Giáo án Sinh học Lớp 7 - Cả năm học

Tiết 3 ChươngI. NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH

 Thực hành: QUAN SÁT MỘT SỐ ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH

 A/ Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

- Thấy được ít nhất hai đại diện điển hình cho ngành ĐVNS là: Trùng roi và trùng đế giày.

 2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng sử dụng và quan sát mẫu bằng kính hiển vi.

 3. Thái độ:

- Nghiêm túc, tỉ mỉ, cẩn thận.

B/ Phương pháp: Thực hành

 C/ Chuẩn bị của GV và HS:

 1. Chuẩn bị của GV:

- Kính hiển vi, lam kính, la men, kim nhọn, ống hút, khăn lau.

- Tranh trùng đế giày, trùng roi, trùng biến hình.

 2. Chuẩn bị của HS:

- Váng nước ao hồ, rể bèo nhật bản, rơm, rạ khô ngâm 5 ngày trong nước.

D/ Tiến trình hoạt động:

I. Ổn định:(1’)

II. Kiểm tra bài cũ : Không.

 III. Bài mới:

1. Đặt vấn đề: (1’)

 - Hầu hết ĐVNS không nhìn thấy được bằng mắt thường. Qua kính hiển vi sẽ nhìn thấy được trong các giọt nước ở ao, hồ.là 1 thế giới ĐVNS vô cùng đa dạng.

2. Triển khai :

1. Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của HS(2’).

2. Giáo viên nêu mục tiêu bài.(3’)

21 Gv nêu mục tiêu bài, phân nhóm.

22 Phát dụng cụ và giao nhiệm vụ cho các nhóm.

3. Tiến hành:

HĐ1: Quan sát trùng đế giày. (16’)

a. GV hướng dẫn các thao tác

- Dùng ống hút lấy 1 giọt nhỏ ở nước ngâm rơm(chỗ thành bình)

- Nhỏ lên lam kính soi dưới kính hiển vi.

- Điều chỉnh thị trường nhìn cho rỏ

- Quan sát hình 3trang 14 nhận biết trùng giày

-GV hd HS cách cố định mẫu:Dùng la men đậy lên giọt nước lấy giấy thấm bớt nước

b. HS làm việc theo nhóm và các nhóm tự ghi nhớ các thao tác GV hướng dẫn

-HS lần lượt quan sát dưới kính và nhận biết trùng giày.

-Học sinh quan sát trùng giày di chuyển .

-GV kiểm tra ngay trên kính của các nhóm

-GV hướng dẫn HS phần đọc tt cho HS làm bài tập trang 15 chọn câu trả lời đúng

-GV thông báo kết quả đúng để học sinh tự sửa chửa

-HS dựa vào kết quả quan sát, rồi hoàn thành bài tập

-HS:Trùng giày di chuyển kiểu vưà tiến vừa xoay

+Hình dạng: không đối xứng. Có hình chiếc dày

 +Di chuyển: Vừa tiến, vừa xoay

* Hoạt động 2: Quan sát trùng roi. (15’)

a. GV cho HS QS H 3.2, 3.3 tr. 15

-GV hd cách lấy mẫu và QS tương tự trùng giày nhưng lấy ở váng nước ao hồ hoặc rễ bèo.

b.HS tiến hành

- Lấy mẫu để quan sát.

 - Trong nhóm thay nhau dùng ống hút lấy mẫu QS.

 - GV gọi 1 số nhóm tiến hành các thao tác như hoạt động 1.

- HS tự QS tranh trả lời câu hói sgk.

- Vẽ hình trùng roi, trùng giày.

 -GV kiểm tra trên kính hiển vi- GV lưu ý hướng dẫn HS

 IV. Kết thúc: (6’)

- Cho HS trình bày cách lấy mẫu để quan sát trùng roi, trùng giày.

- Trình bày kết quả quan sát được.

- Thu dọn,vệ sinh dụng cu thực hànhû, trả cho phòng thiết bị.

 V. Dặn dò: (2’)

 Tìm hiêủ bài:” Trùng roi”

