Giáo án Sinh học Lớp 12 - Tiết 46: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái - Năm học 2010-2011

I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

- Nêu được mối quan hệ dinh dưỡng : chuỗi (xích) và lưới thức ăn, bậc dinh dưỡng.

- Nêu được các tháp sinh thái, hiệu suất sinh thái.

2. Kĩ năng:

 - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích hình ảnh, các mối qua hệ sinh vật trong tự nhiên.

3. Thái độ:

- Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường thiên nhiên, ĐV, TV.

- Xác định được ý nghĩa của sự trao đổi vật chất trong HST

II. Phương tiện dạy học

- Tranh phóng to các hình 43.1 – 3 sgk.

- Chuẩn bị phim về lưới và chuỗi thức ăn

III. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định lớp

- Kiểm danh ghi vắng ở sổ đầu bài

2. Kiểm tra bài cũ:

 CH1: Khái niệm hệ sinh thái? Vì sai nói hệ sinh thái là hệ thống hoàn chỉnh, ổn định tương đối và là một tổ chức sống?

 CH2: Các thành phần cơ bản trong hệ sinh thái. Vai trò của từng thành phần đó đối với hệ sinh thái.

3. Nội dung bài mới

I. Trao đổi vật chất trong quần xã sinh vật:

 

doc2 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 430 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 12 - Tiết 46: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 10 BÀI 43.
TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG HỆ SINH THÁI
Tiết: 46
Ngày soạn:14.03.11
Ngày dạy:16.03.11
Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
- Nêu được mối quan hệ dinh dưỡng : chuỗi (xích) và lưới thức ăn, bậc dinh dưỡng.
- Nêu được các tháp sinh thái, hiệu suất sinh thái.
Kĩ năng: 
 - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích hình ảnh, các mối qua hệ sinh vật trong tự nhiên.
3. Thái độ:
- Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường thiên nhiên, ĐV, TV.
- Xác định được ý nghĩa của sự trao đổi vật chất trong HST
II. Phương tiện dạy học
Tranh phóng to các hình 43.1 – 3 sgk.
Chuẩn bị phim về lưới và chuỗi thức ăn
III. Tiến trình lên lớp
Ổn định lớp
- Kiểm danh ghi vắng ở sổ đầu bài
Kiểm tra bài cũ:
 CH1: Khái niệm hệ sinh thái? Vì sai nói hệ sinh thái là hệ thống hoàn chỉnh, ổn định tương đối và là một tổ chức sống?
 CH2: Các thành phần cơ bản trong hệ sinh thái. Vai trò của từng thành phần đó đối với hệ sinh thái.
Nội dung bài mới
Trao đổi vật chất trong quần xã sinh vật:
Hoạt động Thầy
Hoạt động trò
- Trao đổi vật chất trong HST được thể hiện như thế nào?
Giáo viên: Hãy nghiên cứu sơ đồ ở SGK và cho biết
-Chuỗi thức ăn là gì? Cho thêm một số VD khác?
- GV cho thêm VD chuỗi thức ăn bắt đầu là SV phân giải, yêu cầu HS tìm sự khác nhau. à có hai loại chuỗi thức ăn.
- Quan sát hình 43.1, hãy nêu chuỗi thức ăn có thể có trong HST rừng. Loài nào tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn? à Mối quan hệ giữa các chuỗi thức ăn? à lưới thức ăn là gì? Lưới thức ăn và chuỗi thức ăn có gì khác nhau? 
- Nghiên cứu chuỗi và lưới thức ăn có ý nghỉa như thế nào?
- Tại sao trong nuôi cá thường thả nhiều loài khác nhau?
-Yêu cầu học sinh ngiên cứu SGK. Trả lời các câu hỏi: 
 + Bậc dinh dưỡng là gì? 
 + Trong lưới thức ăn chia các bậc dinh dưỡng thế nào? Phân biệt các bậc dinh dưỡng đó? 
- Hãy ghi chú tên các bậc dinh dưỡng cho các chữ a, b, c trong hình 43.2
- Mối quan hệ sinh dưỡng giữa các loài SV thể hiện qua chuỗi và lưới thức ăn, đảm bảo vòng tuần hoàn vật chất trong QX.
- Thể hiện qua trao đổi chất giữa SV với SV – thông qua chuỗi thức ăn và lưới thức ăn;trao đổi chất giữa quần xã với môi trường.
- HS phân tích 2 chuỗi thức ăn a, và b, ở SGK nêu khái niệm, và nêu thêm VD khác.
