Giáo án Sinh học lớp 6 tiết 1 đến tiết 36 - Năm học 2008-2009
2. Kỹ năng:
-Rèn luyện kỹ năng nhận biết, so sánh, quan sát cho HS.
3. Thái độ:
-Yêu thích bộ môn.
II. Phương tiện:
-Thầy: Tranh vẽ một vài ĐV đang ăn. Hình vẽ sự TĐK ở TV (H46.1 SGK).
-Trò: Quan sát môi trường xung quanh.
III. Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định : KTSS lớp
2.KTBC : không
3.Bài mới :
*Mở bài: (02 phút)
Hằng ngày chúng ta tiếp xúc với các loại đồ vật, cây cối, con vật khác nhau. Đó là thế giới vật chất quanh ta, chúng bao gồm các vật không sống và vật sống (hay SV).
* Hoạt động 1: I.Nhận dạng vật sống và vật không sống. (18 phút)
Hoạt động của thầy
-Yêu cầu HS đọc phần 1a (SGK) và chọn vài VD về vật sống và vật không sống.
-Gợi ý các câu hỏi theo mục 1b (SGK).
-Nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận. Hoạt động của trò
-HS đọc thông tin phần 1a ( SGK)
-Từng nhóm trao đổi thảo luận về vật sống và vật không sống.
-Trả lời câu hỏi theo mục 1b (SGK):
+Vật không sống là vật để lâu ngày không có gì thay đổi.
+Cơ thể sống là cơ thể ngày một lớn lên.
-Nêu đặc điểm khác nhau ? hình thành khái niệm vật sống và vật không sống.
-Thu nhận kiến thức.
ơ trong cây được vận chuyển nhờ mạch rây. 3. Củng cố: (03 phút) -Cho HS tự rút ra kết luận của bài học. -Đọc phần kết luận của bài. -Mô tả thí nghiệm chứng minh mạch gỗ của thân vận chuyển nước và MK. -Mạch rây có chức năng gì ? 4. Kiểm tra đánh giá: (05 phút) -Làm bài tập cuối bài (trang 56 SGK). -Nhận xét, chấm điểm. 5. Bài tập về nhà - chuẩn bị bài sau: (03 phút) -Xem trước bài 18 “Biến dạng của rễ”. -Chuẩn bị củ su hào, khoai tây (có đủ rễ, thân, lá), củ gừng, củ khoai tây (mọc chồi). -Que nhọn, giấy thấm hoặc khăn lau. -Làm tiếp bài tập (trang 56 SGK). Tuần 10 Ngày soạn:6/9/2008 Tiết 19 Ngày dạy: 20/10/2008 18. BIẾN DẠNG CỦA THÂN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết được các loại thân biến dạng -Hiểu được đặc điểm của từng loại thân biến dạng qua quan sát vật mẫu, tranh ảnh. -Vận dụng kiến thức để nhận dạng một số loại thân biến dạng trong thiên nhiên., và giải thích một số hiện tượng trong thực tế . 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát nhận biết cho HS. 3. Thái độ: Có ý thức chăm sóc bảo vệ TV. II. Phương tiện: -GV: Vật mẫu: củ gừng, củ su hào. Tranh phóng to H18.1( Một số loại thân biến dạng); H 18.2 ( lấy que nhọn chọc vào cây xương rồng 3 cạnh) (SGK). -HS: + Chuẩn bị củ su hào, khoai tây (có đủ rễ, thân, lá), củ gừng, củ khoai tây (mọc chồi), que nhọn, giấy thấm hoặc khăn lau. III. Tiến trình lên lớp: 1.Oån định : KTSS lớp 2.KTBC : -Mô tả thí nghiệm chứng minh mạch gỗ của thân vận chuyển nước và MK. Mạch rây có chức năng gì ? *GTB : (02 phút) Thân cũng có những biến dạng giống như rễ. Ta hãy quan sát một số loại thân biến dạng và tìm hiểu chức năng của chúng. * Hoạt động 1: I. Quan sát và ghi lại những thông tin về một số loại thân biến dạng. (20 phút) Hoạt động của thầy - Kiểm tra mẫu vật của HS. - Hướng dẫn HS dựa vào chức năng, hình dạng, vị trí để phân loại. - Yêu cầu HS quan sát củ dong, củ gừng và gợi ý để HS so sánh. - Hướng dẫn HS kiểm tra lại bằng cách xem và đối chiếu với H 18.1 SGK. - Yêu cầu các nhóm mang cây xương rồng lên quan sát thân, gai, chồi ngọn. - Gợi ý các nhóm thảo luận theo nội dung SGK: + Thân cây xương rồng mọng nước