 

doc125 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 606 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Cả năm học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a cá chép thích nghi với đời sống bơi lặn.
	III. Bài mới:
	1. Đặt vấn đề: 
 Bài trước chúng ta đã tiến hành mổ cá, quan sát đặc điểm cấu tạo các cơ quan bên trong và phần nào dự đoán chức năng của các cơ quan đó. Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta kiểm tra các dự đoán đó.
	2. Triển khai bài: 
HĐ1: T/ h các cơ quan dinh dưỡng
GV: Dựa vào kết quả quan sát mẫu mổ, hình 32.2 Hệ tiêu hoá có những bộ phận nào? Chức năng của từng bộ phận?
HS:Hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi.
GV: Bóng hơi cá chép có chức năng gì?
HS: 
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 33.1, trả lời câu hỏi:
- Hệ tuần hoàn gồm những cơ quan nào?
- Hoàn thành bài tập điền vào chổ trống.
HS: Quan sát tranh, thảo luận nhóm trả lời.
GV: Cá hô hấp như thế nào?
HS: 
GV: Quan sát lại hình 32.2 Hệ bài tiết nằm ở đâu? Có chức năng gì?
HS: 
HĐ2: T/h về thần kinh và giác quan
GV: Yêu cầu HS quan sát hình vẽ 32.2, 32.3 trả lời câu hỏi:
I. Các cơ quan dinh dưỡng (20’)
1. Tiêu hoá:
- Ống tiêu hoá: Miệng hầu thực quản dạ dày ruột hậu môn.
- Tuyến tiêu hoá: Gan, mật, tuyến ruột.
- Chức năng: Biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng.
- Bóng hơi thông với thực quản, giúp cá chìm, nỗi trong nước.
2. Tuần hoàn và hô hấp.
- Hệ tuần hoàn:
 Tim 2 ngăn: tâm nhĩ và tâm thất giúp máu vận chuyển trong các mạch tạo thành 1 vòng tuần hoàn kín.
- Hệ hô hấp:
+ Hô hấp bằng mang
+ Thực hiện trao đổi khí giữa máu với dòng nước chảy qua các lá mang.
3. Bài tiết:
Hai dải thận màu đỏ nằm sát sống lưng có chức năng lọc máu, thải các chất độc ra ngoài.
II. Thần kinh và giác quan (11’)
*Hệ thần kinh: TWTK và các dây thần kinh.
Hệ thần kinh của cá gồm những bộ phận nào? Não chia làm mấy phần?
HS: 
GV: Cá có những giác quan nào? Chức năng của từng giác quan?
HS:
TWTK gồm có não và tuỷ sống. Não gồm: não trước, não trung gian, não giữa, tiểu não, hành tuỷ.
* Các giác quan:
- Mắt: nhìn gần
- Mũi: ngửi, đánh hơi, tìm mồi.
- Cơ quan đường bên nhận biết ấp lực, tốc độ dòng nước, vật cản.
	IV. Cũng cố : (6’) Cũng cố bằng bài tập thảo luận nhóm
TT
Hệ cơ quan
Đặc điểm cấu tạo
Chức năng
Ý nghĩa thích nghi
1
Tiêu hóa
2
Tuần hoàn
3
Hô hấp
4
Bài tiết
5
Thầnkinhvàcảm giác
	V. Dặn dò: (2’)
Học bài. Vẽ sơ đồ cấu tạo của não cá chép.
Sưu tầm tranh ảnh về các loài cá. Soạn bài vào vở bài tập.
Tiết 33 ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC LỚP CÁ
Ngày soạn:
	A. Mục tiêu:
	1.Kiến thức: 
 Nắm được sự đa dạng, đặc điểm chung và vai trò của cá, phân biệt được cá sụn và cá xương. 
 	2. Kỹ năng:
 Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, hoạt động nhóm. 
	3. Thái độ: 
 Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
	B. Phương pháp: Trực quan hoạt động nhóm, cá nhân 
	C. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
	1. Chuẩn bị của giáo viên: 
 Tranh ảnh các loài cá sống trong những điều kiện khác nhau.	
Chuẩn bị của học sinh
 Tìm hiểu nội dung bài, soạn bài vào vở bài tập.
	D. Tiến trình hoạt động:
	I. Ổn định: 1’
	II. Kiểm tra bài cũ: (5’) Nêu các đặc điểm các cơ quan bên trong thích nghi với đời sống và hoạt động trong môi trường nước.
 	III. Bài mới: 
Đặt vấn đề: (1’)
 Cá đa dạng về môi trường sống nhưng chúng có những đặc điểm chung.
Triển khai bài:
