Giáo án Sinh học Lớp 7 - Học kỳ I - Năm học 2011-2012

I- Mục tiêu:

 1-Kiến thức:

 -Hs chứng minh được sự đa dạng phong phú của động vật thể hiện ở số loài và môi trường sống.

 2-Kỹ năng : Rèn kỹ năng quan sát so sánh.

 Kỹ năng hoạt động nhóm

 3- Thái độ : Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn.

II- Các kĩ năng cơ bản được GD

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh, để tìm hiểu thế giới động vật đa dạng và phong phú.

- Kĩ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực trong hoạt động nhóm.

- Kĩ năng tự tin trong trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.

III- Các Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Động não

- Chúng em biết 3

- Vấn đáp- tìm tòi

- Trực quan

IV-Đồ dùng dạy- học:

GV: Tranh ảnh về động vật và môi trường sống của chúng.

HS: Đọc trước bài mới.

V- Hoạt động dạy học:

 1-ổn định lớp:

 2-Kiểm tra bài cũ: ( Không kiểm tra)

 3-Hoạt động dạy-học:

4- Thực hành:

- Gv gọi 1 Hs đọc phần kết luận cuối bài.

-Hs làm bài tập:

 B 1. Hãy đánh dấu nhân vào câu trả lời đúng.

 Động vật có ở khắp mọi nơi do:

a- chúng có khả năng thích nghi cao.

b- Sự phân bố có sẵn từ xa xưa.

c- Do con người tác động.

 B 2. Hãy đánh dấu nhân vào những câu trả lời đúng.

 Động vật đa dạng , phong phú do:

a- Số cá thể nhiều.

b- Sinh sản nhanh.

c- Số loài nhiều.

d- Động vật sống ở khắp mọi nơi trên trái đất.

e- Con người lai tạo, tạo ra nhiều giống mới.

f- Động vật di cư từ những nơi xa đến.

5- Vận Dụng: Học bài trả lời câu hỏi Sgk.

 Kẻ bảng 1 tr 9 vào vở bài tập.

I/ Mục tiêu:

 1/ Kiến thức: - Học sinh nêu được đặc điểm cơ bản để phân biệt động vật với thực vật.

 - Nêu được đặc điểm chung của động vật.

 - Học sinh nắm được sơ lược cách phan chia giới động vật.

 2/ Kỹ năng :- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp.

 - Kỹ năng hoạt động nhóm.

 3/ Thái độ : Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn.

 4- GD MT

Đông vật có vai trò quan trọng đối với tự nhiên và con người.Vì vậy ta cần phải tạo điều kiện bảo vệ chăm sóc để những động vật có lợi ngày càng được bảo tồn phát triển đem lại nguồn lợi lớn cho tự nhiên và con người còn đối động gây hại cần phải hạn chế môi trường phát sinh, tiêu diệt chúng ở thời kì ấu trùng để đảm bảo sức khoẻ cho con người.

II.CÁC KỸ NĂNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI .

- Kĩ năng tìm kiếm , xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh, để phân biệt giữa động vật và thực vật và vai trò của động vật trong tự nhiên và đời sống con người.

- Kĩ năng hợp tác láng nghe tích cực.

- Kĩ năng tự tin khi trình bày suy nghĩ/ ý tưởng trước tổ nhóm.

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC

- Hỏi chuyên gia

- Dạy học nhóm

- Vấn đáp - tìm tòi

- Trình bày 1 phút

IV. PHƯƠNG TIỆN.

- Tranh ảnh về động vật và môi trường sống.

V. TiÕn tr×nh bµi gi¶ng

1. æn ®Þnh tæ chøc

- Kiểm tra sĩ số.

2.Bài cũ

- Hãy kể tên những động vật thường gặp ở nơi em ở? Chúng có đa dạng, phong phú không?

 - Chúng ta phải làm gì để thế giới động vật mãi đa dạng và phong phú?

3. Bài mới

 Nếu đem so sánh con gà với cây bàng, ta thấy chúng khác nhau hoàn toàn, song chúng đều là cơ thể sống. Vậy phân biệt chúng bằng cách nào?

