Giáo án Sinh học Lớp 12 - Bài 31 đến 43

I. Mục tiêu: học xong bài này, hs có khả năng:

1. Kiến thức:

- Nêu được 3 giai đoạn chính của tiến hóa. (chuẩn)

- Trình bày được sự phát sinh sự sống trên trái đất: quan niệm hiện đại về các giai đoạn chính: tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học. (mức 2)

- Trình bày được thí nghiệm của Milơ chứng minh các hợp chất hữu cơ đơn giản được hình thành ntn khi Trái đất mới được hình thành. (mức 2)

- Giải thích được các tn chứng minh quá trình trùng phân tạo ra các đại phân tử hữu cơ từ các đơn phân. (mức 2)

- Giải thích được sự hình thành các tế bào nguyên thủy đầu tiên. (mức 2)

2. Kỹ năng:

- Kĩ năng lập sơ đồ qua hoạt động điền sơ đồ câm, so sánh, hình thành khái niệm, tìm hiểu về một số giả thuyết khác về sự xuất hiện chất hữu cơ đầu tiên trên trái đất. (mức 2)

3. Giáo dục thái độ: Tăng thêm lòng yêu khoa học và say mê nghiên cứu khoa học

II. Phương pháp:

III. Phương tiện:

IV. Trọng tâm:

V. Tiến trình bài mới:

1. Kiểm tra bài cũ:

2. Đặt vấn đề:

3. Bài mới:

Các chất vô cơ → các hợp chất hữu cơ → các tế bào sơ khai → các loài hiện nay

Các gđ: Tiến hóa hóa học Tiến hóa tiền sinh học Tiến hóa sinh học

Các NTTH: Nhân tố vật lí Nhân tố sinh học 5 NTTH

 và hóa học là chủ yếu (CLTN)

 

 