HĐ1: T/h sự đa dạng về thành phần loài và môi trường sống.
GV: Yêu cầu HS đọc tt sgk hoàn thành bài tập:
Tên lớp cá
Số loài
Đặc điểm
MTHS: Thảo luận nhóm, hoàn thành bảng.
GV: Từ bảng trên hãy rút ra nhận xét về sự đa dạng của cá:
- Sự đa dạng của cá thể hiện qua điều nào?
- Cá có mấy lớp chính? Đặc điểm của các lớp đó?
HS: 
GV: Cho đại diện nhóm báo cáo bổ sung, kết luận.
GV: Cho HS quan sát tranh 34.1 7 hoàn thành bảng 1 sgk
HS: Hoạt động cá nhân hoàn thành bảng.
GV: Qua bảng trên em có nhận xét gì về ảnh hưởng của điều kiện sống đến cấu tạo của cá.
HS: Những loài cá sống trong những môi trường và điều kiện sống khác nhau thì có cấu tạo khác nhau.
HĐ2: Tìm ra đặc điểm chung cuả cá
I. Đa dạng về thành phần loài và môi trường sống. (12’)
* Đa dạng về loài: Trên thế giới có 25415 loài, chia làm 2 lớp chính: lớp cá sụn và lớp cá xương.
- Lớp cá sụn: có 850 loài; bộ xương làm bằng chất sụn, khe mang trần, da nhám, miệng ở mặt bụng.
- Lớp cá xương: 24565 loài; bộ xương làm bằng chất xương, nắp mang che khe mang, da phủ vảy xương có chất nhầy, miệng nằm ở đầu mõm.
* Đa dạng về môi trường sống:
Nước ngọt, nước mặn, nước lợ
II. Đặc điểm chung cuả cá (8’)
GV: Cho HS thảo luận nhóm rút ra đặc điểm chung của cá.
HS: Dựa vào các mục gợi ý ở sgk hoàn thành yêu cầu. Báo cáo.
HĐ3: T/h vai trò của cá.
GV: Yêu cầu HS đọc tt, liên hệ thực tế cá có vai trò gì?
HS: Hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi.
GV: Bảo vệ và phát triển nguồn lợi của cá bằng cách nào?
HS: 
- Sống ở nước.
- Bơi bằng vây.
- Hô hấp bằng mang.
- Có một vòng tuần hoàn, tim 2 ngăn.
- Thụ tinh ngoài.
- Động vật biến nhiệt.
III.Vai trò của cá.(8’)
* Vai trò của cá:
- Nguồn thực phẩm: Thịt, trứng cá, nước mắm.
- Dược liệu: dầu gan cá.
- Dùng trong công nghiệp: đóng giày, làm cặp, ...
- Ăn bọ gậy của muỗi, ăn sâu bọ hại lúa.
* Bảo vệ và phát triển:
- Tận dụng vực nước tự nhiên để nuôi cá.
- Không đánh bắt cá bằng các dụng cụ có tính chất huỷ diệt.
IV. Cũng cố: (5’)
- Đọc kết luận sgk.
- Chọn câu trả lời đúng:
1. Lớp cá đa dạng vì:
a. Có số lượng loài nhiều.
b. Cấu tạo cơ thể thích nghi với các điều kiện sống khác nhau.
c. Cả a và b.
2. Dấu hiệu cơ bản để phân biệt cá sụn và cá xương:
a. Căn cứ vào đặc điểm bộ xương. b. Căn cứ vào môi trường sống. c. Cả a và b.
	Đáp án: 1c, 2a.
	V. Dặn dò: (2’)
- Học bài cũ, trả lời các câu hỏi sgk.
- Đọc “ Em có biết”.
- Chuẩn bị thực hành: Theo nhóm 4 - 6 học sinh 
	+ Một con cá chép (cá giếc).
	 + Khăn lau, xà phòng. 
 —˜&™–
Tiết 34: THỰC HÀNH MỔ CÁ
Ngày soạn:
	A. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
 Xác định được vị trí và nêu rõ vài trò một số cơ quan của cá trên mẫu mổ.
	2. Kỹ năng: 
 Rèn kỹ năng mổ động vật có xương sống, kĩ năng trình bày mẫu mổ
	3. Thái độ: 
 Nghiêm túc, cẩn thận, chính xác.
	B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 
	1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Mẫu cá chép
- Bộ đồ mỗ, khay mỗ, đinh ghim (đủ cho các nhóm)
- Tranh phóng to hình 32.1 và 32.3 SGK.
- Mô hình não cá hoặc mẫu não cá mổ sẵn.
	2. Chuẩn bị của học sinh: 
- Mỗi nhóm 4 - 6 em.
	+ Một con cá chép (cá giếc).
	+ Khăn lau, xà phòng.
	C. Tiến trình hoạt đông 	
 1. Tổ chức thực hành (3’)
- Giáo viên phân chia nhóm thực hành.
- Kiểm tra sự cuẩn bị của các nhóm.
- Nêu yêu cầu của tiết thực hành (như SGK).
 2. Tiến trình thực hành
 HĐ1: Tìm hiểu cách mổ và thực hành mổ (8’)
- Giáo viên trình bày kĩ thuậy giải phẫu (như SGK tr.106) chú ý vị trí đường cắt để nhìn rõ nội quan của cá.