4. Kết nối

 

doc68 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Học kỳ I - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
màu sắc để xác định mặt lưng và mặt bụng của giun đất.
+ Tìm đai sinh dục: Phía đầu, kích thước bằng 3 đốt, hơi thắt lại màu nhạt hơn.
- Các nhóm dựa vào đặc điểm mới quan sátà thống nhất đáp án.
- Đại diện nhóm lên chữa bàià nhóm khác bổ sung.
- Các nhóm theo dõià tự sửa chữa lỗi nếu cần.
25’
HOẠT ĐỘNG 2: CẤU TẠO TRONG
1/ Cách mổ giun đất 
- Gv yêu cầu:
+ Hs quan sát hình16.2 đọc các thông tin trong SGK tr 57.
+ Thực hành mổ giun đất .
- Gv kiểm tra sản phẩm của các nhóm bằng cách:
+ Gọi một nhóm mổ đẹp, đúngà trình bày thao tác mổ.
+ Một nhóm mổ chưa đúng à trình bày thao tác mổ.
- Gv hỏi: Vì sao mổ chưa đúng hay nát các nội quan?
- Gv giảng giải: Mổ Đv không xương sống chú ý
+ Mổ mặt lưng, nhẹ tay, đường kéo ngắn, lách nội quan từ từ, ngâm vào nước.
+ Ở giun đất có thể xoang chứa dịchà liên quan đến việc di chuyển của giun đất.
2/ Quan sát cấu tạo trong.
- Gv hướng dẫn:
+ Dùng kéo nhọn tách nhẹ nội quan.
+ Dựa vào hình 16.3A nhận biết các bộ phận của hệ tiêu hóa.
+ Dựa vào hình 16.3B SGK à Quan sát bộ phận sinh dục.
+ Gạt ống tiêu hóa sang bên để quan sát hệ thần kinh màu trắng ở bụng.
+ Hoàn thành chú thích ở hình 16.B và 16.C SGK 
- Gv kiểm tra bằng cách gọi đại diện nhóm lên bảng chú thích vào hình câm.
- Cá nhân quan sát hình, đọc kỹ các bước tiến hành mổ. 
- Cử 1 đại diện mổ thành viên khác giữ, lau dịch cho sạch mẫu 
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả.
- Nhóm khác theo dõi, góp ý cho nhóm mổ chưa đúng.
- Trong nhóm:
+ Một học sinh thao tác gỡ nội quan.
+ Hs khác đối chiếu với SGK để xác định các hệ cơ quan.
+ Ghi chú thích hình vẽ.
+ Đại diện các nhóm lên chữa bài à nhóm khác bổ sung. 
* KẾT LUẬN : 
 Gv gọi đại diện 1 à 3 nhóm:
 - Trình bày cách quan sát cấu tạo ngoài của giun đất.
 - Trình bày thao tác mổ và cách quan sát cấu tạo trong của giun đất.
 - Nhận xét giờ thực hành và vệ sinh. 
5- Thực hành- Gv cho điểm1 à 2 nhóm làm việc tốt và kết quả đúng đẹp.
6- Vận Dụng
Viết thu hoặch theo nhóm.
Kẻ bảng 1,2 tr 60 SGK vào vở bài tập
Tuần 09 - Tiết 17 Ngày soạn: 16/10/2011
Bài:17 MỘT SỐ GIUN ĐỐT KHÁC VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÀNH GIUN ĐỐT
I/ Mục tiêu:
 1/ Kiến thức:
 - Chỉ ra được một số đặc điểm của các đại diện giun đốt phù hợp với lối sống.
 - Hs nêu được đặc điểm chung của ngành giun đốt và vai trò của giun đốt.
 2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, tổng hợp kiến thức.
 3/ Thái độ : Giáo dục ý thức bảo vệ động vật
 4/ GDMT:Giun đất sống trong đất ăn vụn hữu cơ và mùn đất nó làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, tăng độ 
phì, làm cho đất màu mỡ. chúng ta cần có ý thức phòng chống ô nhiễm môi trường đất, tăng cường độ che 
phủ của đất bằng thực vật để giữ ẩm và tạo mùn cho đất. Cần bảo vệ các động vật có ích
 II.CÁC KỸ NĂNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI 
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh, để tìm hiểu về cấu tạo và hoạt động sống của từng đại diện giun đốt qua đó rút ra đặc điểm chung của ngành giun đốt cung như vai trò của chúng đối với hệ sinh thái và con người.
- Kĩ năng phân tích, đối chiếu, khái quát để phân biệt được đại diện của ngành giun đốt
- Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng ứng xử/ giao tiếp trong hoạt động nhóm.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Dạy học nhóm - Vấn đáp- tìm tòi - Trực quan - Trình bày 1 phút