có tác dụng gì ? + Kể tên một số cây mọng nước mà em biết. - Nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận. Hoạt động của trò - Quan sát và kiểm tra lại các loại củ để tìm những đặc điểm chứng tỏ chúng là thân. - Từng nhóm trao đổi thảo luận để phân loại. - Quan sát củ dong, củ gừng tìm những điểm giống và khác nhau giữa chúng. - Từng nhóm cử đại diện trình bày kết quả phân loại và nêu những điểm giống và khác nhau giữa chúng. - Quan sát cây xương rồng 3 cạnh Þ đặc điểm của thân gai. - Lấy que nhọn chọc vào thân cây xương rồng 3 cạnh Þ nhận xét. - Từng nhóm thảo luận theo nội dung SGK. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình: + Thân cây xương rồng mọng nước có chức năng dự trữ nước. + Tên một số cây mọng nước như: cành giao, nọc trụ, gai bia... - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Thu nhận kiến thức. Tiểu kết : Một số loại thân biến dạng làm các chức năng khác của cây như: - Thân củ, thân rễ: chứa chất dự trư. - Thân mọng nước: dự trữ nước, thường thấy ở các cây sống nơi khô hạn. * Hoạt động 2: Học sinh tự rút ra đặc điểm của các loại thân biến dạng và chức năng của chúng. (13 phút) Hoạt động của thầy - Hướng dẫn HS liệt kê những đặc điểm của các loại thân biến dạng đã tìm hiểu được vào bảng SGK. - Nhận xét phần điền bảng của HS, chấm điểm và kết luận. Hoạt động của trò - Liệt kê những đặc điểm của các loại thân biến dạng. - Điền từ: thân củ, thân rễ, thân mọng nước vào bảng trong SGK. - Thu nhận kiến thức. 3. Củng cố: (03 phút) -Cho HS tự rút ra kết luận của bài học. -Đọc phần kết luận của bài. -Tìm những điểm giống và khác nhau giữa các củ: dong ta, khoai tây, su hào ? -Kể tên một số loại thân biến dạng, chức năng của chúng đối với cây ? 4. Kiểm tra đánh giá: (04 phút) -Cây chuối, cây hành, cây tỏi, cây hẹ, cây kiệu có phải là thân biến dạng không? Tại sao? -Nhận xét, chấm điểm. 5. Bài tập về nhà - chuẩn bị bài sau: (02 phút) -Xem lại những kiến thức trọng tâm trong các chương đã học để tiết sau ôn tập. -Gợi ý một số câu hỏi kiểm tra. Tuần 10 Ngày soạn:8/10/2008 Tiết 20 Ngày dạy: 22/10/2008 ÔN TẬP I. Yêu cầu: -Hệ thống hóa các kiến thức cơ bản trong các chương đã học thông qua một số câu hỏi một cách hệ thống. -Vận dụng kiến thức bài học để làm các dạng bài tập trắc nghiệm II. Nội dung: 1/ Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng: (10 phút) - Dạng 1: Trong số những câu sau đây câu nào toàn cây có rễ cọc, câu nào toàn cây có rễ chùm, toàn cây lâu năm, toàn cây một năm... - Dạng 2: Tìm câu trả lời đúng về: “Cấu tạo trong của thân non”, “Thân dài ra do đâu”, “Cấu tạo miền hút của rễ”. 1.1 Toàn cây có rễ cọc: a/ Cây mít, cây đậu, cây đào, cây me. b/ Cây dừa, cây lúa, cây vú sửa, cây ổi. c/ Cây hành, cây ớt, cây mía, cây hẹ. 1.2 Toàn cây lâu năm: a/ Cây xoài, cây dừa, cây mít, cây nhản. b/ Cây cà, cây bình bát, cây rau má,cây nho. c/ Cây lúa, cây me, cây cải, cây tỏi. - Dạng bài tập trang 47 (SGK); trang 66 (SGK). Dạng câu 2 trang 33 (SGK). 