khỏe để đào hang.
 Ví dụ: Chuột chù, chuột chuỗi..
II. Bộ gặm nhấm:
 - Sống thành đàn, ăn tạp và thực vật.
 - Bộ răng: thiếu răng nanh, răng cửa lớn, sắc, răng hàm có khoảng trống hàm.
 Ví dụ: Chuột đồng, sóc, nhím...
III. Bộ ăn thịt:
 - Sống đơn độc và đàn. Ăn động vật.
 - Răng cửa ngắn, sắc, nhọn, hàm có mấu dẹp sắc.
 - Ngón chân có vuốt, cong, có đệm thịt giúp đi êm.
 Ví dụ: Báo, hổ, sói, mèo...
 Hs ghi nhớ kiến thức vừa học để trả lời.
V. Rút kinh nghiệm:
 -------------------------------------------------o0o-----------------------------------------------
Tuần 27 Ngày dạy//2011
Tiết 52 , Bài 51 ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ(tt):
 CÁC BỘ MÓNG GUỐC VÀ BỘ LINH TRƯỞNG.
 I. Mục tiêu:
 a. Kiến thức:
 - Trình bày được tính đa dạng và thống nhất của lớp Thú. Tìm hiểu tính đa dạng của lớp Thú được thể hiện qua quan sát các bộ thú khác nhau (các bộ móng guốc và bộ ling trưởng.)
 - Phân biệt được bộ guốc lẻ và bộ guốc chẵn.
 - Nêu được đặc điểm cấu tạo ngoài, đời sống và tập tính của bộ linh trưởng thích nghi với đời sống ở trên cây.
 b. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng quan sát và hợp tác trong nhóm.
 - Rèn kĩ năng lắng nghe và tự tin phát biểu trước lớp.
 - Kĩ năng tìm và xử lí thông tin theo nhóm.
 c. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập, ý thức bảo vệ động vật hoang dã và bảo vệ môi trường sống của chúng. 
 II. Chuẩn bị:
 Gv: Tranh 51.1, 2,3,4 sgk trang 166, 167, 168.
 Hs: Xem trước thông tin bài 51 sgk trang 166, 167, 168.
 III. Phương pháp dạy học:
 Tìm tòi và vấn đáp.
 Giải quyết vấn đề theo nhóm.
 IV. Tiến trình:
1. Ổn định: ktss lớp.
2. Ktbc:
 - Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của bộ ăn sâu bọ và bộ gặm nhấm? (6đ)
 - Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt bộ răng của thú ăn thịt? ( 4đ).
3. Bài mới:
* Hđ 1: Nêu đặc điểm chung của bộ móng guốc, phân biệt bộ guốc lẻ và bộ guốc chẵn:
 Yêu cầu hs nghiên cứu thông tin sgk và hình 51.1,2,3.
 Cá nhân tìm đặc điểm trong bộ:
 - Móng: Có hộp sừng bao bọc gọi là guốc.
 Vd: Ngựa, bò, tê giác.
 Sau đó cho hs thảo luận 4’ – Hoàn thành bảng: Cấu tạo đời sống và tập tính.
 Đáp án:
 + Lợn: 4 ngón, không sừng, ăn tạp, sống đàn.
 + Hươu: Chẵn (2), có sừng, nhai lại, đàn.
 + Ngựa: Lẻ (1), không sừng, không nhai lại, đàn.
 + Tê giác: có sừng, chân 3 ngón, đơn độc.
→ Từ đó hs nêu đặc điểm phân biệt bộ guốc chẵn và bộ guốc lẻ ( đặc điểm số ngón ) ntn?
 Hs các nhóm báo cáo – Nhóm khác nhận xét và kết luận.
* Hđ 2: Tìm hiểu đặc điểm cáu tạo của bộ linh trưởng thích nghi với cầm nắm và leo trèo:
 Gv yêu cầu hs nghiên cứu thông tin và quan sát hình 51. 4
 - Tìm đặc điểm cơ bàn của bộ linh trưởng? (chi có cấu tạo đặc biệt)
 - Tại sao bộ linh trưởng có thể leo trèo và cầm nắm? (Chi trước 5 ngón: ngón cái chụm vào 4 ngón còn lại).
 - Phân biệt đặc điểm cơ bản giữa khỉ và vượn?
 Hs: + Khỉ: Chai mông, túi má lớn, có đuôi.
 + Vượn: Chai mông nhỏ, không có túi má và đuôi.
 - Phân biệt khỉ hình người và khỉ vượn? ( Khỉ hình người không có chai mông, túi má, đuôi).
