Giáo án Sinh học Lớp 12 - Chương trình học kỳ I

I. Mục tiêu: học xong bài này, hs có khả năng:

1. Kiến thức:

- Nêu được định nghĩa gen và kể tên được một vài loại gen (gen điều hoà và gen cấu trúc).

- Mô tả (vẽ sơ đồ) cấu trúc chung của gen.

- Nêu được định nghĩa mã di truyền và nêu được một số đặc điểm của mã di truyền.

- Giải thích được tại sao mã di truyền phải là mã bộ ba.

- Trình bày được những diễn biến chính của cơ chế sao chép ADN ở tế bào nhân sơ.

- Từ mô hình tự nhân đôi của ADN, mô tả được các bước của quá trình tự nhân đôi ADN làm cơ sở cho sự tự nhân đôi nhiễm sắc thể.

- Tăng cường khả năng suy luận, nhận thức thông qua kiến thức về cách tổng hợp mạch mới dựa theo 2 mạch khuôn khác nhau.

2. Kỹ năng: Rèn luyện và phát triển tư duy phân tích, khái quát hoá.

3. Thái độ:

- Biết được sự đa dạng của gen chính là đa dạng di truyền của sinh giới. Do đó bảo vệ nguồn gen, đặc biệt là nguồn gen quý bằng cách bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm sóc động vật quý hiếm.

II. Phương pháp: trực quan, vấn đáp, nêu vấn đề.

III. Phương tiện:

- GAĐT

- Phiếu học tập

 

