Giáo án Sinh học Lớp 6 - Năm học 2011-2012 - Hoàng Thanh Lương

 Tiết 17 CẤU TẠO TRONG CỦA THÂN NON

 

I.Mục tiêu:

Kiến thức:

 Hs nắm được đặc điểm cấu tạo trong của thân non -> so sánh với cấu tạo trong của rễ.

 Nêu đặc điểm cấu tạo của trụ giữa phù hợp với chức năng của chúng.

Kĩ năng:

 Rèn luyện kỹ năng quan sát và so sánh.

Thái độ:

 Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ cây xanh.

II.Phương tiện dạy học:

 Giáo viên: + Tranh cấu tạo trong của thân non.

+ Tranh cấu tạo của miền hút

 HS: + Ôn lại KT cấu tạo miền hút

III. Hoạt động dạy học:

1/ Bài cũ(5’):

Thân dài ra là nhờ bộ phận nào? Vì sao cần phải bấm ngọn tỉa cành cho cây?

2/ Bài mới:

 

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1(15’): Cấu tạo trong của thân non

 Treo tranh cấu tạo trong của thân non, giải thích và hướng dẫn hs quan sát tranh + quan sát trong sách -> Ghi nhớ.

 Y /c 2 hs lên chú thích cho 2 tranh trên + nghiên cứu bảng xanh.

 Nêu câu hỏi:

+ Cấu tạo trong của thân gồm mấy phần chính? ( Vỏ và trụ giữa).

+ Vỏ gồm những phần nào? Chức năng từng phần?

+ Trụ giữa gồm những thành phần nào? Chức năng từng phần?

 Nhận xét kết luận. I. Cấu tạo trong của thân non

1. Hs quan sát tranh , ghi nhớ.

 

 

2. Chú thích tranh

3. Tìm câu trả lời hoàn thành bảng phụ

“ Cấu tạo trong và chức năng các bộ phân thân non”.

4. Từng hs trình bày câu trả lời, các hs khác nhận xét bổ sung.

Tiểu kết:

Cấu tạo trong của thân non gồm 2 phần:

 Biểu bì gồm 1 lớp tế bào trong suốt -> bảo vệ bộ phận bên trong.

Vỏ:

 Thịt vỏ gồm nhiều lớp tế bào có chứa chất diệp lục: dự trữ và quang hợp.

 Mạch rây gồm những tế bào sống vách mỏng: vc chất hc.

Trụ giữa: Bó mạch:

 Mạch gỗ gồm những tế bào có vách gổ dày: vận chuyển

 nước và muối khoáng hòa tan

 Ruột: gồm các tế bào có vách mỏng: chứa chất dự trữ.

 

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Hoạt động 2: (18’) So sánh cấu tạo trong của thân non và miền hút của rễ.

Treo tranh 15.1 và 10.1 lần lượt cho hs lên ghi vài trang.

 Yêu cầu hs thực hiên  SGK.

 Gợi ý: + Thân và rễ được tạo bằng gì?

+ Vị trí các bó mạch?

+ Chức năng của các phần?

 Nhận xét và cho điểm hs trả lời.

 

 

 

Tích hợp GDMT:

Thân non có chứa diệp lục nên có khả năng quang hợp đây là một hoạt động có ý nghĩa đối với môi trường các em sẽ được tìm hiểu trong các tiết học sau tuy nhiên chúng ta cần có ý thức bảo vệ cây xanh vì cây xanh có vai trò quan trọng đối với con người và thiên nhiên

 

 II. So sánh miền hút và thân non Quan sát và ghi chú tranh

 Hs thực hiện SGK.

 Các nhóm thảo luận tìm câu trả lời.

 Đại diện nhóm trình bày; các nhóm khác bổ sung, nhận xét.

 KL: các điểm giống và khác nhau.

Giống nhau:

• Đều chia làm hai phần : vỏ và trụ giữa

• Có sự hiện diện của các bó mạch cùng giữ chức năng vận chuyển các chất

Miền hút Thân non

- Biểu bì có lông hút

- Thịt vỏ không chứa diệp lục

- Các bó mạch xếp xen kẽ nhau - Không có

 

- Có chứ diệp lục

 

- Các bó mạch xếp chồng lên nhau mạch gổ ở trong mạch rây ở ngoài

 

IV.Kiểm tra - đánh giá (5’):

 Hs đọc nội dung “ Em có biết?”.

 Thân non có mấy phần? Mỗi phần có ý nghĩa gì? Phân biệt các phần trên tranh?

V.Hoạt động nối tiếp(2’):

- Làm bài tập trong SGK.