 Gọi hs kết luận chung về bộ linh trưởng.
* Hđ 3: Nêu được giá trị nhiều mặt của lớp thú:
 - Lớp thú có giá trị gì trong tự nhiên?
 - Lớp thú có giá trị gì trong đời sống con người?
 Hs suy nghĩ trả lời.
 * Chúng ta làm gì để bảo vệ lớp thú và môi trường sống?
 Hs: Xây dựng khu bảo tồn, cấm săn bắt...
→ Hs kết luận chung về vai tròi của lớp thú.
* Hđ 4: Nêu được đặc điểm chung để thấy được sự tiến hóa của lớp thú:
 Yêu cầu hs nêu đặc điểm chung củ lớp thú?
 Hs phát biểu – hs khác nhận xét bổ sung.
 Gv giúp hs chốt lại kiến thức về đặc điểm chung.
4. Củng cố - luyện tập:
 Gọi hs đọc ghi nhớ sgk.
 Nêu đặc điểm đặc trưng của các bộ móng guốc?
 Nêu đặc điểm chung và vai trò của lớp thú?
5. Dặn dò – hướng dẫn hs làm bài tập về nhà:
 - Học thuộc bài, trả lời câu hỏi sgk.
 - Xem trước yêu cầu bài 45 và bài 52.
 - Tìm hiểu về đời sống và tập tính của lớp chim và lớp thú.
- Phần I,II bài 50.
- Răng cửa sắc, răng nanh dài, nhọn, răng hàm có nhiều mấu dẹp...
 I. Các bộ móng guốc:
 - Chia làm 3 bộ: Chẵn, lẻ, vọi.
 - Số ngón chân tiêu giảm, đốt cuối mỗi ngón có sừng bao bọc gọi là guốc.
 + Bộ guốc chẵn: Số ngón chân chẵn, có sừng, đa số nhai lại.
 Vd: Lợn, bò, hươu.
 + Bộ guốc lẻ: Số ngón chân lẻ, không có sừng ( trừ tê giác ), không nhai lại.
 Vd: Ngựa, tê giác.
 + Bộ voi: 5 ngón, guốc nhỏ, có vòi, sống đàn, ăn thực vật.
II. Bộ linh trưởng:
 - Đi bằng bàn chân.
 - Bàn tay, bàn chân 5 ngón. Ngón cái đối diện với 4 ngón còn lại → Thích nghi với sự cầm nba81m và leo trèo.
 - Ăn tạp.
III. Vai trò của lớp thú:
 + Trong tự nhiên: qua mối quan hệ dinh dưỡng tạo sự cân bằng sinh thái.
 + Trong đời sống con người: cung cấp thực phẩm, sức kéo, dược liệu, trang trí, đồ mĩ nghệ,
 * Biện pháp bảo vệ:
 - Bảo vệ động vật hoang dã.
 - Xây dựng khu bảo tồn động vật.
 - Tổ chức chăn nuôi các loài có giá trị kinh tế.
IV. Đặc điểm chung của lớp thú:
 - Là ĐVCXS, có tổ chức cơ thể cao, có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa.
 - Có lông mao bao phủ, bộ răng phân hóa 3 loại: răng cửa, răng nanh, răng hàm.
 - Tim 4 ngăn, bộ não phát triển.
 - Là động vật hằng nhiệt. 
Phần I.
Phần III, IV.
V. Rút kinh nghiệm:
 -------------------------------------------------o0o-----------------------------------------------
Tuần 28 Ngày dạy//2011
Tiết 53 Bài 45, 52. THỰC HÀNH: XEM BĂNG HÌNH VỀ
 ĐỜI SỐNG VÀ TẬP TÍNH CỦA CHIM – CỦA THÚ. 
 I. Mục tiêu:
 a. Kiến thức:
 - Quan sát đặc điểm từng phần qua mô hình, mẫu vật thật.
 - Xem băng hình, phân biệt được các tập tính của thú. ý nghĩa của các tập tính đó trong đời sống của thú. 
 - Phân tích các đặc điểm cấu tạo của các cơ quan phù hợp với chức năng của chúng, thích nghi với đời sống của thú.
 b. Kĩ năng:
 - Xem băng hình về tập tính của thú để thấy được sự đa dạng của lớp Thú
 - Rèn kĩ năng độc lập và theo nhóm để giải quyết vấn đề.
 c. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập, nghiêm túc và có lòng say mê môn học. Biết bảo vệ các loài độn vật có ích.
 II. Chuẩn bị:
 Gv: Băng hình (sách thực hành sinh học 7).
