Giáo án Sinh học Lớp 12 Ban nâng cao - Tiết 1 đến 26

Bài 2: Sinh tổng hợp prôtêin

I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này , học sinh phải:

- Trình bày đợc cơ chế phiên mã ( tổng hợp mARN trên khuôn ADN)

- Mô tả đợc qua trình tổng hợp prôtêin

II. Phơng tiện dạy học:

- Tranh phóng to (theo SGK), phim phiên mã ARN, máy chiếu.

III. Nội dung:

 1. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu cơ chế nhân đôi ADN và ý nghĩa của quá trình này ?

- Trình bày cấu trúc phân tử prôtêin

- GV nhận xét, bổ sung, kết luận (.) để vào bài mới:

2. Bài mới:

IV. Củng cố kiến thức:

- Nắm đợc cấu trúc prôtêin

- Cơ chế phiên mã ARN ? dịch mã ? ý nghĩa ?

- Gợi ý trả lời câu hỏi sgk

V. bài tập:

a. Trả lời câu hỏi sgk

b. Chọn đáp án đúng các câu hỏi trắc nghiệm sau:

1. Trong phiên mã, mạch ADN nào đợc dùng làm khuôn mẫu :

A. Chỉ mạch 3/ ---> 5/ dùng làm khuôn mẫu*

B. Chỉ mạch 5/ ---> 3/ dùng làm khuôn mẫu

C. Mạch dùng làm khuôn mẫu do enzim tự chọn

D. Cả hai mạch 3/ ---> 5/ hoặc 5/ ---> 3/ đều có thể làm khuôn mẫu.

2. Chiều tổng hợp mARN của enzim ARN - pôlimêraza là:

A. Chiều tổng hợp mARN của enzim ARN - pôlimêraza là 5/ ---> 3/ *

B. Chiều tổng hợp mARN của enzim ARN - pôlimêraza là 3/ ---> 5/

C. Chiều tổng hợp mARN của enzim ARN - pôlimêraza tuỳ thuộc vào

 cấu trúc phân tử ADN

D. Chiều tổng hợp mARN của enzim ARN - pôlimêraza phụ thuộc cấu

 trúc gen

3.Với các côzôn sắp xếp trên phân tử mARN nh sau:

 3/.AUG GAA XGA GXA.5/ . Ta sẽ có trật tự sắp xếp các aa là:

A. Met - Glu - Arg - Ala * C. Met - Glu - Ala - Arg

B. Ala - Met - Glu - Arg D. Arg - Met - Glu - Ala

4. Mạch ADN làm khuôn mẫu tổng hợp một phân tử Prôtêin hoàn chỉnh

 Chứa 100 aa. Nh vậy mã sao của phân tử ADN này có số Nuclêôtit là :

A. 300 Nuclêôtit C. 306 Nuclêôtit*

B. 309 Nuclêôtit D. 303 Nuclêôtit

* Bổ sung kiến thức :

 Giữa m ARN sơ khai và m ARN chức năng đợc phiên mã từ một gen cấu trúc ở sinh vật nhân chuẩn thì m ARN chức năng ngắn hơn vì ARN-pôlimêraza phiên mã mạch khuôn 3/->5/ tất cả các exon và intron theo nguyên tắc bổ sung thành m ARN sơ khai. Sau đó các intron bị cắt bỏ, các exon đợc nối lại để thành mARN chức năng.

 

 

 