- Chuẩn bị bài” Thân to ra do đâu?”.

- Mỗi nhóm chuẩn bị 1 đoạn thân cây ngắn (thân già đã hoá gỗ).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc59 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 724 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Năm học 2011-2012 - Hoàng Thanh Lương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 khác nhau đòi hỏi các điều kiện đó không giống nhau.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ2(15’): Quang hợp của cây xanh có ý nghĩa gì?
Yêu cầu HS thảo luận nhóm theo lệnh SGK.
GV lưu ý các nhóm khẳng định được tầm quan trọng của chất hữu cơ và O2 do cây xanh tạo ra.
GV quan sát, nhận xét, đánh giá các câu thảo luận của các nhóm à Chốt lại các ý chính.
GV hướng dẫn HS tìm ra ý nghĩa quan trọng của quang hợp à thấy được tầm quan trọng của cây xanh à có ý thức bảo vệ.
Tích hợp giáo dục môi trường:
Quá trình quang hợp, cây đã hấp thụ cacbonic và thải oxi, đây là chất khí rất cần cho sự sống chính nhờ điều này mà cây xanh đã tham gia vào việc làm trong lành bầu không khí của trái đất. Bên cạnh đó còn tạo ra tinh bột. Đây là chất hữu cơ cần thiết cho mọi sinh vật sống. Do vậy việc trồng cây xanh và bảo vệ cây xanh là việc làm cần thiết để tham gia vào bảo vệ môi trường của chúng ta đang sống
II.Quang hợp của cây xanh có ý nghĩa gì?
HS tự suy nghĩ và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi.
Tìm ra những ví dụ cụ thể để chứng minh tầm quan trọng của các chất hữu cơ và khí O2 do cây xanh tạo ra.
Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
HS rút ra ý nghĩa và tầm quan trọng của quang hợp cũng như cây xanh.
Tầm quan trọng của cây xanh:
Cung cấp chất hữu cơ cho các động vật ăn thực vật
Hấp thụ cacbonic thải oxi làm trong lành bầu khí quyển
Ngăn cản khói bụi làm sạch không khí
Lắng nghe và tiếp thu
Tiểu kết:
Nhờ quá trình quang hợp cây xanh tạo ra chất hữu cơ và khí O2 cần cho sự sống của hầu hết các SV trên trái đất, kể cả con người.
IV.Kiểm tra – đánh giá(4’):
Nêu những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp?
Chúng ta cần làm gì để tham gia vào bảo vệ và phát triển cây xanh?
Đọc mục “Em có biết?”.
V.Hoạt động nối tiếp(1’):
Học bài và làm bài tập.
Chuẩn bị bài mới
Ngày soạn :
Ngày dạy 
Tiết 26: CÂY CÓ HÔ HẤP KHÔNG?
I.Mục tiêu:
Kiến thức:
Phân tích TN và tham gia thiết kế 1 TN đơn giản để HS phát hiện được có hiện tượng hô hấp ở cây xanh.
Hiểu được khái niệm về hiện tượng hô hấp và hiểu được ý nghĩa của hô hấp đối với đời sống của cây.
Kĩ năng:
Quan sát, thí nghiệm.
Tập thiết kế thí nghiệm.
Thái độ:
Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ cây xanh.
II.Phương tiện:
GV: + Tranh vẽ H 23.1
+ Kết quả TN1, dụng cụ TN 2 như SGK.
HS: Xem lại kiến thức đã học.
III.Hoạt động dạy học:
1/Bài cũ: Nêu những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình quang hợp
2/Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 1: Các TN chứng minh hiện tượng hô hấp ở cây
a/ Thí nghiệm 1:
Yêu cầu HS nghiên cứu TN1.
GV có thể tiến hành TN và đưa ra kết quả để HS quan sát.
Cho HS trình bày lại TN.
GV giảng giải hiện tượng cốc nước vôi trong bị đục khi có CO2.
Yêu cầu HS nêu được lượng khí trong chuông A tăng lên chỉ có thể do cây thải ra.
b/ Thí nghiệm 2:
Yêu cầu HS thiết kế được TN dựa trên những dụng cụ có sẵn.
Hỏi: Các bạn An, Dũng làm TN có mục đích gì?
GV quan sát các nhóm hoàn thành TN à hướng dẫn gợi ý cách bố trí TN.
GV giải thích khi đặt cây vào bình kín ban đầu còn khí O2 à khi đưa que đóm vào thì tắt ngay à không còn O2 và cây đã nhả ra CO2.
