Giáo án Sinh học Lớp 6 - Học kỳ II - Năm học 2009-2010

Tiết:39

§32. QUẢ VÀ HẠT

I. Mục tiêu :

 

 1. Kiến thức:

 - Biết cách phân chia quả và hạt thành các nhóm khác nhau.

 - Dựa vào đặc điểm của vỏ quả để phân chia thành 2 nhóm chính là quả khô và quả thịt.

 2. Kỹ năng:

 - Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, thực hành.

 - Vận dụng kiến thức để bảo quản, chế biến quả và hạt sau thu hoạch.

 3. Thái độ và hành vi:

 - Có ý thức bảo vệ thiên nhiên

 

II. Phương pháp :

 

III. Đồ Dùng Dạy Học:

 -GV: sưu tầm trước một số quả khô và thịt khó tìm.

 - HS: chuẩn bị quả theo nhóm (4, 6 HS)

 + Đu đủ, cà chua, táo, quắt,

 + Đậu Hà Lan, me, phượng, bằng lăng,

IV. Hoạt Động Dạy Học:

 Mở bài:

 - Cho HS kể quả mang theo và một số quả em biết.

 - Chúng giống nhau và khác nhau ở những điểm nào?

 Biết phân loại quả sẽ có tác dụng thiết thực trong đời sống

 

TG Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh

Hoạt Động 1 : Tập Chia Nhóm Các Loại Quả

 HS tập chia thành các nhóm khác nhau theo tiêu chuẩn tự chọn

GV: giao nhiệm vụ cho các nhóm:

 - Đặt quả lên bàn quan sát kỹ xếp thành nhóm

 

 

 - Dựa vào những đặc điểm nào để lựa chọn?

 - Hướng dẫn HS phân tích các bước của việc phân chia các nhóm quả.

 - Yêu cầu một số nhóm trưởng báo cáo kết quả.

 - GV nhận xét phân chia của HS nêu vấn đề, bây giờ chúng ta học cách chia quả theo tiêu chuẩn được các nhà khoa học định ra.

 

 

Qhs:

 + Quan sát vật mẫu, lựa chọn đặc điểm để chia thành các nhóm.

 - Tiến hành phân chia quả theo đặc điểm đã chọn.

 - HS viết kết quả phân chia và đặc điểm dùng để phân chia. VD:

Hình dạng một số hạt, đặc điểm của hạt.

 - Báo cáo kết quả của các nhóm

 

 

 

Hoạt Động 2 : Các Loại Quả Chính

 - HS đọc SGK để biết tiêu chuẩn của 2 nhóm quả chính: quả khô, quả thịt.

 - Yêu cầu HS xếp các quả thành 2 nhóm theo tiêu chuẩn đã biết

 - Gọi các nhóm khác nhận xét về sự xếp loại quả.

 - Giúp HS điều chỉnh và hoàn chỉnh việc xếp loại.

 b. Phân loại các loại quả khô:

 - Yêu cầu HS quan sát vỏ quả khô khi chín nhận xét chia quả khô thành 2 nhóm.

 - Ghi lại đặc điểm của từng nhóm quả khô?

 - Gọi tên 2 nhóm của quả khô đó.

 

 - Các nhóm khác nhận xét bổ sung – GV giúp HS khắc sâu kiến thức.

 

Kết luận:

 - Quả khô chia thành 2 nhóm:

 + Quả khô mẻ: khi chín khô, vỏ quả có khả năng tách.

 + Quả khô không mẻ: khi chín khô, vỏ quả không tự tách ra.

c. Phân biệt các loại quả thịt:

 - Yêu cầu HS đọc thông tin ở SGK tìm hiểu đặc điểm phân biệt hai nhóm quả thịt ?

 - GV đi các nhóm theo dõi hổ trợ

 

 

 - GV cho học sinh thảo luận rút ra kết luận

 - GV giải thích thêm về quả hạch và yêu cầu HS tìm thêm (số VD về quả hạch - HS đọc thông tin SGK để biết tiêu chuẩn của 2 nhóm quả chính.

 - Thực hiện xếp các quả vào 2 nhóm theo các tiêu chuẩn: vỏ quả khi chín.

 - Báo cáo tên quả đã xếp vào 2 nhóm.

 - Điều chỉnh việc xếp loại nếu còn VD sai.

 

 - HS tiến hành quan sát và phân chia các quả khô thành nhóm.

