Giáo án Sinh học Lớp 6 - Chương trình giảng dạy - Năm học 2010-2011

4- Củng cố - Đánh giá.

 - Thế giới sinh vật rất đa dạng thể hiện nhơ thế nào?

 - Người ta đã phân chia giới sinh vật trong tự nhiên thành mấy nhóm? Kể tên?

 - Cho biết nhiệm vụ của TV học?

5 - Hướng dẫn về nhà.

- Học bài, trả lời câu hỏi SGK

- Sưu tầm tranh ảnh TV ở nhiều môi trường.

a. Mục tiêu .

* HS biết quan sát, so sánh để phân biệt được cây có hoa và cây

 không có hoa dựa vào đặc điểm cơ quan sinh sản ( hoa, quả )

- Phân biệt cây một năm , cây lâu năm.

* Rèn kĩ năng quan sát, so sánh.

* Giáo dục ý thức bảo vệ , chăm sóc TV.

b. chuẩn bị

- GV: Tranh phóng to H4.1, H4.2,

 Mẫu cây cà chua, cây đậu có cả hoa, quả.

- HS: Sưu tầm cây dương xỉ, cây rau bợ.

C- Hoạt động dạy và học.

1- Tổ chức:

6A: 6B: 6C:

2- Kiểm tra:

- HS 1: Làm bài tập trang 12 SGK

- HS 2: Đặc điểm chung của TV là gì?

3 - Bài mới:

Hoạt động 1: Phân biệt thực vật có hoa và thực vật không có hoa.

 