Tích hợp giáo dục môi trường:
Qua các thí nghiệm cho thấy cây xanh có nhiều hoạt động sinh lý xảy ra mà ta không để ý => giáo dục lòng yêu thiên nhiên , yêu khoa học
I.Các TN chứng minh hiện tượng hô hấp ở cây
a/ Thí nghiệm 1 của nhóm Lan và Hải:
HS đọc TN và quan sát H23.1
Hoạt động độc lập và suy nghĩ tìm cách giải thích nguyên nhân dẫn đến kết quả TN.
Thảo luận nhóm theo lệnh Ñ.
Không khí trong 2 cốc đều có chứa khí cacbonic vì đã làm cho nước vôi trong nổi váng
Lớp váng ở chuông A dày hơn vì trong chuông có nhiều khí cacbonic do cây hô hấp thải ra
Đại diện nhóm trình bày kết quả à nhóm khác nhận xét, bổ sung.
à Kết luận: Ở ngoài sáng cây hô hấp thải ra khí cac bo nic
b/ Thí nghiệm 2 của nhóm An và Dũng:
HS đọc  SGK và quan sát tranh.
1,2 nhóm tự thiết kế TN trước lớp với các dụng cụ có sẵn.
HS các nhóm tiến hành thảo luận các bước TN:
B1: Đặt chậu cây lên tấm kính rồi dùng cốc thủy tinh chụp lên chậu cây
B2: Lấy túi giấy đen bịt kín cốc thủy tinh
Để trong tối khoảng 4 giờ
B3: Đốt ngọn đóm đưa vào trong cốc => đóm tắt không cháy
à Kết luận: Ở trong tối cây hô hấp hút khí oxy nhã khí cacbonic
Tiểu kết:
Cây xanh hô hấp hút khí oxy và nhã khí cacbonic
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 2: Hô hấp ở cây
Yêu cầu HS hoạt động độc lập, tự nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi:
+ Hô hấp là gì? Hô hấp có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống của cây?
+ Những cơ quan nào của cây tham gia vào quá trình quang hợp và trao đổi khí với môi trường ngoài?
+ Cây hô hấp vào thời gian nào?
+ Người ta dùng biện pháp nào để giúp rễ và hạt mới gieo hô hấp?
GV giải thích các biện pháp kĩ thuật trong trồng trọt.
II.Hô hấp ở cây
Đọc  và độc lập suy nghĩ, trả lời các câu hỏi.
Viết sơ đồ tóm tắt hiện tượng hô hấp.
Các nhóm thảo luận, trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV à các nhóm khác bổ sung hoàn thiện.
Nêu được các biện pháp qua thực tế như cuốc tháo đất tơi xốp à kết luận.
Tiểu kết:
Cây hô hấp cả ngày lẫn đêm. Tất cả các bộ phận của cây đều hô hấp
Sơ đồ hô hấp:
Chất hữu cơ + O2 à năng lượng + CO2 + hơi nước
IV.Kiểm tra – đánh giá(5’):
Muốn CM được cây hô hấp ta phải làm TN gì?
Hô hấp là gì? Ý nghĩa của hô hấp đối với cây?
So sánh quá trình quang hợp và quá trình hô hấp.
V. hoạt động nối tiếp(2’):
Học và làm bài tập.
Chuẩn bị bài tiếp theo, HV hướng dẫn HS làm TN bài học sau. 
Ngày soạn :
Ngày dạy 
 Tiết 27: PHẦN LỚN NƯỚC VÀO CÂY ĐI ĐÂU?
I.Mục tiêu:
Kiến thức:
HS lựa chọn cách thiết kế TN để chứng minh: phần lớn nước do rễ hút vào đã được lá thải ra ngoài bằng sự thoát hơi nước.
Nêu được ý nghĩa quan trọng của sự thoát hơi nước.
Kĩ năng:
Quan sát, nhận xét.
So sánh.
Thái độ:
Giáo dục lòng yêu thích thiên nhiên, ý thức bảo vệ cây xanh.
II.Phương tiện:
GV: + Tranh vẽ H 24.1, 24.2
HS: Mẫu TN đã thực hiện trước ở nhà như đã hướng dẫn ở tiết trước.
III.Hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ(5’):
Hô hấp là gì? Ý nghĩa của hô hấp đối với cây?
Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 1(15’): TN xác định phần lớn nước vào cây đã đi đâu?
Yêu cầu HS nghiên cứu độc lập SGK.
Cho HS trình bày TN của các nhóm và TN của Dũng và Tú.
GV trình bày 2 thí nghiệm trên tranh.
Yêu cầu HS các nhóm thảo luận theo Ñ SGK.
GV quan sát và ghi nhận trên bảng sự lựa chọn của các nhóm và yêu cầu HS giải thích sự lựa chọn đó.
GV gợi ý:
+ Hãy nhắc lại những điều dự đoán ban đầu, nội dung chính của dự đoán là gì?
+ TN nào đã CM được nội dung của dự đoán? Nội dung nào chưa được CM?
+ Giải thích sự lựa chọn nào đúng?