 

 - Ghi lại đặc điểm từng nhóm vỏ mẻ và vỏ không mẻ.

 - Đặt tên cho mỗi nhóm quả khô: khô mẻ và khô không mẻ.

 - Các nhóm báo cáo kết quả.

 - Điều chỉnh việc xếp loại nếu có sai sót, tìm thêm VD.

 

 

 

 

 

 

 

 - HS đọc thông tin SGK quan sát H3.21(quả đu đủ, quả mơ)

 

 + Dùng dao cắt ngang quả cà chua, táo tìm đặc điểm quả mọng và quả hạch

 - Báo cáo kết quả

 - Tự điều chỉnh tìm VD

Kết luận: quả thịt gồm nhóm, quả mọng phần thịt quả đầy mọng nước

 - Quả hạch: có hạch cứng, chứa hạt ở bên trong

 

doc70 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 472 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Học kỳ II - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g sau:
Tên cây
 - Nhóm ghi thêm 10 tên cây và điền vào bảng các đặc điểm học sinh nhận xét bảng bổ sung 
Kết luận chung:
 - Học sinh đọc SGK
IV. Kiểm Tra Kiến Thức:
	- Dùng H42.2 SGK áp dụng nhận dạng nhanh cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm 
V. Dặn Dò:
	- Bài học, trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK
	- Đọc “Em có biết”
	- Ôn lại các nhóm thực vật đã học từ tảo đến hạt kín
--------—–&—–--------
Ngày . . . tháng . . . năm . . . 
Duyệt của TBM
Ngµy d¹y: 16/03/2010
Tuần:27 - Tiết:53
§43. KHÁI NIỆM SƠ LƯỢC 
VỀ PHÂN LOẠI THỰC VẬT
I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức:
	- Biết được phân loại thực vật là gì?
	- Nêu được tên các bậc phân loại thực vật và những đặc điểm chủ yếu của các ngành.
 2. Kỹ năng: Vận dụng phân loại 2 lớp của ngành hạt kín
II. Phương pháp :
 Kết hợp nêu vấn đề và họat động nhóm
III. Đồ Dùng Dạy Học:
	- Sơ đồ phân loại trang 14 SGK để trống phần đặc điểm
	- Các tờ bìa có ghi điểm:
	1. Chưa có rể, thân, lá	6. rể giả, lá nhỏ hẹp
	2. Đã có rể, thân, lá	7. Rể thật, lá đa dạng
	3. Sống ở nước là chủ yếu	9. Có BT
	4. Sống ở cạn là chủ yếu	10. Có hoa và quả
	5. Sống ở các nơi khác nhau
IV. Hoạt Động Dạy Học:
	Mở bài: Cho học sinh điền vào chổ chấm trong SGK. Giáo viên liên hệ đặt vấn đề tìm hiểu về phân loại thực vật. 
TG
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
Hoạt Động 1 : Tìm Hiểu Phân Loại Thực Vật Là Gì
- Giáo viên:
 + Cho học sinh nhắc lại các nhóm thực vật đã học.
 + Tại sao người ta xếp cây thông, trắc bách diệp vào 1 nhóm?
 + Tại sao tảo, rêu được xếp vào 2 nhóm khác nhau?
 + Giáo viên cho học sinh đọc thông tin trong bài phân loại thực vật là gì?
- Gọi học sinh trả lời, các em khác bổ sung.
 - Học sinh đọc khái niệm về phân loại thực vật (SGK tr141)
Hoạt Động 2 : Tìm Hiểu Các Bậc Phân Loại
 - Giáo viên giới thiệu các bậc phân loại thực vật từ cao đến thấp.
 - ngành, lớp, bộ, họ, chi, loài; giáo viên giải thích:
 + Ngành là bậc phân loại cao nhất
 - Loài là bậc phân loại cơ sở, các cây cùng loại có nhiều điểm giống nhau về hình dạng cấu tạo.
Ví dụ: họ cam có nhiều loài: bưởi, chanh, quắt,
 - Giáo viên giải thích cho học sinh hiểu “nhóm” không phải là một khái niệm được sử dụng trong phân loại.
 Chốt lại kiến thức.
 - Học sinh nghe và nhớ kiến thức
Kết luận: Phân loại thực vật là tìm hiểu các đặc điểm giống và khác nhau của thực vật rồi xếp thành từng nhóm theo quy định.
 + Các bậc phân loại: ngành, lớp, bộ, họ, chi, loài.
