Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 23: Cấu tạo trong của phiến lá - Năm học 2014-2015

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức:

- Nắm được cấu tạo bên trong của lá phù hợp với chức năng của phiến lá.

- Giải thích được đặc điểm màu sắc của 2 mặt phiến lá.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát nhận biết.

- Rèn kĩ năng thảo luận nhóm.

- Nhận biết các bộ phận trong của lá trên mô hình hoặc tranh vẽ.

3. Thái độ:

- Yêu thích môn học.

- Có ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ thực vật

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC.

1. Giáo viên: Mô hình cấu tạo 1 phần phiến lá

2. Học sinh: Ôn lại cấu tạo trong của rễ, thân

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:

6A1: .

2. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của lá

- Có mấy loại gân lá ? Kể tên 5 loại lá có gân trên ?

3. Hoạt động dạy - học:

Mở bài:

- Vì sao lá có thể tự chế tạo được chất dinh dưỡng cho cây ? ta chỉ có thể giải đáp được điều này khi hiểu rõ cấu tạo bên trong của phiến lá.

- Yêu cầu HS quan sát H 20.1 SGK. Cấu tạo trong phiến lá gồm mấy phần?

- HS trả lời: Gồm biểu bì, gân lá, phiến lá. -> GV ghi bảng

 Hoạt động 1 : Tìm hiểu biểu bì lá.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

- HS đọc thông tin và quan sát hình SGK, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:

+ Những đặc điểm của lớp biểu bì phù hợp với chức năng bảo vệ phiến lá và cho ánh sáng chiếu vào bên trong ?

+ Hoạt động nào giúp lá trao đổi khí và thoát hơi nước ?

- Yêu cầu HS đại diện các nhóm trả lời câu hỏi. Nhóm khác nhận xét bổ sung. GV chốt lại

+ Tại sao lỗ khí thường tập trung nhiều ở mặt dưới của lá ? - HS đọc thông tin và quan sát hình trong SGK

- Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi SGK

+ Các tế bào xếp sít nhau có tác dụng bảo vệ, vách phía ngoài dày

 

+ Nhờ hoạt động đóng mở lỗ khí có tác dụng thoát hơi nước

- Đại diện nhóm trả lời. Nhóm khác nhận xét bố sung

 

+ Có tác dụng để thuận lợi cho sự thoát hơi nước

 

doc2 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 607 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 23: Cấu tạo trong của phiến lá - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12	 Ngày soạn: 01/11/2014
Tiết 23	 Ngày dạy: 04/11/2014
BÀI 20: CẤU TẠO TRONG CỦA PHIẾN LÁ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
- Nắm được cấu tạo bên trong của lá phù hợp với chức năng của phiến lá. 
- Giải thích được đặc điểm màu sắc của 2 mặt phiến lá. 
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng quan sát nhận biết. 
- Rèn kĩ năng thảo luận nhóm. 
- Nhận biết các bộ phận trong của lá trên mô hình hoặc tranh vẽ.
3. Thái độ: 
- Yêu thích môn học. 
- Có ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ thực vật 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC.
1. Giáo viên: Mô hình cấu tạo 1 phần phiến lá 
2. Học sinh: Ôn lại cấu tạo trong của rễ, thân
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:
6A1: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của lá
- Có mấy loại gân lá ? Kể tên 5 loại lá có gân trên ?
3. Hoạt động dạy - học:
Mở bài: 
- Vì sao lá có thể tự chế tạo được chất dinh dưỡng cho cây ? ta chỉ có thể giải đáp được điều này khi hiểu rõ cấu tạo bên trong của phiến lá.
- Yêu cầu HS quan sát H 20.1 SGK. Cấu tạo trong phiến lá gồm mấy phần?
- HS trả lời: Gồm biểu bì, gân lá, phiến lá. -> GV ghi bảng
 Hoạt động 1 : Tìm hiểu biểu bì lá.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- HS đọc thông tin và quan sát hình SGK, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
+ Những đặc điểm của lớp biểu bì phù hợp với chức năng bảo vệ phiến lá và cho ánh sáng chiếu vào bên trong ?
+ Hoạt động nào giúp lá trao đổi khí và thoát hơi nước ?
- Yêu cầu HS đại diện các nhóm trả lời câu hỏi. Nhóm khác nhận xét bổ sung. GV chốt lại 
+ Tại sao lỗ khí thường tập trung nhiều ở mặt dưới của lá ?
- HS đọc thông tin và quan sát hình trong SGK 
- Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi SGK
+ Các tế bào xếp sít nhau có tác dụng bảo vệ, vách phía ngoài dày
+ Nhờ hoạt động đóng mở lỗ khí có tác dụng thoát hơi nước 
- Đại diện nhóm trả lời. Nhóm khác nhận xét bố sung 
+ Có tác dụng để thuận lợi cho sự thoát hơi nước 
Tiểu kết: Cấu tạo của lớp biểu bì : 
+ Những tế bào trong suốt, vách phía ngoài dày có chức năng bảo vệ lá và cho ánh sáng chiếu vào những tế bào bên trong.
+ Trên biểu bì (chủ yếu ở mặt dưới lá) có nhiều lỗ khí giúp lá trao đổi khí và thoát hơi nước 
 Hoạt động 2: Tìm hiểu phần thịt lá.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV giới thiệu cho Hs cách quan sát thịt lá. 
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi:
+ Tế bào thịt lá có đặc điểm gì?
+ Tế bào thịt lá có chức năng gì?
- GV chốt lại kiến thức.
- HS quan sát` mô hình lá và quan sát h 20.4. -- Đọc thông tin SGK, thảo luận trả lời câu hỏi 
+ Chứa nhiều lục lạp
+ Tổng hợp chất hữu cơ, chứa và trao đổi khí
Tiểu kết: Các tế bào thịt lá chứa nhiều lục lạp (có chức năng tổng hợp chất hữu cơ) gồm 1 số lớp có đặc diểm khác nhau phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng, chứa và trao đổi khí để chế tạo chất hữu cơ 
 Hoạt động 3: Tìm hiểu gân lá. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi
+ Em hãy cho biết gân lá có chức năng gì 
+ Gân lá nằm ở đâu ?
- GV chốt lại kiến thức.
- HS đọc thông tin trong SGK. trả lời câu hỏi 
+ Có chức năng vận chuyển các chất 
+ Gân lá nằm xen kẽ với thịt lá 
Tiểu kết: Gân lá gồm các bó mạch có chức năng vận chuyển các chất 
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ.
1. Củng cố:
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ. 
- Trả lời câu hỏi SGK.
2. Dặn dò: 
- Trả lời câu hỏi trong SGK. Đọc mục “ Em có biết ”
- Xem bài mới “Quang hợp”
V. RÚT KINH NGHIỆM.	
.
.

File đính kèm:

  • docSINH 6TUAN 12TIET 23.doc