doc141 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 435 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Chương trình giảng dạy - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thành cột 1, 2, 3 ở vở bài tập.
- GV y/c HS chia hoa làm 2 nhóm.
- GV cho cả lớp thảo luận kết quả.
- GV cho HS làm bài tập bảng SGK và cho HS hoàn thành bảng liệt kê.
? Dựa vào bộ phận sinh sản chia làm mấy loại hoa?
? Thế nào là hoa đơn tính?
? Thế nào là hoa lưỡng tính? 
- HS quan sát hoa của nhóm -> Trao đổi nhóm, hoàn thành cột 1, 2, 3.
- HS tự phân chia hoa làm 2 nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung.
Căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa có thể chia hoa thành 2 nhóm
- Hoa có đủ nhị và nhụy gọi là hoa lưỡng tính
- Hoa chỉ có nhị hoặc nhụy gọi là hoa đơn tính trong đó hoa chỉ có nhị gọi là hoa đực, chỉ có nhụy gọi là cái
Hoạt động 2: Phân chia các nhóm hoa dựa vào cách sắp xếp hoa trên cây.
- GV y/c HS quan sát các hoa, đối chiếu H29.2 -> Phân chia làm 2 nhóm hoa khác nhau.
- GV y/c các nhóm báo cáo kết quả.
? Dựa vào cách sắp xếp hoa trên cây phân chia làm mấy loại hoa?
? Qua bài học em biết được điều gì?
- HS quan sát mẫu vật và tranh, nghiên cứu TT -> Trao đổi nhóm -> Xếp hoa làm 2 nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung.
+ Có 2 loại xếp hoa trên cây: Hoa mọc đơn độc và hoa mọc thành cụm.
4 - Củng cố - Đánh giá.
- Thế nào là hoa đơn tính, lưỡng tính? Cho VD?
- Có mấy cách xếp hoa trên cây? Cho VD?
5 - Hướng dẫn về nhà.
 Ôn tập toàn bộ từ chương I đén chương V.
Ngày soạn:19/12/2010
Ngày giảng:23/12/2010
Tiết 34: Ôn tập học kì I
 - Mục tiêu bài học.
* Hệ thống, củng cố kiến thức từ chương I đến chương V.
* Rèn luyện kĩ năng phân tích , so sánh, tổng hợp.
* Giáo dục ý thức ham học bộ môn.
II - Phương tiện dạy học.
 Tranh về TB, rễ, thân, lá.
III - Hoạt động dạy - học.
1 - Tổ chức:
2 - Kiểm tra bài cũ: Kết hợp.
3 - Bài mới:
Hoạt động 1: Nghiên cứu về tế bào thực vật
- GV treo tranh H7.4, y/c HS lên xác định thành phần của TB.
? TB gồm những thành phần nào? Nêu chức năng từng thành phần?
- GV treo tranh H8.1; H8.2.
TB lớn lên thì thành phần nào thay đổi về kích thước, số lượng?
? TB phân chia như thế nào? Bộ phận nào phân chia đầu tiên?
- HS quan sát hình -> 1, 2 HS lên xác định trên tranh.
* TB gồm:
 - Vách TB: Làm cho TB có hình dạng nhất định
- Màng sinh chất: Bao bọc chất TB
- Chất TB: Nơi diễn ra mọi hoạt động sống của TB
- Nhân: Điều kiển mọi hoạt động sống của TB.
- Không bào: Chứa dịch TB
- Lục lạp: Quang hợp.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về rễ.
- GV treo tranh H19.1
? Có mấy loại rễ?
Phân biệt rễ cọc và rễ chùm?
- GV treo tranh H9.3 -> HS lên xác định các miền của rễ.
? Rễ gồm những miền nào? Đặc điểm và chức năng của từng miền?
? Nêu cấu tạo và chức năng các bộ phận của miền hút?
Cho biết con đường hút nước và muối khoáng hoà tan?
- HS quan sát hình và trả lời.
* Rễ gồm: Miền trưởng thành, miền hút, miền sinh trưởng, miền chóp rễ.
* Miền hút: - Vỏ: + Biểu bì: Có lông 
 hút.
 + Thịt vỏ:
 - Trụ giữa: bó mạch và 
 ruột.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về thân.
- GV y/c HS quan sát H14.1
? Thân dài ra do đâu?
? Thân to ra do đâu?
- GV cho HS quan sát H15.1 -> y/c HS lên xác định các bộ phận của thân non.
Nêu đặc điểm cấu tạo và chức năng các bộ phận?
- GV cho HS quan sát H17.1; H17.2
? Con đường vận chuyển các chất trong thân?
? So sánh cấu tạo trong của thân non với miền hút của rễ?