Hoạt động 3 : tìm hiểu sự phân chia các ngành thực vật
 - Cho học sinh nhắc lại các ngành thực vật đã học.
 - Đặc điểm nổi bật của các ngành thực vật đó.
 - Giáo viên cho học sinh làm bài tập: điền vào chổ trống đặc điểm mỗi ngành (SGK)
(tất cả làm vào vở bài tập)
 - GV treo sơ đồ câm học sinh.
 - Cho gắn các đặc điểm của mỗi ngành.
 - GV chuẩn kiến thức theo sơ đồ SGK.
Chốt lại: mỗi ngành thực vật có nhiều đặc điểm nhưng khi phân loại chỉ dựa vào những đặc điểm quan trọng nhất để phân loại các ngành.
 + Yêu cầu học sinh phân chia ngành hạt kín thành 2 lớp (dựa vào đặc điểm chủ yếu là số lá mẫu của phôi)
 - Cho 1, 2 học sinh phát biểu.
 - Học sinh hoàn thành bài tập.
 - Đại diện nhóm trình bày các nhóm khác bổ sung.
 học sinh tự ghi khóa phân loại 
Kết luận chung: học sinh đọc kết luận SGK.
V. Kiểm Tra Đánh Giá:
	- Sử dụng câu hỏi SGK.
V. Dặn Dò:
	- Học kết luận trả lời câu hỏi 1, 2 SGK.
	- Ôn lại tóm tắt đặc điểm chính các ngành thực vật đã học.
Rút kinh nghiệm
Ngày dạy 17/03/2010
Tuần: 27- Tiết:54
§44. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA GIỚI THỰC VẬT
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
	- Hiểu được quá trình phát triển của giới thực vật từ thấp đến cao gắn liền với sự chuyển từ đời sống dưới nước lên cạn, nêu được 3 giai đoạn phát triển chính của giới thực vật.
	- Nêu rõ được mối quan hệ giữa điều kiện sống với các giai đoạn phát triển của thực vật và sự thích nghi của chúng.
 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng khái quát hóa.
 3. Thái độ: Có thái độ yêu và bảo vệ thiên nhiên.
II. Phương pháp :
 Kết hợp nêu vấn đề và họat động nhóm
III. Đồ Dùng Dạy Học:
	- Tranh: sơ đồ phát triển của thực vật (H44.1 phóng to)
IV. Hoạt Động Dạy Học:
 a. Mở bài: Giáo viên đặt câu hỏi: Kể những ngành thực vật đã học gọi học sinh trả lời.
	- Giáo viên nói thêm: Thực vật từ tảo hạt kín không xuất hiện cùng một lúc mà phải trải qua một quá trình lâu dài từ thấp đến cao liên quan tới điều kiện sống. 
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
Hoạt Động 1 : Quá Trình Xuất Hiện Và Phát Triển Của Giới Thực Vật
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát H44.1 + đọc kỹ các câu 
 Sắp xếp lại trật tự các câu cho đúng.
 - Gọi học sinh đọc lại trật tự các câu theo trật tự đúng.
 Chỉnh lý lại nếu cần.
 - Sau khi có trật tự đúng cho 1, 2 học sinh đọc lại đoạn câu đã sắp xếp.
 - Tổ chức học sinh thảo luận 3 vấn đề.
 - Tổ tiên của thực vật là gì? Xuất hiện ở đâu?
 - Giới thực vật đã tiến hóa như thế nào về đặc điểm cấu tạo và sinh sản?
 - Nhận xét gì về sự xuất hiện các nhóm thực vật mới với điều kiện môi trường sống thay đổi?
Nếu học sinh khó khăn trong vấn đề 2, 3 giáo viên có thể gợi ý bằng các câu hỏi nhỏ:
 + Vì sao thực vật lên cạn? Chúng có cấu tạo như thế nào để thích nghi với đời sống mới?
 + Các nhóm thực vật đã phát triển hoàn thiện dần như thế nào?
 - Giáo viên bổ sung hoàn thiện giúp học sinh thấy rõ quá trình xuất hiện và phát triển của giới thực vật.
 - Cho 1, 2 học sinh nhắc lại kết luận.
- Học sinh hoạt động cá nhân 
 - Quan sát kỹ hình + đọc các câu sắp xếp lại trật tự cho đúng.
 + Gọi học sinh đọc lại lần lượt từng câu theo trật tự đúng yêu cầu nêu được 2b, 3b, 5c, 6c.