doc83 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 504 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 12 Ban nâng cao - Tiết 1 đến 26, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g trừu tượng và khó hiểu đối với học sinh, nên cần giúp HS nắm chắc. ví dụ khái niệm lai một tính trạng mà không dùng thuật ngữ lai một cặp tính trạng. Vì tính trạng là một đặc điểm nào đó của SV như màu hoa, hình dạng quả... và tính trạng lại có thể biểu hiện thành những kiểu hình cụ thể trên cơ thể SV (ví dụ màu hoa)
Tiết: 	Ngày soạn:
Bài 13. Tương tác giữa các gen không alen
Và tác động đa hiệu của gen
I.Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học sinh phải:
 + Giải thích được cơ sở sinh hoá của hiện tượng tương tác bổ trợ 
 + Biết cách nhận biết tương tác gen thông qua sự biến đổi tỉ lệ phân li kiểu hình của Menđen trong các phép lai hai tính trạng.
 + Giải thích được thế nào là tương tác cộng gộp và nêu được vai trò của gen cộng gộp trong việc quy định tính trạng số lượng
 + giải thích được một số gen có thể quy định nhiều tính trạng khác nhau, thông qua ví dụ cụ thể về gen quy định hồng cầu liềm ở nguời.
II. Phương tiện dạy học: 
 + Tranh phóng to hình 13.1 và 13.2 (theo SGK)
III. Nội dung:
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu các điều kiện nghiệm đúng cho quy luật phân li 
 độc lập của Menđen ?
- GV bổ sung, nhấn mạnh, kết luận để chuyển tiếp vào bài mới:
2. Bài mới:
Làm việc của Thầy và trò
Nội dung kiến thức
*Hoạt động 1.
- GV làm rỏ các khái niệm :
+ Gen không alen: 2 gen thuộc 2 lôcus khác nhau (AB)
+ Gen alen: Hai alen của cùng 1 gen (AA, Aa, aa)
+ Tương tác giữa các gen không alen là hiện tượng tác động qua lại của các alen thuộc các lôcus gen khác nhau trong việc tạo nên 1 kiểu hình chung. Các alen trong TB không tương tác trực tiếp, mà chỉ có sản phẩm của chúng tác động qua lại với nhau để tạo nên kiểu hình. Sau đây là một số trường hợp tương tác cụ thể:
*Hoạt động 2.
- HS làm bài tập ▲(T52-SGK): 
 P(t/c): dòng 1(hoa trắng) x dòng 2(hoa trắng)
 F1: toàn đỏ x F1 (đỏ)
 F2: 9 đỏ : 7 trắng
? Viết sơ đồ lai và giải thích kết quả lai ?
- HS thảo luận và trình bày kết quả.
- Yêu cầu HS tập trung thảo luận sâu vào vấn đề trọng tâm sau:
+ Viết được sơ đồ:
 P(t/c) Aabb (tr) x aaBB (tr)
 Gp : Ab aB
 F1 : AaBb (đỏ)
 GF1 : AB, Ab, aB, ab
 F2 : 9A - B (đỏ) 7 A - , B - , a - , b - (trằng)
+ khi có mặt đồng thời cả 2 gen trội A và B: -> đỏ
+ khi chỉ có mặt 1 gen trội ( A hoặc B )và không có gen
 trội nào : -> trằng
- GV củng cố ý kiến HS và kết luận 
*Hoạt động 2.
- Treo H13.1
- HS tìm hiểu tranh, kết hợp đọc nội dung (2-SGK) để cùng nhóm thảo luận về bản chất của tương tác cộng gộp là gì ? và làm sáng tỏ bằng ví dụ.
- Yêu cầu HS thảo luận vào trọng tâm sau :
+ tương tác cộng gộp là mỗi gen cộng gộp chỉ làm ảnh hưởng một chút ít lên sự hình thành kiểu hình ở đời F2
( biến đổi tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1)
+ ví dụ :* da trắng do các alen :a1a1a2a2a3a3 quy
 định(alen a không tạo được sắc tố mêlanin)
 * Nếu trong gen có 1 gen trội A1 hoặc A2 hay
 A3 giúp cơ thể tổng hợp 1 ít mêlanin -> 
 sẽ làm da sẩm màu hơn 1 chút
* Nếu có cả 6 alen trội - sẽ tổng hợp mêlanin 
 gấp 6 lần so với người chỉ có 1 alen trội
* P : A1A1A2A2A3A3 x a1a1a2a2a3a3
 F1: 	A1a1A2a2A3a3
- GV củng cố , bổ sung và kết luận: Số lượng gen cộng gộp tăng -> số lượng kiểu hình tăng -> tạo nên một phổ biến dị liên tục.