- HS quan sát hình -> Trả lời.
+ Thân dài ra do sự phân chia TB mô phân sinh ngọn.
+ Thân to ra do sự phân chia TB mô phân sinh tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về lá.
- GV cho HS quan sát H19.1 -> H19.5
? Đặc điểm cấu tạo ngoài của lá? Kiểu gân? Loại lá? Cách sắp xếp lá?
? Đặc điểm cấu tạo trong của lá? Chức năng?
? Viết sơ đồ quang hợp? Hpp hấp?
? Phần lớn nước vào cây đi đâu?
- HS quan sát hình -> Trả lời.
* Sơ đồ quang hợp.
 AS
CO2+ Nước Tinh bột + Khí ô xi
 DL
* Sơ đồ hô hấp
Chất h.cơ + O2 N.lượng + CO2 + Nước
4 - Củng cố - Đánh giá.
- Nêu thí nghiệm chứng minh chất khí lá nhả ra khi quang hợp?
- So sánh cấu tạo trong của thân non với miền hút của rễ?
5 - Hướng dẫn về nhà.
- Ôn tập từ chương I đến chương V
- Chuẩn bị giờ sau kiểm tra học kì.
Ngày soạn:19/12/2010
Ngày giảng:24/12/2010
Tiết 35: kiểm tra học kỳ I
I - Mục tiêu bài học.
* Đánh giá quá trình nhận thức của HS trong học kỳ I
* Rèn kỹ năng làm bài kiểm tra.
* Giáo dục ý thức tự giác , nghiêm túc.
II - Phương tiện dạy học
- GV : Đề kiểm tra.
- HS: Ôn Kiến thức từ đầu năm đến nay
III - Tiến trình bài học 
1 - Tổ chức.
2 - Kiểm tra : 6A : 6B : 6C :
3- Bài mới
Đề bài
Câu1 :Trình bày nhiệm vụ của thực vật học .
Câu 2 :Quang hợp là gì ? Vẽ sơ đồ minh hoạ. Nêu những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp . Từ đó trong trồng trọt cần có những biện pháp như thế nào để có năng suất cao
Câu 3 :So sánh cấu tạo trong của thân non với miền hút cuả rễ.
Câu 4: Trình bày đặc điểm và chức năng của một số loại lá biến dạng
Câu 5: Trình bày cấu tạo và chức năng các thành phần của hoa 
Đáp án:
Câu 1: 
	HS trình bày như sgk/
Câu 2: 
a) Khái niệm quang hợp:
Quang hợp là quá trình lá cây nhờ chất diệp lục, sử dụng nước, khí cácboníc và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo tinh bột và nhả khí ô xi.
b) Các điều kiện ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây :
+Hàm lượng CO2, ánh sáng,nước, nhiệt độ .
+Nếu trồng cây quá dày lá cây thiếu ánh sáng -> quang hợp giảm -> năng suất cây trồng giảm
+Trong sx muốn cây sinh trưởng tốt phải giữ ấm cho cây
Câu 3:
+ Giống : Có các phần tương tự nhau.
+ Khác:
* Thân non: - B.bì ko có TB lông hút.
	- Thịt vỏ có diệp lục.
	- M.rây ở ngoài, mạch gỗ ở trong.
* M.hút của rễ: - B.bì có TB lông hút.
	 - Thịt vỏ ko có diệp lục.
	 - M.rây, M.gỗ xếp xen kẽ.
Câu 4:
Tên lá biến dạng
Đặc điểm hình thái chủ yếu của lá biến dạng
Chức năng chủ yếu của lá biến dạng
Lá biến thành gai
Lá có dạng gai nhọn
Làm giảm sự thoát hơi nước
Tua cuốn
Lá ngọn có dạng tua cuốn
Giúp cây leo lên cao
Tay móc
 Lá ngọn có dạng tay có móc
Giúp cây bám để leo lên cao
Lá vảy
Lá phủ trên thân rễ, có dạng vảy mỏng, màu nâu nhạt
Che chở , bảo vệ cho chồi của thân rễ.
Lá dự trữ
Bẹ lá phình to thành vảy dày, màu trắng
Chứa chất dự trữ cho cây
Lá bắt mồi
Trên lá có nhiều lông tuyến tiết chất dính
Bắt và tiêu hoá sâu bọ
Lá bắt mồi
Gân lá phát triển thành cái bình có nắp đậy, thành bình có tuyến tiết chất dịch.
Bắt và tiêu hoá sâu bọ chui vào bình.
Câu 5: 
+Cuống hoa: nâng đỡ
+Đế hoa : nâng đỡ cánh hoa 
+Đài làm thành bao hoa, bảo vệ nhị và nhụy 
+Tràng hoa: có màu sắc sặc sỡ thu hút sâu bọ 
+Nhị chứa tế bào sinh dưỡng đực
+Nhụy chứa tế bào sinh dưỡng cái => là bộ phận quan trọng nhất của hoa
4- Củng cố
Thu bài và nhận xét giờ kiểm tra.
5- Hướng dẫn về nhà.
-
Ngày soạn:27/12/2010
Ngày giảng:30/12/2010
Tiết 36 : Thụ phấn ( tiết 1)
I. Mục tiêu bài học.