 - Học sinh đọc lại đoạn câu đúng ghi nhớ tóm tắt thông tin quá trình xuất hiện của giới thực vật.
 - Học sinh hoạt động nhóm.
 + Trao đổi thảo luận nhóm theo 3 vấn đề:
 ghi yêu cầu ra nháp.
 - Đại diện nhóm phát biểu các nhóm khác bổ sung yêu cầu phát hiện được:
Vân đề 1: Tổ tiên chung của thực vật phát triển từ đơn giản đến phức tạp.
Vấn đề 3: khi điều kiện môi trường thay đổi thích nghi với điều kiện sống mới.
Ví dụ: thực vật chuyển từ nước lên cạn xuất hiện thực vật có rể , thân, lá (thích nghi điều kiện ở cạn).
Kết luận: Tổ tiên chung của thực vật là cơ thể sống đầu tiên.
 + Giới thực vật từ khi xuất hiện đã không ngừng phát triển theo chiều hướng từ đơn giản đến phức tạp. Chúng có nguồn gốc và có quan hệ họ hàng.
Hoạt động 2. Các giai đoạn phát triển của thực vật
Yêu cầu học sinh quan sát H44.1 hỏi: 3 giai đoạn phát triển của thực vật là gì?
 - Giáo viên bổ sung chỉnh lý lại
 Giáo viên phân tích tóm tắt 3 giai đoạn phát triển của thực vật liên quan đến điều kiện sống.
 + Giai đoạn 1: Đại dương là chủ yếu tảo có cấu tạo đơn giản thích nghi với môi trường nước 
 + Giai đoạn 2: Các lục địa mới xuất hiện thực vật lên cạn có rể thân lá thích nghi ở cạn 
 + Giai đoạn 3: khí hậu khô hơn mặt trời chiếu sáng liên tục.
 thực vật hạt kín có đặc điểm tiến hóa hơn hẳn: noãn được bảo vệ trong bầu. Các đặc điểm cấu tạo sự sống hoàn thiện dần thích nghi với điều kiện sống thay đổi
- Học sinh nêu 3 giai đoạn phát triển của thực vật gọi học sinh bổ sung yêu cầu 
 + Giai đoạn 1: Xuất hiện thực vật ở nước.
 + Giai đoạn 2: các thực vật ở cạn lần lượt xuất hiện.
 + Giai đoạn 3: Sự xuất hiện và chiếm ưu thế của hạt kín. 
 - Kết luận: nhắc lại ba giai đoạn phát triển của thực vật.
 - Kết luận chung: học sinh đọc SGK
IV. Kiểm Tra Đánh Giá:
- Có thể sử dụng câu hỏi SGK
- Có thể sử dụng bài tập điền trong SGK.
V. Dặn Dò:
- Học kết luận SGK trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 trang 12, 13
- Chuẩn bị bài sau.
- Hoa hồng dại, hoa hồng các màu.
- Chuối nhà, chuối dại. 
--------—–&—–--------
Ngày . . . tháng . . . năm . . . 
Duyệt của TBM
Tuần:28 - Tiết:55
§45. NGUỒN GỐC CÂY TRỒNG
I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức:
	- Xác định các dạng cây trồng ngày nay là kết quả của quá trình chọn lọc từ những cây dại do bàn tay con người tiến hành.
	- Phân biệt được sự khác nhau giữa cây dại và cây trồng và giải thích lý do khác nhau.
	- Nêu được những biện pháp chính nhằm cải tạo cây trồng.
	- Thấy được khả năng to lớn của con người trong việc cải tạo thực vật 
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát thực hành.
 3. Thái độï hành vi: Có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II. Phương pháp :
III. Đồ Dùng Dạy Học:
	- Tranh cây cải dại, cải trồng
	- Hoa hồng dại và hoa trồng.
	- Chuối dại, chuối nhà 	
	- Một số quả ngon: táo, nho, xoài 
IV. Hoạt Động Dạy Học
	Mở bài: Thực vật hạt kín rất phong phú 20 nghìn loài được con người sử dụng trong số 30 nghì loài đã có. Trong đó nhiều loài là cây trồng. Vậy cây trồng xuất hiện như thế nào do đâu mà có phong phú như vậy. 
TG
Hoạt động của Giáo Viên
Hoa

File đính kèm:

  • docGIAO ANSINH 6 HKII.doc