Giáo án Sinh học Lớp 7 - Bài 17 Một số giun đốt khác, đặc điểm chung của giun đốt - Năm học 2016-2017
1. Kiến thức: Sau bài học HS sẽ:
- Nắm được đặc điểm đại diện giun đốt phù hợp với lối sống.
- HS nêu được vai trò của giun đốt trong việc cải tạo đất nông nghiệp.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi đọc SGK và quan sát tranh ảnh.
- Kỹ năng hợp tác, ứng xử trong khi hoạt động nhóm .
ó liên quan đến bài học. III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Ổn định lớp (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (4 phút): - Giáo viên thu bản thu hoạch của học sinh và đánh giá. 3. Dạy học bài mới (35 phút): Hoạt động 1: Một số giun đốt thường gặp (24 phút) Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin và tranh hình 17.1- 17.3 ghi nhớ đặc điểm cấu tạo và lối sống của từng đại diện giun đốt. - GV treo tranh giun đỏ, rươi, đỉa - Yêu cầu HS lên bảng trình bày trên tranh đặc điểm của từng loài giun trên tranh (10 phút) - Trình bày đặc điểm của từng loại giun đốt thích nghi với lối sống ? - Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK trang 59, trao đổi nhóm hoàn thành bảng 1. - GV treo bảng phụ gọi HS chữa bài (7 phút). - GV gọi nhiều nhóm lên chữa bài. - GV ghi ý kiến bổ sung của từng nội dung để HS tiện theo dõi. - GV thông báo các nội dung đúng và cho HS theo dõi bảng 1 chuẩn kiến thức. - GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận về sự đa dạng của giun đốt về số loài, lối sống, môi trường sống. - Các đại diện của ngành giun đốt thích nghi với lối sống như thế nào? - HS quan sát tranh vẽ kết hợp thông tin sgk ghi nhớ các đặc điểm của từng đại diện giun đốt - HS lên bảng chỉ trên tranh trình bày cấu tạo đặc điểm lối sống của từng đại diện. - HS nghiên cứu thông tin trả lời : - Giun đỏ ; rươi sống tự do - đỉa kí sinh lên giác bám phát triển, và nhiều ruột tịt để hút máu vật chủ - Cá nhân HS tự quan sát tranh hình, đọc thông tin SGK, ghi nhớ kiến thức, trao đổi nhóm, thống nhất ý kiến và hoàn thành nội dung bảng 1. - Yêu cầu: + Chỉ ra được lối sống của các đại diện giun đốt. + 1 số cấu tạo phù hợp với lối sống. - Đại diện các nhóm lên bảng ghi kết quả ở từng nội dung. - Nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung - HS theo dõi và tự sửa chữa nếu cần. - HS trình bày đặc điểm của từng đại diện thích nghi với lối sống. - HS rút ra kết luận Bảng 1: Đa dạng của ngành giun đốt STT Đa dạng Đại diện Môi trường sống Lối sống 1 Giun đất - Đất ẩm - Chui rúc. 2 Đỉa - Nước ngọt, mặn, nước lợ. - Kí sinh ngoài. 3 Rươi - Nước lợ. - Tự do. 4 Giun đỏ - Nước ngọt. - Định cư. 5 Vắt - Đất, lá cây. - Tự do. 6 Róm biển - Nước mặn. - Tự do. Kết luận: - Giun đốt có nhiều loài: vắt, đỉa, róm biển, giun đỏ. - Sống ở các môi trường: đất ẩm, nước, lá cây. - Giun đốt có thể sống tự do định cư hay chui rúc. Hoạt động 2: Vai trò của giun đốt (11 phút) Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS làm bài tập điền từ trang 61 trong vở bài tập - Yêu cầu học sinh trình bày vai trò của ngfnh giun đốt - GV : Nhận xét kết luận - HS hoàn thành bài tập. Rút ra những vai trò của ngành giun đốt Kết luận: Lợi ích: Làm thức ăn cho người và động vật, làm đất tơi xốp, thoáng khí, màu mỡ Tác hại: hút máu người và đông vật 4. Củng cố (3 phút). - GV chốt kiến thức toàn bài cho học sinh đọc kết luận cuối bài : - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Kể tên một số đại diện của ngành giun đốt và đặc điểm của chúng ? 