doc47 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 487 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 12 - Bài 31 đến 43, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 quần xã: tính đa dạng về loài, sự phân bố của các loài trong không gian. (chuẩn)
- Trình bày được các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã (hội sinh, hợp sinh, cộng sinh, ức chế - cảm nhiễm, vật ăn thịt – con mồi và vật chủ - vật kí sinh) (mức 2) 
- Phân biệt được khái niệm quan hệ hổ trợ và quan hệ đối kháng giữa các loài trong quần xã, hiện tượng khống chế sinh học và nêu ví dụ. (mức 2)
2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá tìm tri thức mới. Phân tích các ví dụ về quần xã sinh vật. (mức 2)
3 . Thái độ: Có ý thức bảo vệ các loài sinh vật trong tự nhiên.
II. Phương pháp
III. Phương tiện: 
IV. Trọng tâm
V. Tiến trình bài mới:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nguyên nhân của những biến động số lượng cá thể của quần thể là gì?
- Quần thể điều chỉnh số lượng cá thể như thế nào? Khi nào quần thể được điều chỉnh vể mức cân bằng?
2. Đặt vấn đề:
3. Bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: đưa ra tranh vẽ quần xã sinh vật trong ao cho hs quan sát:
- Quan sát bức tranh và cho biết trong ao có những quần thể sinh vật nào đang sống, quan hệ giữa các quần thể sinh vật đó như thế nào?
GV sử dụng h40.1 sgk phân tích Qxsv rừng nhiệt đới.
Số lượng loài (quần thể) nhiều hay ít?
Gồm những QTSV nào?
Không gian sống của những QTSV trên?
Giữa các quần thể sinh vật trên có mối quan hệ gì với nhau?
Chính mối quan hệ về dinh dưỡng – nơi ở giữa các quần thể sinh vật làm cho các quần thể sinh vật này tạo thành một tổ chức sống tương đối ổn định → gọi là một QXSV.
Vậy, quần xã sinh vật là gì?
GV cho ví dụ.
Nhận xét về độ đa dạng của QXSV rừng nhiệt đới và ôn đới?
Số lượng loài và số lượng cá thể / loài biểu thị điều gì?
Một quần xã ổn định thì số lượng loài và số lượng cá thể / loài phải như thế nào?
Hãy cho ví dụ về loài ưu thế và khái niệm?
Hãy cho ví dụ về loài đặc trưng và khái niệm?
QX có các kiểu phân bố nào?
Ý nghĩa sự phân bố theo không gian là gì?
Các loài trong QX có quan hệ ntn? Các em nghiên cứu bảng 40 và hình 40.3 SGK, cho biết đặc điểm, vd các mối quan hệ trong QX?
GV: nêu ví dụ: Ong kí sinh (mắt đỏ) diệt sâu đục thân lúa, làm số lương sâu giảm => HT này khống chế sinh học. Thế nào là khống chế sinh học và cho ví dụ, nếu ý nghĩa của nó?
Khống chế sinh học đem lại ý nghĩa gì?
 KHÁI NIỆM QUẦN XÃ SINH VẬT:
 Ví dụ: quần xã sinh vật rừng nhiệt đới:
Ngoại cảnh
QTTV
QT ĐV ăn TV
QTĐV ăn thịt
2. Khái niệm:
QXSV là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian nhất định, các sinh vật có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do vậy quần xã sinh vật có cấu trúc tương đối ổn định. 
II. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QX
Đặc trưng về thành phần loài trong QX:
Số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài:
- Số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài biểu thị mức độ đa dạng của QX.
- Một QX ổn định thường có số lượng loài lớn, số lượng cá thể của loài cao. 
b. Loài ưu thế và loài đặc trưng:
- Loài ưu thế: là những loài đóng vị trí quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.
 Ví dụ: quần xã ở trên cạn loài thực vật có hạt là loài ưu thế. Quần xã rừng thông: loài cây thông là chiếm ưu thế.
 - Loài đặc trưng: là loài chỉ có ở một quần xã đó (vd cá cóc ở rừng Tam đảo) hay là loài có số lượng nhiều hơn hẳn và vai trò quan trọng hơn loài khác. (vd QX rừng U Minh: Loài cây tràm là loài đặc trưng, QX vùng đồi Phú Thọ: Loài cây cọ là loài đặc trưng).
Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian của QX:
- Phân bố theo chiều thẳng đứng. Vd: Rừng mưa nhiệt đới: phân thành 4 tầng: Tầng vượt tán, tầng tán rừng, tầng cây gỗ dưới tán, tầng cây nhỏ dưới rừng. => Sự phân tầng của động vật rừng.
- Phân bố theo chiều ngang
	+ QX đồi núi: Đỉnh núi - sườn núi - chân núi.
 + Quần xã biển: Ven bờ biển - ngập nước ven bờ - vùng khơi xa.
III. QUAN HỆ GIỮA CÁC LOÀI TRONG QXSV
 Các mối quan hệ sinh thái:
- Quan hệ hỗ trợ đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài khác, gồm: cộng sinh, hội sinh, hợp tác.
- Quan hệ đối kháng là quan hệ giữa một bên là loài có lợi và bên kia là loài bị hại, gồm: cạnh tranh, kí sinh, ức chế - cảm nhiễm, sinh vật này ăn sinh vật khác.
(Xem bảng)
Hiện tượng khống chế sinh học:
a. Khái niệm:
Là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở mức nhất định, không tăng cao quá hoặc giảm thấp quá do tác động của các mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã.
b. Ý nghĩa thực tiễn: 
Trong nông nghiệp, ứng dụng khống chế sinh học là sử dụng yếu tố thiên địch để phòng trừ các sinh vật gây hại hay dịch bệnh thay cho việc sử dụng thuốc trừ sâu.
VD: dùng ong kí sinh diệt bọ dừa.
Quan hệ
Ví dụ
Đặc điểm
Cộng sinh
Loài A
+
Loài B
+
+ Vi khuẩn và tảo đơn bào cộng sinh trong địa y.
+ Vi khuẩn lam cộng sinh trong nốt sần cây họ đậu 