GV chốt lại đáp án đúng.
GV treo tranh 24.3 để HS quan sát.
I. TN xác định phần lớn nước vào cây đã đi đâu?
Đọc nội dung .
Các nhóm trình bày TN của mình, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Tìm hiểu TN của Tuấn và Hải.
Các nhóm tự thảo luận, tự nghiên cứu TN và thực hiện theo lệnh Ñ.
Đại diện các nhóm trình bày à các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Các nhóm trình bày phần TN đã lựa chọn và giải thích sau khi thống nhất ý kiến.
Các nhóm trong lớp có thể tranh luận phần lựa chọn của nhóm mình theo các gợi ý của GV.
HS rút ra kết luận.
Nêu được con đường nước thoát ra.
Tiểu kết: Phần lớn nước do rễ hút vào đã được lá thải ra ngoài bằng sự thoát hơi nước qua lỗ khí ở lá.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ(10’): Ý nghĩa của sự thoát hơi nước.
Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi:
Vì sao sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống của cây?
Tạo tạo lực hút từ rễ và vận chuyển lên lá
Giữ cho lá không bị đốt nóng dưới ánh sáng mặt trời
Giải thích 1 số hiện tượng thực tế.
Tích hợp GDMT: nhờ có sự thoát hơi nước đã làm cho bầu không khí bớt nóng bức dưới trưa hè, đồng thời làm lắng động bụi trong không khí => cần có ý thức bảo vệ cây xanh
II.Ý nghĩa của sự thoát hơi nước.
HS hoạt động độc lập, nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
à Tìm ra ý nghĩa quan trọng của sự thoát hơi nước.
Tạo lực hút cho rễ
Giữ cho lá tươi mát dưới ánh nắng
HS tự trình bày ý kiến, HS khác bổ sung.
à Rút ra kết luận.
Tiểu kết:
Hiện tượng thoát hơi nước qua lá giúp cho việc vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá.
Giữ cho lá khỏi bị ánh sáng mặt trời đốt nóng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 3(8’): Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng sự thoát hơi nước qua lá.
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, tìm câu trả lời cho các câu hỏi.
GV gợi ý:
+ Khi nào lá cây thoát hơi nước nhiều?
+ Thiếu nước cây sẽ có hiện tượng gì?
+ Yếu tố nào ảnh hưởng sự thoát hơi nước?
GV nhận xét và hoàn thiện câu trả lời à Sự thoát hơi nước phụ thuộc vào ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm.
III. Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng sự thoát hơi nước qua lá.
HS đọc  SGK và thực hiện Ñ SGK.
Tìm câu trả lời theo gợi ý của GV.
HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung và nêu biện pháp phòng.
à Kết luận.
Tiểu kết: Các điều kiện bên ngoài như: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm không khí đã ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước
IV.Kiểm tra – đánh giá(5’)
Yêu cầu HS đọc phần kết luận .
Bài học này đã giúp em biết được những gì?
Hãy mô tả lại TN chứng minh có sự thoát hơi nước qua lá.
V.Hoạt động nối tiếp(2’):
Chuẩn bị bài “Sự biến dạng của lá”
Mỗi nhóm chuẩn bị: 1 đoạn xương rồng, củ dong, củ hành, cành đậu Hà Lan.
Ngày soạn :
Ngày dạy 
Tiết 28: THỰC HÀNH QUAN SÁT
BIẾN DẠNG CỦA LÁ
I.Mục tiêu:
Kiến thức:
Nêu được đặc điểm hình thái và chức năng 1 số loại rễ biến dạng.
Hiểu được ý nghĩa của lá biến dạng.
Kĩ năng:
Quan sát, nhận xét.
Thảo luận.
Thái độ:
Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên.
II.Phương tiện:
GV: +Tranh: cây nắm ấm, cây bèo đất.
+ Mẫu vật: cây mây, đậu Hà Lan, hành, củ dong. Bảng phụ trang 85 SGK.
HS: Sưu tầm mẫu theo nhóm đã phân công.
III.Hoạt động dạy học:
1/Kiểm tra bài cũ:
Nêu ý nghĩa của sự thoát hơi nước
2/Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động c

File đính kèm:

  • docGiao an sinh hoc 6 Tu T17 den 36.doc
Giáo án liên quan