* Nêu được đặc điểm hoa tự thụ phấn, hoa giao phấn và hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
- Biết được khái niệm thụ phấn.
* Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, tư duy logíc.
* Giáo dục ý thức bảo vệ cây xanh.
II. Phương tiện dạy học.
- Tranh H30.1, H30.2.
- Mẫu vật hoa bưởi, hoa bí...
III. Tiến trình bài học.
1. Tổ chức.
1 Kiểm tra bài cũ.
 Căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu có thể chia hoa thành mấy loại? cho ví dụ.
3. Bài mới.
HĐ1: Tìm hiểu đặc điểm hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn.
- GV hướng dẫn HS quan sát H30.1 -> yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
? Thế nào là hiện tượng thụ phấn?
? Hoa cần thụ phấn cần những điều kiện nào?
=> Em có kết luận gì?
- GV yêu cầu HS nghiên cứu TT sgk -> trả lời câu hỏi.
- GV tổ chức thảo luận giữa các nhóm với đáp án 2 câu hỏi sgk.
- GV kết luận.
+ Thụ phấn bằng cách giao phấn bằng nhiều yếu tố.
a. Hoa tự thụ phấn.
- HS quan sát H30.1 (chú ý vị trí của nhị và nhuỵ) -> thảo luận nhóm.
+ Hạt phấn rơi trên đầu nhuỵ.
- HS làm bài tập SGK -> trao đổi câu trả lời tìm được và giải thích.
Các nhóm nhận xét bổ sung.
* Kết luận:
 - Hoa lưỡng tính.
- Nhị và nhuỵ chín đồng thời.
b. Hoa giao phấn
- HS nghiên cứu TT sgk -> thảo luận câu trả lời.
- HS tự bổ sung hoàn thiện đáp án.
* Kết luận: Đặc điểm hoa giao phấn.
+ Hoa đơn tính hoặc hoa lưỡng tính có nhị và nhuỵ không chín cùng một lúc.
+ Hoa giao phấn thực hiện được nhờ nhiều yếu tố: sâu, bọ, gió, người....
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
- GV hướng dẫn HS quan sát mẫu vật và tranh vẽ để trả lời 4 câu hỏi mục .
- GV cho HS quan sát thêm 1 số tranh hoa thụ phân nhờ sâu bọ.
? Hoa có những đặc điểm nào để thu hút sâu bọ?
- GV tổ chức thảo luận, trao đổi nhóm các cau hỏi.
- GV nhấn mạnh đặc điểm chính của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
- HS quan sát mẫu vật + tranh -> suy nghĩ trả lời câu hỏi SGk.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Kết luận: Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có đặc điểm:
+ Hoa có màu sắc sặc sỡ, hương thơm.
+ Đĩa mật nằm ở đáy hoa.
+ Hạt phấn to, có gai.
+ Đầu nhuỵ có chất dính.
4. Củng cố - đánh giá.
- Thụ phấn là gì?
- Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có đặc điểm gì?
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Tìm 1 số hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
- Chuẩn bị cây ngô có hoa, hoa bí ngô, bông, que.
Ngày soạn:2/01/2011
Ngày giảng:06/01/2011
Tiết 36 : Thụ phấn ( tiết 2)
I. Mục tiêu bài học.
* Giải thích được tác dụng của những đặc điểm có ở hoa thụ phấn nhờ gió, so sánh với thụ phấn nhờ sâu bọ.
- Hiểu hiện tượng giao phấn.
 - Biết được vai trò của con người từ thụ phấn cho hoa góp phần nâng cao năng lượng và phẩm chất cây trồng.
* Rèn kỹ năng quan sát thực hành.
* Có ý thức bảo vệ thiên nhiên, vận dụng kiến thức góp phần thụ phấn cho cây.
II. Phương tiện day học.
- Mẫu vật: cây ngô có hoa, cây bí ngô.
- Dụng cụ thụ phấn cho hoa.
III- Hoạt động dạy - học.
1. Tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ
- HS1: Thế nào là thụ phấn? đặc điểm của hoa tự thụ phấn.
- HS2: Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có đặc điểm gì? cho ví dụ.
3. Bài mới.
.
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió.
GV hướng dẫn HS quan sát mẫu vật và H30.3. H30.4 -> trả lời câu hỏi.
? Nhận xét gì về hoa ngô đực v

File đính kèm:

  • docgiao an sinh 6 vip.doc