doc68 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 505 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 12 - Chương trình học kỳ I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biến (sự mềm dẻo KH)
- Là hiện tượng thay đổi về KH của 1 KG trước những điều kiện môi trường khác nhau.
- Mỗi KG chỉ có thể điều chỉnh KH của mình trong 1 phạm vi nhất định.
Vd: 
Vd 1
Vd 2
Vd 3
Tìm hiểu vd 1: 
- Ở thỏ Himalaya, tại vị trí đầu mút cơ thể như tai, bàn chân, đuôi, mõm có lông màu đen, ở những vị trí khác lông trắng muốt.
- Giải thích: Tại các tb ở đầu mút của cơ thể có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của tb thân nên có khả năng tổng hợp được sắc tố mêlanin làm cho lông đen. Các vùng khác nhiệt độ cao hơn không tổng hợp mêlanin nên lông trắng.
- Để cm giải thuyết trên, cạo và làm giảm nhiệt độ vùng lông trắng, mọc thành lông đen.
4. Củng cố 
Hs quan sát KH 13 sgk thảo luận để trả lời:
Hình vẽ thể hiện điều gì? (thể hiện mức phản ứng của 2 KG khác nhau trong cùng 1 điều kiện mt)
Thế nào là sự mềm dẻo KH?
Nhận xét về chiều cao cây của 2 KG trong mỗi độ cao nước biển?
Vậy mức độ mềm dẻo của KH phụ thuộc vào yếu tố nào?
Sự mềm dẻo KH của mỗi KG có ý nghĩa là đối với bản thân con vật?
Gv hướng dẫn hs trả lời câu hỏi 2, 3, 4 sgk
5. Dặn dò
Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
Ôn tập lý thuyết và làm bài tập chương 1 sgk 12 CTCB/64, 65, 66 vào vở 
Tiết 14 BÀI 14 : THỰC HÀNH LAI GIỐNG
I. Mục tiêu: học xong bài này, hs có khả năng:
- Biết các thao tác lai hữu tính, biết cách bố trí thí nghiệm thực hành lai giống, đánh giá kết qua thí nghiệm bằng phương pháp thống kê
- Biết cách thực hiện thành công các bước tiến hành lai giống trên 1 số đối tượng động vật
II. Chuẩn bị: sgk
III. Cách tiến hành
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Gv nêu nội dung thí nghiệm
? Mục đích của các thí nghiệm trên?
? Phương pháp tạo các dòng thuần chủng?
Học sinh nêu vd
Gv hướng dẫn học sinh xây dựng giả thuyết
Gv hướng dẫn học sinh tính giá trị χ2 và lập bảng tính giá trị χ2
Học sinh so sánh kết quả để chấp nhận hoặc bác bỏ giả thuyết?
? Nếu muốn tăng độ tin cậy của các số liệu thực nghiệm thì cần phải làm gì? (lặp lại thí nghiệm nhiều lần và dùng pp khi bình phương để kiểm tra, nếu vẫn đúng thì giả thuyết mình đưa ra là đáng tin cậy)
? Nếu phép thử bác bỏ giả thuyết của mình thì phải làm gì? (Cần lặp lại TN. Nếu kquả vẫn không thay đổi thì cần phải đề xuất giả thuyết cho phù hợp hơn và dùng lại pp χ2 để kiểm tra)
 Gv yêu cầu học sinh làm bài tập áp dụng 
Gv yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập áp dụng.
Nội dung thí nghiệm
Cá kiếm mắt đen X cá kiếm mắt đỏ
Cá mún mắt xanh X cá mún mắt đỏ
Khổng tước đực có vây lưng hình dải dài X khổng tước cái không có vây lưng hình dải dài
Cách tiến hành
Tạo các dòng thuần chủng
Tiến hành các phép lai
Xử lý thống kê theo pp khi bình phương để khẳng định tỷ lệ phân li kiểu hình
Phương pháp thống kê
Ví dụ:
P: Đậu Hà Lan hoa đỏ, hạt tròn X đậu hoa trắng, hạt nhăn
F1: 140 cây hoa đỏ, hạt tròn: 135 cây hoa trắng, hạt nhăn: 110 cây hoa đỏ, hạt nhăn: 115 cây hoa trắng, hạt tròn.
Xây dựng giả thuyết:
H0: - Tỷ lệ phân li KH trong phép lai là 1 :1 :1 :1
 - Sự sai khác mà ta thu được trong phép lai hoàn toàn do yếu tố ngẫu nhiên
Tính giá trị khi bình phương
Để xác định kết quả thí nghiệm là hoàn toàn do yếu tố ngẫu nhiên ta tính giá trị khi bình phương
=
O: Tỷ lệ phân li KH của phép lai