 Hs: Nghiên cứu thông tin bài 45 và bài 52 sgk trang 147,170.
 III. Phương pháp dạy học:
 Quan sát trực quan.
 Vấn đáp.
 IV. Tiến trình:
1. Ổn định: ktss lớp.
2. Ktbc:
 Không, vì là bài thực hành Gv giới thiệu sơ lược nội dung thực hành, và phân chia nhóm.
3. Bài mới:
*Hđ1: Xem băng hình về đời sống và tập tính của chim và thú – Ghi chép kết quả.
 Gv chiếu băng hình (cho hs đọc và nghiên cứu sách thực hành sinh học 7).
 Yêu cầu hs quan sát và ghi chép nội dung vào phiếu học tập.
* Hđ 2: trao đổi, thảo luận nội dung băng hình (quan sát tranh ).
 Gv yêu cầu hs trả lời các câu hỏi. Tóm tắt nội dung chính của băng hình:
 * Về lớp chim:
 - Kể tên những động vật quan sát được?
 - Nêu hình thức di chuyển của chúng?
 - Kể tên loại thức ăn và cách kiếm ăn đặc trưng của từng loài?
 - Nêu những điểm khác nhau giữa chim trống và chim mái?
 - Nêu tập tính sinh sản của chim?
 - Ngoài những đặc điểm trên còn những đặc điểm nào khác không?
 * Về lớp thú:
 - Kể tên những động vật quan sát được? Chúng sống ở môi trường nào?
 - Nêu cách di chuyển?
 - Cho biết loại thức ăn và cách kiếm ăn?
 - Thú sinh sản ntn? 
 - Ngoài những đặc điểm trên còn những đặc điểm nào khác không?
 Hs thảo luận nhóm 10’ và báo cáo kết quả ghi chép được.
 Hs nhóm khác nhận xét bổ sung.
 Gv giúp hs hoàn thiện kiến thức.
4. Củng cố - luyện tập:
 Hs hoàn thành bài thu hoạch.
 Gv nhận xét thái độ, tinh thần học tập của hs.
5. Dặn dò – hướng dẫn hs làm bài tập về nhà:
 - Ôn lại các kiến thức đã học ở học kì 2.
 - Chuẩn bị sách bài tập.
 Hs quan sát và nghiên cứu thông tin theo sự hướng dẫn của gv.
 I. Lớp chim:
 1. Sự di chuyển:
 a. Bay và lượn. 
 b. Những kiểu bay khác:
 + Leo trèo: vẹt.
 + Đi và chạy: Đà điểu.
 + Đi và nhảy: Chim sẽ.
 + Bơi: vịt, le le.
 2. Kiếm ăn: Ăn tạp.
 3. Sinh sản:
 - Con trống: tinh hoàn.
 - Con mái: buồng trứng.
 Cách sinh sản: khoe mẻ, giao phối, làm tổ, đẻ trứng, ấp trứng, nuôi con.
 II. Lớp thú:
 1. Môi trường sống: 
 - Thú bay lượn: Dơi ăn sâu bọ(hoạt động ban đêm), dơi ăn quả hoặc những loài động vật hoạt động ban ngày: sóc bay...
 - Thú ở nước: Cá voi, cá heo, thú mỏ vịt...
 - Thú ở đất: Thú có guốc, gặm nhấm, thú ăn sâu bọ...
 - Thú sống trong đất: Chuột đồng, nhím...
 2. Di chuyển:
 - Chạy, đi, leo trèo(Thỏ, thú ăn thịt, khỉ...)
 - Trên không: Bay(dơi), vượn, sóc.
 - Bơi: cá voi...
 3. Kiếm ăn: Đuổi mồi, rình mồi, hái,...
 4. Sinh sản: Giao phối, chửa, đẻ, nuôi con, chăm sóc và dạy con.
V. Rút kinh nghiệm:
 -------------------------------------------------o0o-----------------------------------------------
Tuần 28 Ngày dạy//2011
Tiết 54 BÀI TẬP. 
 I. Mục tiêu:
 a. Kiến thức:
 - Nhằm hệ thóng hóa lại kiến thức trong các chương – lớp: Lưỡng cư, thằn lằn, chim thú.
 - Giúp các em từng bước nắm chắn kiến thức trên cơ sở tư duy tích cực.
 b. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng lắng nghe và tự tin phát biểu trước lớp.
 - Kĩ năng tìm và xử lí thông tin theo nhóm.
 c. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập
 II. Chuẩ

File đính kèm:

  • docGiao an sinh 7 2012.doc