HS làm bài tập ▲(SGK- trang 53): -> Tỉ lệ kiểu gen đời sau (số lượng gen trội) sẽ tăng
*Hoạt động 3.
- Treo tranh H13.2
- HS quan sát tranh, kết hợp đọc phần II SGK để phân tích kỉ ví dụ vè gen HbA ở người :
- Yêu cầu HS thảo luận tập trung vào hàng loạt các rối loạn bệnh lí ở người do HbA gây ra. Để từ đó rút ra kết luận :
- GV nhận xét và kết luận :
I.Tương tác giữa các gen
 không alen
1. Tương tác bổ sung:
- Ví dụ : theo bài tập ▲(SGK):
- Kết luận: 2 hoặc nhiều gen không alen -> cùng tác động làm xuất hiện 1 tính trạng mới.
- Nguyên nhân: do tương tác bổ sung giữa 2 gen không alen.
2. Tương tác cộng gộp:
- Ví dụ : (SGK)
- Là kiểu tác động của 2 hay nhiều gen cùng phối hợp sự biểu hiện một tính trạng.
- Giải thích : Là tính trạng đa gen(bao gồm tính trạng đa gen)
- ý nghĩa: ứng dụng trong nông nghiệp, chăn nuôi...
II. Tác động đa hiệu của 
 gen:
- Ví dụ: (SGK)
- Kết luận: Một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau được gọi gen đa hiệu.
IV. Củng cố kiến thức: 
- Giáo viên nhấn mạnh các vấn đề sau: 
+ Gen không alen: 2 gen thuộc 2 lôcus khác nhau (AB)
+ Gen alen: Hai alen của cùng 1 gen (AA, Aa, aa)
+ Tương tác giữa các gen không alen là hiện tượng tác động qua lại của các alen thuộc các lôcus gen khác nhau trong việc tạo nên 1 kiểu hình chung. 
+ Các alen trong TB không tương tác trực tiếp, mà chỉ có sản phẩm của chúng tác động qua lại với nhau để tạo nên kiểu hình. 
+ Một số tỉ lệ kiểu hình gặp khi gen tương tác: 
 ( 9 : 3 : 4) ; (12 : 3 : 1) (15 : 1)  ; ( 9 : 7)...
V. Bài tập:
+ làm bài tập 1,2,3,4 của SGK trang 55
VI. Bổ sung kiến thức:
 Tương tác gen và gen đa hiệu không phủ nhận học thuyết Menđen mà chỉ mở rộng thêm để làm sáng rỏ và hoàn thiện hơn.
Tiết: 	Ngày soạn:
Bài 14. LIÊN KếT GEN Và HOáN Vị gen
I.Mục tiêu: 
Sau khi học xong bài này, học sinh phải:
 + Giải thích được thế nào là nhóm liên kết gen. 
 + Giải thích đ
ược cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen.
 + Biết cách tính tần số hoán vị gen.
 + Giải thích được ý nghĩa của bản đồ di truyền.
II. Phương tiện dạy học: 
 + Tranh phóng to hình 14.1 và 14.2 (theo SGK)
III. Nội dung:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- gọi 2 HS làm bài tập số 3 và 4 SGK trang 55. 
- GV bổ sung, nhấn mạnh, kết luận để chuyển tiếp vào bài mới:
2. Bài mới:
Làm việc của Thầy và trò
Nội dung kiến thức
*Hoạt động 1.
- GV nhấn mạnh mấu chốt của vấn đề sau đây nhằm giúp HS làm bài tập ▲(SGK- trang 55):
+ Mỗi NST chỉ có 1 phân tử ADN, và các gen khác nhau chiếm 1 vị trí xác định trên phân tử ADN (lucut gen). Do vậy các gen trên cùng 1 NST luôn DT cùng với nhau.
+ Hai gen thường DT cùng nhau - gọi là liên kết với nhau. Nhóm các gen trên 1 NST DT cùng nhau được gọi nhóm liên kết gen. (tuy vậy không phải lúc nào cũng DT cùng nhau).
+ kí hiệu gen liên kết: ( ...)
*Hoạt động 2.
-HS bài tập ▲(SGK- trang 55):
 Pt/c: ♀ XD ì ♂ ĐC
 F1 : 100% XD
 ♂ F1 XD ì ♀ ĐC
 F2: 1 XD : 1ĐC
 ( Cho biết các gen nằm trên cùng 1 NST)
- Yêu cầu HS :
? Giải thích kết quả của phép lai
? Viết sơ đồ lai từ F1 đến F2.
- HS trình bày :
Pt/c: (♀ XD) ì (♂ ĐC)
Gp: 
F1: (XD)
Fb: ♂ (XD) ì ♀ ( ĐC)
GFb: 	
F2: 50% (XD) : 50% (ĐC)
- GV nhận xét, bổ sung và kết luận:
- Yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi sau và trả lời:
? ý nghĩa của hiện tượng liên kết gen?
- Hạn chế xuất hiện BD tổ hợp
- Tạo sự bền vững cho các nhóm tính trạng.
- Giữ tính trạng tốt, loại xấu -> chon giống.
