Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 1 đến 5

Tiết2

ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỰC VẬT

A.Mục tiêu

 

1.1 Kiến thức

 - HS nắm được đặc điểm chung của thực vật

 - Tìm hiểu sự đa dạng phong phú của thực vật

1.2 Kỹ năng

 - Rèn luyện kỹ năng quan quan sát ,so sánh

 - Rèn kỹ năng hoạt động nhóm

1.3 Thái độ

 Giáo dục lòng yêu tự nhiên ,ý thức bảo vệ thực vật

2 . Chuẩn bị

 *GV Tranh ảnh rừng cây ,sa mạc , cây thuỷ sinh

 *HS sưu tầm tranh ảnh các loài thực vật

3. Phương pháp

 Đàm thoại ,qui nạp

4. Tiến trình bài dạy

4.1 ổn định lớp (1') 6A:.6B:.

4.2 KTBC (6')

 Câu hỏi 1: Nêu nhiệm vụ cảu sinh học

 Câu hỏi 2: Nhiệm vụ của thực vật học là gì ?

4.3 Bài mới

*Mở bài: (SGK)

Hoạt động 1: Tìm hiểu sự đa dạng và phong phú của thực vật (17')

GV: Hướng dẫn HS quan sát tranh

ảnh ,thảo luận theo câu hỏi trang 11SGK

HS : Thảo luận -> đưa ý kiến thống nhất của nhóm

GV: Quan sát các nhóm ,gợi ý cho nhóm học yếu

-Dùng phương pháp vấn đáp để chữa bài tập (Gọi nhiều HS để khích lệ không khí lớp học)

HS : Đại diện trả lời ->HS khác bổ sung

HS : Rút ra kết luận

 

 

 

GV : Đưa ra một số thực vật có kích thước lớn( cây bao báp ,chò chỉ.)TV có kích thước nhỏ ( bèo tấm.) 1.Sự đa dạng và phong phú của thực vật

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*Kết luận:

 Thực vật sống ở nhiều nơi trên trái đất ,chúng rất đa dạng để thích nghi với môi trường sống

 

 