E: Tỷ lệ phân li KH theo lý thuyết 
Lập bảng tính giá trị khi bình phương
Tỉ lệ KH	O	E	(O –E)2	
Đỏ, tròn	140	125	225	1,8
Trắng, nhăn	135	125	100	0,8
Đỏ, nhăn	110	125	225	1,8
Trắng, tròn	115	125	100	0,8
	500	500	5,2
So sánh giá trị khi bình phương với bảng giá trị 
Giá trị χ2 giá trị χ2 ở cột P=0,05 chấp nhận giả thuyết H0, tỉ lệ phân li thực nghiệm phù hợp với tỉ lệ phân li lý thuyết.
Giá trị χ2 > giá trị χ2 ở cột P=0,05 bác bỏ giả thuyết H0
4. Bài tập áp dụng
a. Ví dụ:
Trong một thí nghiệm nhằm kiểm tra giả thuyết màu sắc ở quả cà chua do 1 cặp alen có quan hệ trội lặn hoàn toàn quy định. Người ta cho 1 cây cà chua quả vàng thụ phấn bởi 1 cây cà chua quả đỏ, thế hệ lai thu được toàn quả đỏ. Đem gieo và chăm sóc 100 cây F1, tiến hành cho F1 tự thụ phấn bắt buộc, thu được 1600 quả trong đó đếm được 381 quả vàng còn lại là quả đỏ. Kết quả đó có phù hợp với giả thuyết không?
b. Xây dựng giả thuyết:
H0: - Tỷ lệ phân li KH trong phép lai là 3:1
 - Sự sai khác mà ta thu được trong phép lai hoàn toàn do yếu tố ngẫu nhiên
c. Tính giá trị khi bình phương
=
d. Lập bảng tính giá trị khi bình phương
Tỉ lệ KH	O	E	(O –E)2	
Quả đỏ	1219	1200	361	0,3008
Quả vàng	381	400	361	0,9025
	1,2033
e. So sánh giá trị khi bình phương với bảng giá trị 
Giá trị χ2 < giá trị χ2=3,841 ở cột P=0,05 (n=1) Chấp nhận giả thuyết H0.
Tiết 14 BÀI 14 : THỰC HÀNH LAI GIỐNG
I. Mục tiêu: học xong bài này, hs có khả năng:
- Rèn kĩ năng bố trí thí nghiệm trong nghiên cứu DTH: Tự mình bố trí TN lai, tạo dòng thuần chủng, đánh giá kết quả TN bằng phương pháp thống kê c2.
- Rèn phương pháp nghiên cứu DTH thông qua các băng hình, ghi lại quá trình lai tạo giống.
- Rèn kĩ năng thực hành, ý thức làm việc khoa học, cẩn thận chính xác. Học sinh yêu thích bộ môn, thích tìm hiểu khám phá và làm các thí nghiệm sinh học.
II. Chuẩn bị: 
1. Vật liệu và dụng cụ cần thiết
- Cây cà chua bố mẹ, mảnh vườn.
- Kẹp, kéo, kim mũi mác, đĩa kính đồng hồ, bao cách li, nhãn, bút chì, bút lông, bông, hộp pêtri
2. Chuẩn bị cây bố mẹ
- Chọn giống: chọn nhiều cây khác nhau rõ ràng về hình dạng hoặc màu sắc quả để có thể dễ dàng phân biệt bằng mắt thường.
- Gieo hạt những cây dùng làm bố trước những cây dùng làm mẹ từ 8 đến 10 ngày.
- Khi cây bố ra hoa thì tỉa bớt hoa, ngắt bỏ quả non, tập trung lấy phấn được tốt.
- Khi cây mẹ được 9 lá thì bấm ngọn, chỉ để 2 cành (3 chùm hoa/cành, 3-5 quả/chùm).
II. Tiến trình tổ chức bài học
1. Ổn định tổ chức lớp:
 - Phân công nhiệm vụ trước tiết TH: Làm đất, gieo hạt, chăm sóc, chọn cây bố mẹ và lai giống
 - Chia nhóm HS (3 - 4HS/nhóm), cử nhóm trưởng, kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép vào quá trình thực hành.
3. Nội dung và cách tiến hành
1. Khử nhị trên cây mẹ
- Chọn những hoa còn là nụ có màu vàng nhạt để khử nhị (hoa chưa tự thụ phấn).
- Dùng kim mũi mác tách 1 bao phấn (phấn có màu trắng sữa hoặc màu xanh).
- Giữ lấy nụ hoa, tách bao hoa ra, tỉa từng nhị (nhẹ tay tránh thương tổn đầu nhụy, bầu nhụy).
- Chọn 4 - 6 hoa/chùm, khử nhị và cắt bỏ những hoa khác.
- Bao cách li các hoa đã khử nhị.
2. Thụ phấn
- Chọn những hoa đã nở xoè, đầu nhị to màu xanh sẫm, có dịch nhờn.
- Thu hạt phấn/cây bố: chọn hoa vừa nở, cánh hoa - bao phấn vàng tươi, hạt phấn chín tròn trắng.
- Dùng kẹp ngắt nhị bỏ vào đĩa đồng hồ, chà nhẹ lên các bao phấn để hạt phấn bung ra.
- Dùng bút lông chấm hạt phấn của cây bố lên đầu nhụy hoa của cây mẹ.
- Bao chùm hoa đã thụ phấn bằng túi cách li, buộc nhãn, ghi ngày và công thức lai.