IV/ Đồ dùng dạy học :
GV: Tranh hình 17.1 à 17.3 SGK
HS: Kẻ bảng 1 và 2 vào vở bài tập
V/ Hoạt động dạy học:
1- Ổn đinh tổ chức
2- Kiểm tra bài cũ: - Thu bản thu hoặch của các nhóm.
3- Khám phá: GV giới thiệu SGK
4- Kết nối:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
15’
HOẠT ĐỘNG 1:MỘT SỐ GIUN ĐỐT THƯỜNG GẶP
- Gv cho Hs quan sát hình vẽ Giun đỏ, đỉa, rươi. 
- Yêu cầu đọc thông tin trong SGK tr 59 à Trao đổi nhóm hoàn thành bảng 1. 
- Gv kẻ bảng 1 lên bảng để Hs chữa bài.
- Gv gọi nhiều nhóm lên chữa bài.
- Gv ghi ý kiến bổ sung của các nhóm.
- Gv thông báo nội dung đúng và cho Hs theo dõi bảng 1 chuẩn kiến thức.
- Cá nhân tự quan sát tranh hình, đọc các thông tin SGK à Ghi nhớ kiến thức.
- Trao đổi nhóm thống nhất ý kiếnà Hoàn thành nội dung bảng 1.
- Đại diện các nhóm lên ghi kết quả ở từng ND. 
- Nhóm khác theo dõi nhận xét và bổ sung.
- Hs theo dõi và tự sửa chữa ( nếu cần )
 Bảng1 Đa dạng của ngành giun đốt
TT
 Đa dạng 
Đại diện
Môi trường sống
Lối sống
1
Giun đất
Đất ẩm
Chui rúc
2
Đỉa
Nước ngọt, Mặn, Lợ.
Kí sinh ngoài
3
Rươi
Nước lợ
Tự do
4
Giun đỏ
Nước ngọt ( Cống, rãnh )
Định cư
5
Vắt 
Đất, lá cây.
Tự do
6
Róm biển
Nước mặn
Tự do
- Gv yêu cầu Hs rút ra kết luận
* KL: - Giun đốt có nhiều loài: Vắt, đỉa, rươi, róm biển, Giun đỏ.
 - Sống ở các môi trường: Đất ẩm, nước, lá cây.
 - Giun đốt có thể sống tự do, định cư hay chui rúc 
15’
HOẠT ĐỘNG 2: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÀNH GIUN ĐỐT
- Gv cho Hs quan sát lại tranh hình đại diện của ngành. 
- Nghiên cứu SGK tr 60.
- Trao đổi nhóm hoàn thành bảng 2 
- Gv kẻ sẵn bảng 2 à Hs chữa bài.
- Gv chữa nhanh bảng 2 
- Cá nhân tự thu nhận thông tin từ hình vẽ và thông tin trong SGK tr 60.
- Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời 
- Đại diện nhóm lên ghi kết quả à nhóm khác bổ sung 
- Các nhóm tự sửa chữa ( nếu cần )
 Bảng 2: Đặc điểm chung của ngành giun đốt ( Phần nầy không dạy)
TT
 Đại diện 
 Đặc điểm 
Giun đất
Giun đỏ
đỉa
Rươi
1
Cơ thể phân đốt
Không 
Dạy
2
Cơ thể không phân đốt
3
Có thể xoang ( Khoang cơ thể chính thức )
4
Có hệ tuần hoàn, máu thường đo.û
5
Hệ thần kinh và giác quan phát triển
6
Di chuyển nhờ chi bên, tơ hoặc thành cơ thể.
7
Oáng tiêu hóa thiếu hậu môn
8
Oáng tiêu hóa phân hóa 
9
Hô hấp qua da hay bằng mang.
- Gv cho Hs rút ra kết luận về đặc điểm chung.
- Gv yêu cầu học sinh nhắc lại kết luận.
* KL: Giun đốt có đặc điểm chung:
- Cơ thể dài phân đốt. Có thể xoang. hô hấp qua da hay mang. Hệ tuần hoàn kín, máu màu đỏ. Hệ tiêu hóa phân hóa. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch và giác quan phát triển. Di chuyển nhờ chi bên, tơ hoặc thành cơ thể.
10’
HOẠT ĐỘNG 3:VAI TRÒ CỦA GIUN ĐỐT
- Gv yêu cầu Hs hoàn thành bài tập trong sgk.
+ Làm thức ăn cho người
+ Làm thức ăn cho Đv
+ Làm cho đất trồng xốp, thoáng
+ Làm màu mỡ đất trồng
+ Làm thức ăn cho cá
+ Có hại cho Đv và người
- Gv gọi 11 à 3 Hs trình bày.
- Gv cho Hs rút ra kết luận.
- Cá nhân tự hoàn thành bài tập.
Yêu cầu chọn đúng loài giun đốt.
+ Rươi, sa sùng, bông thùa
+ Giun đất, giun đỏ, giun ít tơ
+ Các lòai giun đất
+ Các loài giun đất 
+ Rươi, giun ít tơ nước ngọt, sa sùng, rọm
+ Các loài đỉa, vắt
- Đại diện một số Hs trình bàyà Hs khác bổ sung.
* KL: 
- Lợi ích: Làm thức ăn cho người và Đv, làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, màu mỡ.
- Tác hại: Hút máu người và Đvà gây bệnh.