- Biểu diễn thao tác mổ (Dựa vào hình 32.1) SGK. 
- Học sinh tiến hành mổ như đã hướng dẫn.
- Sau khi mổ cho học sinh quan sát vị trí tự nhiên các nội quan chưa gỡ.
 HĐ2: Quan sát cấu tạo trong của cá.(20’)
- GV hướng dẫn học sinh xác định vị trí của nội quan, đối chiếu với hình 32.3.
- Gỡ nội quan để quan sát các rõ các cơ quan (như SGK)
- Quan sát bộ xương cá hình 32.2
- Quan sát mẫu bộ não cá.
- Hướng dẫn học sinh cách điền vào bảng các nội quan của cá.
 Bảng 1: Các cơ quan bên trong của cá
Tên cơ quan
Nhận xét vị trí và vai trò
 Mang 
( Hệ hô hấp)
Nằm dưới xương nắp mang trong phần đầu, gồm các lá mang gần xương cung mang - có vai trò trao đổi khí.
Tim
 ( hệ tuần hoàn)
Nằm phía trước khoang thân ứng với vây ngực, co bóp để đẩy máu vào động mạch - giúp cho sự tuần hoàn máu.
 Thực quản, dạ dày, ruột, gan (Hệ tiêu hóa)
Phân hóa rỏ rệt thành thực quản, dạ dày, ruột, có gan tiết mật giúp cho sự tiêu hóa thức ăn.
Bóng hơi
Trong khoang thân, sát cột sống. Giúp cá chìm nổi để dàng trong nước.
 Thận 
 (Hệ bài tiết)
Hai dải, sát cột sống Lọc từ máu các chất không cần thiết đểí thải ra ngoài.
Tuyến sinh dục (Hệ sinh sản)
Trong khoang thân, ở cá đực là hai dải tinh hoành, ở cá cái là hai buồng trứng phát triển trong mùa sinh sản.
Não 
(Hệ thần kinh)
Não nằm trong hộp sọ, ngoài ra còn tủy sống nắm trong các cung đốt sống. Điều khiển, điều hòa hoạt động của cá.
	IV Kết thúc: (8’)
- Mỗi nhóm báo cáo nhận xét về một hệ cơ quan, các nhóm khác bổ sung.
- Kết quả bảng phải điền là kết quả tường trình à Giáo viên cho điểm một số nhóm. 
- Giáo viên nhận xét từng mẫu mổ. 
- Nêu sai sót của từng nhóm cụ thể.
- Nhận xét tinh thần, thái độ học tập của các nhóm..
- Cho các nhóm thu dọn vệ sinh
	IV. Dặn dò: (1’) 
- Ôn tập dần phần ĐVKXS.
—˜&™–
Tiết 35. ÔN TẬP HỌC KÌ I
Ngày soạn: ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG
	A. Mục tiêu:
	1.Kiến thức: Cũng cố lại kiến thức của học sinh trong phần động vật không xương sống về:
 - Tính đa dạng của động vật không xương sống.
 - Sự thích nghi của động vật không xương sống với môi trường.
 - Ý nghĩa thực tiễn của động vật không xương sống trong tự nhiên và trong đời sống.
	2. Kỹ năng: 
 Rèn kỹ năng quan sát, phân tích tổng hợp, hoạt động nhóm, cá nhân 
	3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
	B. Phương pháp: Trực quan hoạt động nhóm, cá nhân 
	C. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
	1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Tranh vẽ: Giáo viên chọn các bộ tranh dùng trong phần I	
- Kẻ phiếu học tập bảng 1, 2, 3.
	D. Tiến trình hoạt động:
	I. Ổn định: 1’
	II. Kiểm tra bài cũ: Không
	III. Bài mới: 
	1. Đặt vấn đề: Như SGK 
 	2. Triển khai bài:
 HĐ1: Tính đa dạng của động vật không xương sống.
GV: Cho HS quan sát hình vẽ các đại diện động vật không xương sống, hoàn thành bảng 1 sgk.
HS: Quan sát tranh thảo luận nhóm. Đại diện nhóm điền bảng.
GV: Treo bảng để HS điền vào. Đưa ra bảng chuẩn.
Ngành ĐV
nguyên sinh
Ngành ruột khoang
Các ngànhgiun
Ngành thân mềm
Ngành chân khớp
- Có roi
- Cónhiều hạt diệp lục
Trùng roi
- Cơ thể hình trụ
- Nhiều tua miệng
-Thường có vách xương đá vôi
Hải quỳ
- Cơ thể dẹp
-Thường hình là hay kéo dài
Sán dây
- Vỏ đá vôi xoắn ốc
- Có chân lẻ
Ốc sên
- Có cả chân bơi, chân bò.
 - Thở bằng mang
Con tôm
 -Có chân giả
 -Luôn luôn biến hình 
Trùng biến hình
- Cơ thể hình chuông
- Thùy miệng kéo dài
 Sứa
Cơ thể hình ống dài thuô

File đính kèm:

  • docGiao an 7.doc