doc13 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 476 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 1 đến 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HS dựa vào bảng rút ra nhận xét 
HS : Rút ra kết luận 
GV : Yêu cầu HS dựa vào bảng và thông tin phân chia sinh vật thành các nhóm 
HS : Trao đổi nhóm để phân chia sinh vật thành 4 nhóm 
GV : Treo tranh đại diện các nhóm sinh vật và sử dụng phương pháp đàm thoại 
? Những sinh vật này chúng thuộc nhóm nào ? Giữa chúng có quan hệ gì không 
HS : Trao đổi -> Rút ra kết luận 
3. Sinh vật trong tự nhiên 
a. Sự đa dạng của thế giới sinh vật 
*Kết luận: Sinh vật đa dạng về nơi sống ,hình dạng , kích thước 
b. Các nhóm sinh vật trong tự nhiên 
*Kết luận :
- Sinh vật trong tự nhiên gồm: Vi khuẩn, nấm ,thực vật, động vật.
Hoạt động 4 : Tìm hiểu nhiệm vụ của sinh học và thực vật học (8')
GV : Sử dụng phương pháp đàm thoại 
? Nhìn vào bảng sinh vật nào có ích ,sinh vật nào có hại ?
? SV có lợi ,chúng gắn bó với con người như thế nào ?
? SV có hại cho con người như thế nào 
HS : Vận dụng sự hiểu biết để trả lời 
GV : ? Nhiệm vụ của sinh học 
 ? Nhiệm vụ của thực vật học 
HS : Rút ra kết luận
GV : Giới thiệu chương trình sinh học ở THCS
4. Nhiệm vụ của sinh học 
*Kết luận: 
Sinh học nghiên cứu hình thái ,cấu tạo ,đời sống cũng như sự da dạng của SV nói chung và thực vật nói riêng ,từ đó sử dụng hợp lí phát triển và bảo vệ chúng để phục vụ đời sống con người là nhiệm vụ của sinh học cũng như thực vật học
 25
4. Củng cố :(3') Cho HS đọc 2 phần kết luận SGK
5. Hướng dẫn về nhà: (1')
	Học bài và làm bài tập 
	Sưu tầm tranh ảnh về thực vật
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn : 28/8/2010 
Ngày giảng: 30/8/2010 
Đại cương về giới thực vật
Tiết2
Đặc điểm chung của thực vật
A.Mục tiêu
1.1 Kiến thức 
	- HS nắm được đặc điểm chung của thực vật 
	- Tìm hiểu sự đa dạng phong phú của thực vật 
1.2 Kỹ năng 
	- Rèn luyện kỹ năng quan quan sát ,so sánh 
	- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm 
1.3 Thái độ 
	Giáo dục lòng yêu tự nhiên ,ý thức bảo vệ thực vật
2 . Chuẩn bị 
	 *GV Tranh ảnh rừng cây ,sa mạc , cây thuỷ sinh 
 	 *HS sưu tầm tranh ảnh các loài thực vật 
3. Phương pháp 
	Đàm thoại ,qui nạp 
4. Tiến trình bài dạy 
4.1 ổn định lớp (1') 6A:.................6B:..................... 
4.2 KTBC (6')
	Câu hỏi 1: Nêu nhiệm vụ cảu sinh học 
	Câu hỏi 2: Nhiệm vụ của thực vật học là gì ?
4.3 Bài mới 
*Mở bài: (SGK)
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự đa dạng và phong phú của thực vật (17')
GV: Hướng dẫn HS quan sát tranh
ảnh ,thảo luận theo câu hỏi trang 11SGK
HS : Thảo luận -> đưa ý kiến thống nhất của nhóm 
GV: Quan sát các nhóm ,gợi ý cho nhóm học yếu 
-Dùng phương pháp vấn đáp để chữa bài tập (Gọi nhiều HS để khích lệ không khí lớp học)
HS : Đại diện trả lời ->HS khác bổ sung 
HS : Rút ra kết luận 
GV : Đưa ra một số thực vật có kích thước lớn( cây bao báp ,chò chỉ..)TV có kích thước nhỏ ( bèo tấm...)
1.Sự đa dạng và phong phú của thực vật 
*Kết luận:
 Thực vật sống ở nhiều nơi trên trái đất ,chúng rất đa dạng để thích nghi với môi trường sống
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm chung của thực vật (13')
GV: Yêu cầu HS làm bài tập Hoàn thành bảng tr.11
HS : Hoàn thành bài tập trong vở BT GV : Treo bảng phụ theo mẫu SGK 