? Điều kiện nghiệm đúng của liên kết gen?
- Các cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST
* Hoạt động 3.
-HS tìm hiểu thí nghiệm của Moocgan về hiện tượng hoán vị gen:
- Yêu cầu HS :
 a. HS nắm được nội dung thí nghiệm:
	 Pt/c: ♀ XD ì ♂ ĐC
 F1 : 100% XD
 ♀F1 (XD) ì ♂ (ĐC)
 F2: cho 4 kiểu hình (2 giống P, 2 khác P) 
 Với tỉ lệ: + 965 XD ( 41%)
 + 944 ĐC (41%)
 + 206 XC ( 9%)
 + 185 ĐD ( 9%)
 b. Giải thích được nguyên nhân có tỉ lệ trên (?)
* ♂ (ĐC) đồng lặn (aabb) -> cho 1 loại G (ab)
* ♀F1 (XD) cho 4 loại G : không
 theo tỉ lệ 1:1:1:1mà theo tỉ lệ: 0,41: 0,41: 0,9: 0,9
* Như vậy: trong quá trình hình thành G ở con ♀F1 (XD) , các gen A, B, a, b đã liên kết không hoàn toàn. Ngoài 2 G (cho kiểu hình giống P) còn xuất hiện 2 loại G (cho kiểu hình khác P)
* ở đây đã xảy ra hiện tượng hoán vị gen giữa B và b làm xuất hiện 2G có gen hoán vị dẫn tới sự tổ hợp lại các tính trạng của P
* Tần số hoán vị gen được tính bằng tỉ lệ phần trăm số cá thể có kiểu hình tái tổ hợp trên tổng số cá thể đời con. Cụ thể TSHV gen ở ví dụ trên là:
 Tần số HVG = ì 100 = 17%
* Tần số HVG dao động từ 0 đến 50% ( không bao giờ vượy quá 50%)
* Tần số HVG phụ thộc khoảng cách giữa 2 gen
( khoảng cách lớn, TSHV lớn)
- GV nhận xét các ý kiến của HS, bổ sung và kết luận:
 ? HS nêu cơ sở TB học (?):
 P: ♀F1 ì ♂
 Gp: 
 0,41 0,9 0,9	 0,41
 F2:
 0.41
 0.9
 0.9
 0.41 
 0.41
XD
 0.9
XN
 0.9
ĐD
 0.41
ĐN
 ? HS nêu được ý nghĩa của hoán vị gen (?)
- Tăng biến dị tổ hợp.Tạo điều kiện cho các gen tốt trên NST tương đồng tổ hoạp nhau = nhóm gen liên kết
Lập được bản đồ gen -> nghiên cứu DT ( phương pháp lập - SGK)
I.Liên kết gen:
1. Thí nghiệm:
( giống phần bài tập ▲)
2.Giải thích:
- ♀ ĐC đồng hợp về 2 gen lặn nên chỉ cho 1 loại giao tử.
- F2 thu được 2 kiểu hình, chứng tỏ ♂ F1 XD dị hợp về 2 cặp gen, nhưng cũng chỉ cho 2 loại giao tử. Điều này chứng tỏ:
* TT xám luôn đi kèm TT dài
* TT đen luôn đi kèm TT ngắn.
3. Định luật: Các gen trên 1 NST phân li cùng nhau và làm thành 1 nhóm gen liên kết. Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài tương ứng với số NST trong G của loài đó. Số nhóm tính trạng DTLK tương ứng với số nhóm gen liên kết.
II.Hoán vị gen:
1. Thí nghiệm: SGK
2. Nhận xét:
+ Trong quá trình hình thành G ở con ♀F1 (XD) , các gen A, B, a, b đã liên kết không hoàn toàn. Ngoài 2 G (cho kiểu hình giống P) còn xuất hiện 2 loại G (cho kiểu hình khác P)
+ ở đây đã xảy ra hiện tượng hoán vị gen giữa B và b làm xuất hiện 2G có gen hoán vị dẫn tới sự tổ hợp lại các tính trạng của P
+ Tần số HVG phụ thộc khoảng cách giữa 2 gen
( khoảng cách lớn, TSHV lớn)
3.Định luật:
Trong giảm phân hình thành G, 2gen tương ứng trên 1 cặp NST tương đồng có thể đổi chổ cho nhau. Khoảng cách giữa 2 gen càng lớn thì sức liên kết càng nhỏ, tần số hoán vị càng cao.
4.ý nghĩa:
- Tăng biến dị tổ hợp
- Tạo điều kiện cho các gen tốt trên NST tương đồng tổ hoạp nhau = nhóm gen liên kết
Lập được bản đồ gen -> nghiên cứu DT 
IV. Củng cố kiến thức: 
- Giáo viên nhấn mạnh các vấn đề sau: 
+ Mỗi NST chỉ có 1 phân tử ADN, và các gen khác nhau chiếm 1 vị trí xác định trên phân tử ADN (lucut gen). Do vậy các gen trên cùng 1 NST luôn DT cùng với nhau.
+ Hai gen thường DT cùng nhau - gọi là liên kết với nhau. Nhóm các gen trên 1 NST DT cùng nhau được gọi nhóm liên kết gen. Tuy vậy, không phải lúc nào cũng DT cùng nhau. Có lúc, xảy ra hiện tượng hoán vị ge

File đính kèm:

  • docGiao an sinh khoi 12 nang cao.doc