5- Thực hành: Gv cho Hs đọc kết luận cuối bài trong SGK.
Trình bày đặc điểm chung của giun đốt?
Vai trò của giun đốt?
6- Vận dụng: - Học bài trả lời câu hỏi trong SGK
Làm bài tập 4 tr 61. 
Chuẩn bị theo nhóm, con trai sông.
***************************************************************************************
Tuần 9 - Tiết 18 Ngày soạn: 16/10/2011
KIỂM TRA VIẾT 1 TIẾT
I. Mục tiêu: 
- Kiểm tra kiến thức của HS từ chương I tới chương III, nhằm đánh giá năng lực học tập của HS. Thấy ưu, nhược điểm của HS giúp GV tìm nguyên nhân điều chỉnh và đề ra phương án giải quyết, giúp HS học tập tốt.
- Giúp hs đánh giá được kết quả học tập của mỡnh về kiến thức, kĩ năng & vận dụng, nhằm cải tiến phương pháp học tập.
- Phát huy tính tự giác, tích cực của HS.
II. Phương pháp: kiểm tra
III. Chuẩn bị: 
1. GV: Đề kiểm tra 
2. HS: Kiến thức đã học
IV. Tiến trình lên lớp:
 1. ổn định: (1’) 
 2. Bài cũ:
 3. Bài mới:
 a. Đặt vấn đề:
 b. Triển khai bài:
* Đề kiểm tra:
Câu 1: (2.0 điểm)
Nêu đặc điểm chung của ngành ruột khoang?
Câu 2: (2.0 điểm)
 Cách dinh dưỡng ở trùng sốt rét và trùng kiết lị giống nhau và khác nhau như thế nào? Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi?
Câu 3: (2.0 điểm)
	Hãy vẽ sơ đồ vòng đời sán lá gan? Vì sao trâu, bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều?
Câu 4: (2.0 điểm)
So sánh cấu tạo trong với giun tròn để tìm ra hệ cơ quan mới bắt đầu xuất hiện ở giun đất?
Câu 5: (2.0 điểm)
	Giun đũa gây ra những tác hại gì đối với sức khoẻ con người? Nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người?
Đáp án:
Câu 1: (2,0 điểm ) Mỗi ý đúng được 0,5 điểm
- Đặc điểm chung của ngành ruột khoang:
+ Cơ thể đối xứng tỏa tròn.
+ Ruột dạng túi.
+ Cấu tạo thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào.
+ Có tế bào gai để tự vệ và tấn công.
Câu 2: (2,0 điểm )
- Cách dinh dưỡng ở trùng sốt rét và trùng kiết lị giống nhau : cùng ăn hồng cầu.(0.25 điểm )
- Cách dinh dưỡng ở trùng sốt rét và trùng kiết lị khác nhau: 0,75 điểm- mỗi ý đúng 0,25 điểm
trùng kiết lị
trùng sốt rét
- Kích thước lớn
- Nuốt nhiều hồng cầu cùng một lúc và tiêu hóa chúng
- Sinh sản nhân đôi liên tiếp.
- Kích thước nhỏ
- Chui vào hồng cầu kí sinh và ăn hết chất nguyên sinh của hồng cầu
- Sinh sản cho nhiều trùng kí sinh mới rồi phá vỡ hồng cầu để ra ngoài.
- Bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi vì: môi trường thuận lợi, có nhiều vùng lầy, nhiều cây cối rậm rạp nên có nhiều loài muỗi Anôphen mang các mầm bệnh trùng sốt rét.( 1 điểm ) 
Câu 3: (2,0 điểm )
 - Vẽ sơ vòng đời sán lá gan: (1,0 điểm )
 Trứng sán	ấu trùng kí sinh ở ốc	ấu trùng có đuôi	sống ở môi trường nước kết kén kí sinh ở trâu, bò.
 - Trâu, bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều vì:(1,0 điểm )
	+ Chúng làm việc trong môi tường ngập nước, có nhiều ốc nhỏ là vật chủ trung gian thích hợp với ấu trùng sán lá gan.
	+ Chúng thường uống nước và ăn các cây cỏ từ thiên nhiên, có các kén sán bám rất nhiều.
 Câu 4: (2,0 điểm )
So sánh cấu tạo trong với giun tròn để tìm ra hệ cơ quan mới bắt đầu xuất hiện ở giun đất:
+ Hệ tuần hoàn: mạch lưng, mạch bụng, mạch vòng vùng hầu(tim đơn giản) (1,0 điểm )
+ Hệ thần kinh: hạch não, chuỗi thần kinh.(1,0 điểm )
Câu 5: (2.0 điểm)
- Tác hại của giun đũa đối với sức khoẻ con người: (1,0 điểm )
+ Lấy chất dinh dưỡng
+ Gây tắc ruột.
+ Gây tắc ống mật.
+ Tiết độc tố gây hại

File đính kèm:

  • docSinh 7 da giam tai Ky I.doc