2/ Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Dạng bài 9 “Các loại rễ”. (05 phút) 3/ Hoàn thiện bảng bằng cách đánh dấu X vào ô thích hợp. (05 phút) 4/ Giải ô chữ. (05 phút) 5/ Bài tập tự viết: Dạng câu 2 trang 45 “Cấu tạo ngoài của thân”. (05 phút) 6/ Ghép câu hai bên thành câu đúng. (05 phút) III. Củng cố: (09 phút) -Gợi ý một số câu hỏi kiểm tra. -Giải đáp thắc mắc của HS. IV. Bài tập về nhà - chuẩn bị bài sau: (01 phút) Ôn kĩ bài tiết sau kiểm tra 1 tiết. Tuần 11 Ngày soạn:13/10/2008 Tiết 21 Ngày dạy: 27/10/2008 KIỂM TRA 1 TIẾT I.Mục tiêu: Nhằm kiểm tra - đánh giá các mức độ nhận thức của học sinh sau các chương đã học cần đạt được: -Nhận biết được các loại rễ. -Hiểu được cấu tạo trong của thân non, hiểu được đặc điểm của các loại thân chính. -Vận dụng kiến thức về cấu tạo miền hút của rễ để giải thích vì sao miền hút là miền quan trọng nhất của rễ. Vận dụng kiến thức về cấu tạo ngoài của thân để giải ô chữ. Vận dụng kiến thức đã học để ghép các câu hai bên thành câu đúng. II. Ma Trận: Mạch kiến thức Mức độ đánh giá Cộng Biết Hiểu Vận dụng TN TL TN TL TN TL Chương I : TBTV Chương II: RỄ Chương III :THÂN Tổng cộng: Câu hỏi Điểm III. Tiến hành kiểm tra: GV điểm danh ( ghi tên hs vắng ) - GV phát đề KT đã photo sẵn cho HS. Nội dung kiểm tra: Đề – đáp án trong sổ chấm trả bài GV nhận xét tinh thần thái độ hs trong lúc làm bài kiểm tra . GV dặn dò chuẩn bị cho bài sau . Tuần 11 Ngày soạn:........................ Tiết 22 Ngày dạy: ......................... CHƯƠNG IV: LÁ 19. ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI CỦA LÁ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: -Nêu được những đặc điểm bên ngoài của lá và cách xếp lá trên cây phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng cần thiết cho việc chế tạo chất hữu cơ. -Phân biệt được 3 kiểu gân lá. Phân biệt được lá đơn, lá kép. - Vận dụng kiến thức vào trồng trọt. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng nhận biết, quan sát cho HS. 3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ TV. II. Phương tiện: -GV : sưu tầm cành của 1 hoặc 2 loại cây có lá mọc vòng: một cành có lá đơn và một cành có lá kép. Tranh phóng to H19.1 (Các bộ phận của lá); H19.2 (Lá của một số loại cây); H19.3 (Các kiểu gân lá); H19.4 (Lá đơn và lá kép) (SGK). -HS: + Ôn lại kiến thức về lá. + Sưu tầm một số cành khác nhau. + Kẻ vào vở bài tập bảng trong SGK. III. Tiến trình lên lớp: 1.Oån định : KTSS lớp 2.KTBC : không *GTB : (01 phút) Lá là cơ quan sinh dưỡng của cây. Vậy lá có những đặc điểm gì ? * Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức về lá. (05 phút) Hoạt động của thầy - Yêu cầu 2 HS lên bảng chỉ các bộ phận của 1 lá thật và nêu chức năng chính của lá. - Nhận xét, chấm điểm và rút ra kết luận. Hoạt động của trò -Quan sát H19.1. Kể tên các bộ phận của. Chức năng quan trọng của lá là gì ? - Các HS khác nhận xét, bổ sung. - Thu nhận kiến thức. Tiểu kết : Lá gồm hai phần: - Cuống lá - Phiến lá. * Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm bên ngoài của lá. (20 phút) a - Phiến lá: Hoạt động của thầy - Kiểm tra mẫu vật của HS theo nhóm. - Yêu cầu HS quan sát phần phiến lá của tất cả các loại lá mang đến lớp và quan sát H19.2 (SGK). - Gợi ý HS trả lời câu hỏi. - Yêu cầu HS lật mặt dưới của lá sẽ thấy rõ gân lá. - Nhận xét, bổ sung và kết luận. Hoạt động của trò - Quan sát lá kết hợp H19.2 (SGK): + Nhận xét hình dạng, kích thước, màu sắc của phiến lá, diện tích, bề mặt của phiến lá so với cuống. + Tìm những điểm giống nhau của phần phiến các loại lá Þ những điểm giống có tác dụng gì đối với việc thu nhận ánh sáng của lá. - Trao
File đính kèm:
- GIAO AN SINH HOC 6 HK1.doc