HS : Đại diện nhóm lên hoàn thành bảng
GV : Đưa ra một số hiện tượng về hoạt động của sinh vật (con vật thì chạy nhảy,đi lại... Cây cối thì cong về phía có ánh sáng ...)
HS : Rút ra đặc điểm chung của thực vật 
2. Đặc điểm chung của thực vật 
*Kết luận :
Thực vật có khả năng chế tạo chất dinh dưỡng , không có khả năng di chuyển, phản ứng chậm với môi trường 
4.4. Củng cố:(5') HS đọc kết luận SGK
 Dùng câu hỏi 3 tr 12 
4.5 HDVN: (2') 
Mỗi hs chuẩn bị các cây có hoa và cây không có hoa (cỏ bợ, thông dương xỉ, rêu)
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 28/8/2010 
Ngày giảng:31/8/2010 
Tiết3
có phải tất cả thực vật đều có hoa?
1.Mục tiêu
1.1 Kiến thức 
	-HS biết quan sát, so sánh để phân biệt được cây có hoa và cây không 	có hoa dựa vào cơ quan sinh sản (hoa và quả)
	- Phân biệt cây một năm và cây lâu năm
1.2 Kỹ năng 
	 Rèn kỹ năng quan sát ,so sánh 
1.3 Thái độ 
	 Giáo dục ý thức bảo vệ chăm sóc thực vật 
2. Chuẩn bị
*GV: Tranh H4.1,4.2 SGK
	Vật mẫu cây có hoa và cây không có hoa
*HS : Vật mẫu cây có hoa và cây không có hoa
 3. Phương pháp 
	 Trực quan ,vấn đáp 
4. Tiến trình bài dạy 
4.1 ổn định lớp (1') 6A:..........................6B:.....................
4.2 KTBC (5')
	Câu 1: Thực vật sống ở những nơi nào trên trái đất ? Cho VD
	Câu 2: Đặc điểm chung của thực vật là gì?
4.3 Bài mới 
*Mở bài:(1’) Thực vật có nhiều đặc điểm chung nhưng nếu quan sát kĩ ta sẽ thấy có những điểm khác nhau . Vậy chúng khác nhau ở những điểm nào chúng ta sẽ tìm hiểu bài hôm nay
Hoạt động 1:Tìm hiểu đặc diểm của cây có hoa và cây không có hoa (18')
GV: Cho hs quan sát h4.1+thông tin sgk ghi nhớ các bộ phận của cây có hoa 
H: Cây có hoa có những loại cơ quan nào ?
HS: Đại diện trả lời -> hs khác bổ sung 
GV: Cho hs quan sát cây cỏ bợ,cây dương xỉ,
GV đến từng nhóm hướng dẫn hs phân biệt từng bộ phận của cây
->Yêu cầu hoàn thành bảng tr.13
HS: Đại diện nhóm lên bảng hoàn thành bảng -> Lớp nhận xét 
GV: Yêu cầu các nhóm phân chia các vật mẫu của nhóm mình thành 2 nhóm (dựa vào cơ quan sinh sản ) và đặt tên cho từng nhóm cây 
HS: Hoạt động nhóm 
GV: Giám sát hoạt động của các nhóm yếu để giúp đỡ
GV: Yêu cầu hs làm bài tập điền từ
HS: Đại diện 1,2 hs đọc kết quả bài làm của mình -> lớp nhận xét 
GV: - Dự kiến thắc mắc của hs về quả thông , hoặc 1số cây hs cho rằng không có quả
HS: Rút ra kết luận 
1.Thực vật có hoa vag thực vật không có hoa 
* Thực vật có hoa :
 Đến thời kì nhất định ra hoa ,tạo quả
*Thực vật không có hoa: 
 Không bao giờ ra hoa 
Hoạt động 2: Phân biệt cây một năm và cây lâu năm (12')
GV: Đưa ra 1 số VD về cây một năm và cây lâu năm 
H:Tại sao lại gọi là cây một năm và cây lâu năm ( chú ý tới số lần ra hoa,kết quả)
H: Hãy kể tên một số cây một năm và một số cây lâu năm khác? 
H: Cây nho, cây chanh leo thuộc loại cây một năm hay cây lâu năm? Tại sao?
GV: Giải thích để HS biết cách phân biệt 
HS: Rút ra kết luận
2. Cây một năm và cây lâu năm
* Cây một năm: Chỉ ra hoa ,tạo quả một lần trong đời 
* Cây lâu năm : Ra hoa tạo quả nhiều lần trong đời 
4.4 Củng cố (6') HS đọc kết luận SGK
	Có phải tất cả thực vật đều có hoa ? Vì sao?
	Cây 1 năm và cây lâu năm khác nhau như thế nào ? Cho VD
4.5 HDVN: (2') 
 	Hoàn thiện vở bài tập
Đọc mục "Em có biết"
--------—–&—–-------
Ngày soạn : 3/9/2009
Ngày giảng 6/9/2009 
Tiết 4
Thực hành: kính lúp , kính hiển vi 