5. Hướng dẫn học bài ở nhà (2 phút) - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Làm bài tập 4 tr.61. - Về nhà ôn tập lại các bài đã học ở chương I, II, III Chuẩn bị tốt kiến thức để tiết sau kiểm tra 45 phút . Ngày soạn: 10/10/2016 Ngày dạy: 2016 Tuần 9- Tiết 18 KIỂM TRA 45 PHÚT I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Chủ đề 1: Ngành động vật nguyên sinh: Phân biệt được dinh dưỡng của trùng kiết lị và trùng sốt rét, trùng giày và trùng biến hình. - Chủ đề 2: Ngành ruột khoang: + Nhận ra được các đại diện thuộc ngành ruột khoang. Hình dạng ngoài và dinh dưỡng của thuỷ tức. + Tìm ra được những điểm giống nhau giữa sứa, san hô, hải quì. Những điểm giống và khác nhau trong sinh sản của san hô và thuỷ tức. - Chủ đề 3: Ngành giun: + Nhận ra đại diện thuộc ngành giun dẹp, cơ quan sinh sản của giun đất. + Phân biệt được giun đốt, giun tròn, giun dẹp. Trình bày được nơi sống, đặc điểm đặc trưng của sán lá gan, giun đũa. + Giải thích được một số hiện tượng thực tế. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra, kĩ năng trả lời câu hỏi 3. Thái độ - Yêu thích môn học. - Có tính tự giác trong thi cử, kiểm tra 4. Những năng lực chủ yếu cần hình thành - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực sáng tạo II. HÌNH THỨC KIỂM TRA - Kiểm tra tự luận : 70 % - Trắc nghiệm : 30% III . MA TRẬN ĐỀ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Chương I Ngành ĐVNS Phân biệt được dinh dưỡng của trùng kiết lị và trùng sốt rét, trùng giày và trùng biến hình. Số câu :1 15%=1,5đ 1 100%=1,5đ Chương II Ngành ruột khoang Nhận ra được các đại diện thuộc ngành ruột khoang. Hình dạng ngoài và dinh dưỡng của thuỷ tức. Tìm ra được những điểm giống nhau giữa sứa, san hô, hải quì. Tìm ra được những điểm giống và khác nhau trong sinh sản của san hô và thuỷ tức. Số câu :3 45%=4,5đ 2 44,4%=2,0đ 1 55,6%= 2,5đ Chương III Các ngành giun Nhận ra đại diện thuộc ngành giun dẹp. Cơ quan sinh sản của giun đất. Phân biệt được giun đốt, giun tròn, giun dẹp. Trình bày được nơi sống, đặc điểm đặc trưng của sán lá gan, giun đũa. Giải thích được một số hiện tượng thực tế. Số câu :5 40%=4,0đ 2 25%=1,0đ 2 50%=2,0đ 1 25%=1,0đ Tổng số câu:9 10 điểm (100%) 4 câu 3,0 điểm 30% 2 câu 2,0 điểm 20% 2 câu 2,5 điểm 25% 1 câu 2,5 điểm 25% IV.ĐỀ KIỂM TRA (Làm trong 45 phút) Đề 1 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2,5 ĐIỂM) Hãy khoanh tròn vào các chữ cái(a, b, c) trước câu trả lời đúng? Câu 1: Ngành ruột khoang gồm các đại diện sau: a. Trùng giày, trùng roi,. b. Thủy tức, san hô, c. Thủy tức, hải quì, sán lá gan. d. Sứa, hải quì. Câu 2. Ngành giun dẹp gồm có các đại diện sau: a. Trùng giày, trùng roi, sán lá gan. b. Sán lá gan, sán bã trầu c. Thủy tức, hải quì, sán lá gan. d. Sán lông, sán dây, Câu 3. Cơ quan và hình thức sinh sản của giun đất: a. Đơn tính; b. Lưỡng tính; c. Thụ tinh chéo. Câu 4. Đặc điểm nào dưới đây không có ở thủy túc. a. Hình trụ. b. Miệng ở dưới. c . Đối xứng tỏa tròn. d. Di chuyển bằng dù. Câu 5: Giun đốt phân biệt với giun tròn ở những đặc điểm nào? a. Cơ thể phân đốt. b. Mỗi đốt đều có đôi chân bên. c. Có khoang cơ thể chính thức. d. Có đối xứng tỏa tròn PHẦN II: TỰ LUẬN(7,5 ĐIỂM) Câu 6.(1,5 điểm): Dinh dưỡng ở trùng kiết lị và trùng sốt rét giống và khác nhau như thế nào? Câu 7.(4,0 điểm): a. Sau khi học song bài giun đũa bạn Hoa nói với Trang: Giun đũa có thể kí sinh ở tim, gan, mật hoặc phổi; Bạn Trang thì nói giun đũa thường kí sinh ở ruột non. Theo em thì bạn nào nói đúng, bạn nào nói sai, giải thích vì sao? Giun đũa có đặc điểm bên ngoài gì đặc trưng? b. Giun đũa gây tác hại như thế nào đến sức khoẻ con người. Từ đó đề xuất các biện pháp hạn chế tác hại này? Câu 8.