3. Chăm sóc và thu hoạch
- Tưới nước, bón phân, làm cỏ đầy đủ.
- Khi quả lai chín thì thu hoạch, cẩn thận tránh nhầm lẫn giữa các công thức lai.
- Bổ từng quả, trải hạt lên giấy lọc ghi công thức lai.
- Phơi khô hạt ở chỗ mát, bảo quản nơi khô ráo.
4. Xử lí kết quả lai
- Tổng hợp kết quả thí nghiệm, xử lí theo phương pháp thống kê c2.
5. Tổng kết, đánh giá kết quả thực hành
- Từng nhóm học sinh báo cáo thu hoạch.
- GV nhận xét, đánh giá chung kết quả thực hành, nêu ưu điểm - nhược điểm của một vài nhóm.
- Rút kinh nghiệm cho những lần thực hành sau.
4. Hướng dẫn về nhà: 
- Hoàn thiện báo cáo thu hoạch.
- Chuẩn bị nội dung bài mới. Giải thích tại sao luật hôn nhân và gia đình cấm không cho người có quan hệ họ hàng (trong vòng 3 đời) kết hôn với nhau.
TIẾT 15: BÀI 15: BÀI TẬP CHƯƠNG I VÀ CHƯƠNG II chưa sửa
I. Mục tiêu: học xong bài này, hs có khả năng:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được mạch mã gốc trong phân tử ADN.
- Nắm vững các cơ chế tự nhân đôi ADN, sao mã và giải mã.
Khắc sâu các kiến thức đã học về phần di truyền, cơ chế di truyền và biến dị.
Biết cách giải một số bài tập cơ bản về cơ sở vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử và cấp độ tb
Biết cách giải một số bài tập cở bản về quy luật di truyền
2. Kỹ năng:
- Vận dụng lý thuyết để giải bài tập chương I, II.
- Viết được trình tự nu của mạch bổ sung, mARN từ mạch gốc.
- Viết được tỉ lệ giao tử, tỉ lệ KG, KH trong phép lai.
3. Thái độ:
- Học sinh yêu thích bộ môn, thích tìm hiểu, khám phá, giải các bài toán sinh học.
II. Phương tiện dạy học:
- Hình ảnh về cấu trúc ADN theo nguyên tắc bổ sung, cơ chế phiên mã, giải mã ...
- Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập hoặc bảng phụ.
III. Tiến trình tổ chức bài học:
1. Bài cũ:
2. Đặt vấn đề:
3. Tiến trình bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: khái quát nội dung kiến thức: đặc điểm gen, cơ chế tự sao, phiên mã, dịch mã.
Gv yêu cầu hs nhắc lại một số công thức liên quan đến ADN?
Mối tương quan giữa tự sao, phiên mã, dịch mã có thể biểu diễn qua sơ đồ nào?
- GV: nhận dạng các dạng đột biến gen ntn?
* Đối với bài tập các phép lai đã cho biết tỉ lệ phân li KH → tìm KG và sơ đồ lai thì ta phải tiến hành các bước sau:
+ Xác định tính trạng đã cho là do 1 hay nhiều gen quy định ?
+ Vị trí của gen có quan trọng hay không? (gen quy định tính trạng nằm trong nhân hay trong tế bào chất? nếu trong nhân thì trên NST thường hay NST giới tính?) 
+ Nếu 1 gen quy định 1 tính trạng thì gen đó là trội hay lặn, nằm trên NST thường hay NST giới tính? 
+ Nếu đề bài ra liên quan đến 2 hoặc nhiều gen thì xem các gen phân li độc lập hay liên kết với nhau? nếu liên kết thì tần số hoán vị gen bằng bao nhiêu? 
+ Nếu 2 gen cùng quy định 1 tính trạng thì dấu hiệu nào chứng tỏ điều đó? Kiểu tương tác gen đó là gì? 
Gv yêu cầu học sinh lên bảng làm bài tập, lớp nhận xét và chỉnh sửa để hoàn chỉnh.
A. Lý thuyết:
1. Cấu trúc của gen, phiên mã, dịch mã: 
 - Mỗi gen có 1 mạch chứa thông tin gọi là mạch khuôn.
 - Các gen ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa liên tục, phần lớn các gen ở sinh vật nhân thực có vùng mã hóa không liên tục 
 - Mã di truyền là mã bộ 3, tức là cứ 3 cặp nuclêôtit trong ADN quy định 1 bộ ba (trên ARN) mã hóa 1 axit amin trong phân tử prôtêin 
 - Bộ ba AUG là mã mở đầu, còn các bộ ba: UAA, UAG,UG

File đính kèm:

  • docSINH 12 CO BAN HKI THEO CHUAN.doc