 và cách sử dụng
1.Mục tiêu
1.1 Kiến thức 
	- HS nhận biết được các bộ phận của kính lúp và kính hiển vi 
	-Biết cách sử dụng kính lúp khi quan sát 
	- Biết các bước sử dụng kính hiển vi
1.2 Kỹ năng
	 Rèn kỹ năng thực hành 
1.3 Thái độ 
	 Giáo dục ý thức bảo vệ đồ dùng học tập 
2. Chuẩn bị 
	*GV: 12 kính lúp cầm tay
 Kính hiển vi	
	*HS : Rễ hành ,rêu, hoa nhỏ
3. Phương pháp 
 	Trực quan,thực hành ,vấn đáp 
4. Tiến trình bài dạy 
4.1 ổn định lớp : (1')6A:.......................6B:....................
4.2 KTBC : (7')
	Câu 1 : Trình bày quá trình lớn lên của TB? Bộ phận nào của thực vật tế bào có khả năng lớn lên?
	Câu 2 : TB thực vật phân chia như thế nào ?TB ở bộ phận nào có khả năng phân chia? 
4.3 Bài mới 
	*mở bài : Để phóng to vật và quan sát dễ dàng người ta sử dụng kính 	lúp và 	kính hiển vi
Hoạt động 1 : Tìm hiểu các bộ phận của kính lúp và cách sử dụng (13')
GV: Yêu cầu hs đọc SGK,nhận biết từng bộ phận của kính lúp
HS : Chỉ rõ từng bộ phận trên kính lúp cầm tay của nhóm
GV : Dùng phương pháp vấn đáp
? Kính lúp có tác dụng gì?
? Gồm những bộ phận nào
HS: Đại diện 1,2 hs trả lời câu hỏi và trình bày cấu tạo của kính lúp
HS : Rút ra kết luận
HS: Đọc SGK để tìm hiểu cách sử dụng kính lúp 
GV: Gọi 1,2 hs vừa trình bằng lời vừa thực hành cách sử dụng kính lúp 
GV : Uốn nắn, chỉnh sửa các thao tác sử dụng kính(Vừa làm mẫu vừa nói cách sử dụng kính lúp khi quan sát)
HS : Các nhóm lần lượt thực hành quan sát các mẫu vật đã chuẩn bị
GV : Quan sát hoạt động của các nhóm uốn nắn sai sót
1. Kính lúp và cách sử dụng
a. Cấu tạo
* Kính lúp gồm:
+ Tay cầm bằng nhựa hoặc kim loại +Mặt kính bằng thuỷ tinh lồi 2 mặt
* Kính lúp phóng to vật từ 3-20 lần
b. Cách sử dụng(SGK)
Hoạt động 2 : Kính hiển vi và cách sử dụng (18')
GV : Hướng dẫn hs hoạt động nhóm để xác định các bộ phận của kính hiển vi 
HS : Nghiên cứu h5.3 xác định các bộ phận của kính hiển vi-> Đối chiếu từ hình vẽ tới kính của lớp -> xác định các bộ phận chính 
GV : Sử dụng phương pháp vấn đáp 
 * Kính hiển vi gồm những bộ phận nào 
-> gọi 1 hs chỉ các bộ phận của kính
 *Trong các bộ phận của kính bộ phận nào quan trọng nhất ?
* Khi nào thì cần sử dụng tới kính hiển vi?
 HS : Rút ra kết luận 
HS : Đọc SGK ghi nhớ các bước sử dụng 
GV : Tiến hành làm mẫu các thao tác sử dụng kính hiển vi
HS: Đại diện 1,2 hs lên bàn GV thực hiện các thao tác sử dụng-> lớp nhận xét 
GV: Yêu cầu hs học trong SGK 
GV: Cần hướng dẫn cách bảo quản các loại kính , đặc biệt là kính hiển vi
2. Kính hiển vi và cách sử dụng 
a. Cấu tạo
* Gồm 3 phần 
+ Chân kính
+ Thân kính 
+ Bàn kính
* Kính hiển vi dùng để phóng to vật từ 40-300 lần
b. Cách sử dụng (SGK)
4.4 Củng cố : (5')
	HS đọc kết luận 
	Đọc mục " Em có biết "
4.5 HDVN : (1')
	Mỗi nhóm chuẩn bị cho giờ học sau:
 1 quả cà chua chín,1 củ hành tươi( hành ta hoặc hành tây)
--------—–&—–-------
Ngày soạn 3/9/2009
Ngày giảng 7/9/2009 	 	 Tiết 5
Thực hành: Quan sát tế bào thực vậT
1 . Mục tiêu	
1.1 Kiến thức 
	-HS phải tự tay làm được 1 tiêu bản tế bào thực vật ( tế bào vẩy hành 	hoặc tế 	bào thịt quả cà chua chín )
1.2 Kỹ năng
	- HS có kỹ năng sử dụng kính hiển vi
	- Tập vẽ hình đã quan sát được trên kính hiển vi
1.3 Thái độ 
	- Giáo dục ý thức học tập trong phòng thí nghiệm 
	- Tạo sự say mê nghiên cứu bộ môn 
2. Chuẩn bị 
	*GV: + Kính hiển

File đính kèm:

  • docsinh 6 chuan.doc