(2,0 điểm): Tìm những điểm giống nhau giữa sứa, san hô, hải qùi? Đề 2 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2,5 ĐIỂM) Hãy khoanh tròn vào một chữ cái(a, b, c) trước câu trả lời đúng? Câu 1. Kiểu sinh sản nào là đặc trưng đối với thuỷ tức: a. Hữu tính c. Sinh dưỡng b. Vô tính d. Tái sinh Câu 2. Ngành giun tròn gồm có các đại diện sau: a. Trùng giày, trùng roi, thủy tức, san hô. b.Giun móc câu, giun rễ lúa. c.Giun đũa, giun kim . d. Sán lông, sán dây, trùng roi, sán lá gan. Câu 3. Cơ quan và hình thức sinh sản của giun tròn: a. Lưỡng tính; b. Đơn tính; c. Thụ tinh chéo. Câu 4. Tế bào gai có vai trò gì trong đời sống của thuỷ tức : a. Bắt mồi. b. Tiêu hoá thức ăn. c.Tự vệ. d. Trao đổi khí. Câu 5. Giun tròn khác với giun dẹp ở chỗ: a. Tiết diện ngang cơ thể tròn. b. Bắt đầu có khoang cơ thể chính thức và ống tiêu hoá phân hoá. c. Cơ thể phân đốt d. Mỗi đốt có một đôi chi bên. PHẦN II: TỰ LUẬN: (7,5 ĐIỂM) Câu 6(1,5 điểm): Dinh dưỡng ở trùng giày khác với trùng biến hình như như thế nào? Câu 7(4,0 điểm): a. Sán lá gan thường kí sinh ở đâu. Chúng có đặc điểm gì đặc trưng? b. Vì sao trâu, bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều? Câu 8.(2,0 điểm): Tìm sự giống và khác nhau giữa san hô và thuỷ tức trong sinh sản vô tính mọc chồi? E. Đáp án - Biểu điểm PHẦN I: TRẮC NGHIỆM(2,5 điểm) Câu Đề 1 Đề 2 Biểu điểm 1 b,d b,d 0,5 2 b,d b,c 0,5 3 b,c b,c 0,5 4 b,d a,c 0,5 5 a,b,c a,b 0,5 PHẦN II: TỰ LUẬN(7,5 điểm) Đề 1 Câu Nội dung Điểm 6 (1,5) * Giống nhau: Cùng ăn hồng cầu * Khác nhau: - Trùng kiết lị nuốt nhiều hồng cầu cùng một lúc và tiêu hoá chúng, rồi sinh sản nhân đôi liên tiếp. - Trùng sốt rét nhỏ hơn nên chui vào hồng cầu kí sinh, ăn hết chất nguyên sinh của hồng cầu rồi sinh sản cho nhiều trùng kí sinh mới một lúc, sau đó phá vỡ hồng cầu để chui ra ngoài. 0,5 0,5 0,5 7 (4,0) a. * Giun đũa thường kí sinh ở ruột non người. * Đặc điểm ngoài của giun đũa: Cơ thể dài bằng chiếc đũa. Có lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể, giúp giun đũa không bị tiêu hoá bởi dịch tiêu hoá trong ruột non người. b. * Gây đau bụng, đôi khi gây tắc ruột và tắc ống mật. * Các biện pháp phòng chống bệnh giun đũa: - Ăn uống vệ sinh, không ăn rau sống, không uống nước lã, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, vệ sinh môi trường. - Tẩy giun từ 1 - 2 lần/năm. 0,75 1,0 0,75 0,75 0,75 8 (2,0) Những điểm giống nhau giữa sứa, san hô, hải qùi: Chúng đều thuộc ngành ruột khoang. Sống ở biển. Cơ thể có đối xứng toả tròn. Là động vật ăn thịt. Có các tế bào gai độc để tự vệ. 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 Đề 2 Câu Nội dung Điểm 6 (1,5) * Trùng biến hình: - Khi tiếp cận với mồi, hai chân giả kéo mồi, nuốt mồi vào sâu trong chất nguyên sinh, không bào tiêu hoá tạo thành bao lấy mồi, tiêu hoá mồi nhờ dịch tiêu hoá. - Sự trao đổi khí thực hiện qua bề mặt cơ thể. Chất thải được loại ra ở vị trí bất kì trên cơ thể. * Trùng ..: - Có rãnh miệng và lỗ miệng ở vị trí cố định. - Thức ăn nhờ lông bơi cuốn vào miệng rồi không bào tiêu hoá được hình thành từng cái ở cuối hầu. - Không bào tiêu hoá di chuyển trong cơ thể theo một quĩ đạo nhất định để chất dinh dưỡng được hấp thụ dần dần đến hết. Chất thảI được loại ra ở lỗ thoát có vị trí cố định. 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 7 (4,0) a. Sán lá gan thích nghi với đời sốn
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_7_bai_17_mot_so_giun_dot_khac_dac_diem.docx