- HS thấy được một chuỗi bắt đầu là SV tự dưỡng, còn một chuỗi bắt đầu là sinh vật phân giải.
- HS viết các chuỗi TA có thể có lên bảng à Trăn là loài có mặt trong nhiều CTA.
- Nêu khái niệm LTA.
- Nghiên cứu cho biết thành phần loài trong quần xã SV, cấu trúc QX, tính bền vững của QX, vai trò của NLMT à có biện pháp tăng cường tính ổn định của QX
- Tận dụng nguồn sống, ổn định cân bằng trong QX.
- HS đọc SGK thảo luận và trả lời các câu hỏi:
+ KN bậc dinh dưỡng.
+ Chia thành bậc1, B2, B3, B4.
- HS ghi trao đổi và ghi chú theo yêu cầu lệnh.
1. Chuỗi thức ăn là một dãy các loài sinh vật có mối quan hệ với nhau về mặt dinh dưỡng, trong đó loài này ăn loài khác phía trước và là thức ăn của loài tiếp theo phía sau.
	Có 2 loại chuỗi thức ăn :
	+ Chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật tự dưỡng.
	Ví dụ : Cỏ® Châu chấu® Ếch® Rắn
	+ Chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật ăn mùn bã hữu cơ .
	Ví dụ : Giun (ăn mùn) ® tôm ® người.
2. Lưới thức ăn là tập hợp các chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái, có những mắt xích chung.
 + VD về lưới thức ăn.
3. Bậc dinh dưỡng : Bậc dinh dưỡng là những loài cùng mức năng lượng và sử dụng thức ăn cùng mức năng lượng trong lưới thức ăn (hoặc chuỗi thức ăn).
Tháp sinh thái:
Hoạt động Thầy
Hoạt động trò
- Quan sát tranh hình 34.3 SGK, trả lời các câu hỏi:
+ So sánh số lượng cá thể của SVSX với số lượng cá thể SVTT các cấp?
+ Sự tích lũy sinh khối, NL giữa bậc idnh dưỡng cao so với bậc dinh dưỡng thấp tuân theo quy luật nào?
+ Nhận xét kích thước các bậc dinh dưỡng? Độ lớn các bậc dinh dưỡng được xác định như thế nào?
à Từ nghiên cứu CTA, LTA và BDD người ta xây dựng tháp sinh thái (TST) 
- Tháp sinh thái là gì? 
- Có mấy loại tháp sinh thái? Đặc điểm của mỗi loại tháp?
- Ưu và nhược điểm của mỗi loại TST?
* Quy luật hình TST có ý nghĩa như thế nào trong chăn nuôi?
- HS quan sát hình , trao đổi và cần nhận thấy được:
+ Số lượng SVSX nhiều hơn rất nhiều so với SVTT.
+ Quy luật tích lũy sinh khối ở BDD cao luôn ít hơn BDD thấp.
+ Độ lớn các BDD tính bắng số lượng ác thể, sinh khối, năng lượng ở mỗi bậc, BDD có chiều cao bằng nhau, chiều dài phụ thuộc số cá thể, sinh khối
- Nêu KN tháp sinh thái.
- Có 3 loại tháp, căn cứ vào tháp thể hiện số lượng cá thể, sinh khối hay năng lượng.
HS lưu ý đến việc xây dựng mỗi loại tháp khó hay dễ? giá trị so sánh uqa mội BDD của từng loại tháp
* Có thể dự đoán được khối lượng thích ăn thích hợp cho vật nuôi, nhất là TĂ dự trữ.
1. Khái niệm: Tháp sinh thái bao gồm nhiều hình chữ nhật xếp chồng lên nhau, các hình chữ nhật có chiều cao bằng nhau, còn chiều dài biểu thị độ lớn của mỗi bậc dinh dưỡng. Tháp sinh thái cho biết mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn bộ quần xã.
2. Có 3 loại hình tháp sinh thái  : 
+ Hình tháp số lượng xây dựng dựa trên số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.
+ Tháp sinh khối xây dựng dựa trên khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật trên một đơn vị diện tích hay thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng.
+ Tháp năng lượng xây dựng dựa trên số năng lượng được tích luỹ trên một đơn vị diện tích hay thể tích trong một đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng.
4. Củng cố:
 Tóm tắt lại toàn bộ nội dung bài học, đọc phần ghi nhớ cuối bài.
5. Dặn dò.
- Học bài, trả lời các câu hỏi sách giáo khoa.
- Soạn bài 44 “Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển”

File đính kèm:

  • docbai 43 - trao doi vat chat trong he sinh thai.doc