Hai loài cùng có lợi khi sống chung và nhất thiết phải có nhau; khi tách riêng, cả hai loài đều có hại. 
Hợp tác
Loài A
+
Loài B
+
+ Hợp tác giữa chim mỏ đỏ và linh dương.
(h40.4.a)
Hai loài cùng có lợi khi sống chung nhưng không nhất thiết phải có nhau; khi tách riêng, cả hai loài đều có hại.
Hội sinh
Loài A
0
Loài B
+
Hội sinh giữa cây phong lan bám trên thân cây gỗ.
Khi sống chung một loài có lợi, loài kia không có lợi cũng không có hại gì; khi tách riêng một loài có hại còn loài kia không bị ảnh hưởng gì.
Cạnh tranh
Loài A
-
Loài B
-
+ Thực vật rừng cạnh tranh ánh sáng, muối khoáng 
+ Cú và chồn cạnh tranh con mồi.
- Các loài cạnh tranh nhau về nguồn sống và không gian sống.
- Cả hai đều bị ảnh hưởng bất lợi, thường thì một loài sẽ thắng thế còn loài khác bị hại nhiều hơn.
Kí sinh
Loài A
+
Loài B
-
+ Giun kí sinh trong cơ thể người.
+ Cây tầm gửi kí sinh trên cây khác
Một loài sống nhờ trên cơ thể của loài khác, lấy các chất nuôi sống cơ thể từ loài đó.
Ức chế - cảm nhiễm
Loài A
0
Loài B
-
Tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của vi sinh vật ở xung quanh.
Một loài này sống bình thường nhưng gây hại cho loài khác.
Sinh vật này ăn sinh vật khác
Loài A
+
Loài B
-
+ Bò ăn cỏ.
+ Hổ ăn thỏ.
+ Cây nắp ấm ăn ruồi.
Hai loài sống chung với nhau.
Một loài sử dụng loài khác làm thức ăn, bao gồm:
+ Động vật ăn thực vật.
+ Động vật ăn động vật.
4. Củng cố
Muốn trong một ao nuôi được nhiều loài cá và cho năng suất cao, ta cần chọn nuôi các loài cá như thế nào? (Nhiều loài cá có đặc điểm sinh sống, tập tính kiếm ăn và thức ăn khác nhau).
5. Dặn dò:
- Trả lời các câu hỏi và bài tập SGK trang 180.
- Đọc bài 41 SGK.
Tiết 43 Bài 41: DIỄN THẾ SINH THÁI
I. Mục tiêu: Học xong bài này, hs có khả năng:
1. Kiến thức:
- Trình bày được diễn thế sinh thái (khái niệm, nguyên nhân và các dạng diễn thế và ý nghĩa của diễn thế sinh thái) (chuẩn)
- Tự tìm ra nguyên nhân và tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế. (chuẩn)
2. Kỹ năng: tư duy quan sát nhận biết, so sánh, phân tích, tổng hợp tìm ra tri thức và phương pháp nghiên cứu SGK.
3. Thái độ: yêu thích bộ môn, tinh thần tập thể.
II. Phương pháp
III. Phương tiện: 
Kiểu diễn thế
Ví dụ
Các giai đoạn diễn thế
Nguyên nhân của diễn thế
Khởi đầu
Giữa
Cuối
Diễn thế nguyên sinh
DTST ở đầm nước nông.
Khởi đầu từ môi trường chưa có hoặc có rất ít sv.
Các QXSV biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau và ngày càng phát triển đa dạng.
Hình thành QX tương đối ổn định.
- Tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh đến QX.
- Cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong QX.
Diễn thế thứ sinh
DTST xảy ra tại rừng lim Hữu Lũng- Lạng Sơn.
Khởi đầu từ môi trường đã có một QXSV phát triển nhưng bị hủy diệt do tự nhiên hay khai thác quá mức của con người.
Một QX mới phục hồi thay thế QX bị hủy diệt, các QX biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau.
-Hình thành QX tương đối ổn định.
- Suy thoái.
- Tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh đến QX.
- Hoạt động khai thác tài nguyên của con người.
- Cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong QX.
IV. Trọng tâm:
V. Tiến trình bài mới:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là quần xã sinh vật? Cho ví dụ. Các loài sinh vật trong quần xã có mối quan hệ như thế nào? cho ví dụ minh hoạ.
- Nêu các đặc trưng cơ bản của quần xã? Cho ví dụ. Khống chế sinh học là gì? Ý nghĩa thực tiễn và cho ví dụ minh họa.
2. Đặt vấn đề:
3. Bài mới: 
Rừng rậm → rừng thưa → Rừng chồi → đồng cỏ → đồi trọc => diễn thế sinh thái. Có đặc điểm như thế nào và chúng ta nghiên cứu diễn thế nhằm mục đích gì?
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV chia lớp thành 2 nhóm:
+ Nhóm 1: ví dụ 1.
+ Nhóm 2: ví dụ 2.
 Nội dung: nhận xét về điều kiện tự nhiên, số lượng sv từ giai đoạn khởi đầu đến giai đoạn cuối trong quá trình diễn thế.
Vậy song song với sự thay đổi của quần xã sinh vật thì quá trình gì xảy ra?
Diễn thế sinh thái là gì?
GV phân lớp thành 2 nhóm:
- Nhóm 1: diễn thế nguyên sinh.
- Nhóm 2: diễn thế thứ sinh.
Nội dung: Ví dụ, đặc điểm của quần xã sinh vật qua các giai đoạn (khởi đầu, giữa, cuối), nguyên nhân của diễn thế sinh thái.
 Qua các ví dụ về diễn thế sinh thái, hãy cho biết tầm quan trọng của nghiên cứu diễn thế là gì?
KHÁI NIỆM VỀ DIỄN THẾ SINH THÁI:
Ví dụ:
- Diễn thế sinh thái hình thành rừng cây gỗ lớn (1).
- Diễn thế sinh thái ở đầm nước nông (2).
Khái niệm:
Diễn thế sinh thái: là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường
CÁC LOẠI DIỄN THẾ SINH THÁI VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA DIỄN THẾ SINH THÁI
(Xem bảng)
TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU DIỄN THẾ SINH THÁI.
Giúp hiểu được quy luật phát triển của quần xã sinh vật. Từ đó có thể chủ động xây dựng kế hoạch trong việc bảo vệ, khai thác và phục hồi nguồn tài nguyên, các biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật và con người.
4. Củng cố
- Thế nào là DTST và nguyên nhâu gây ra, cho ví dụ minh hoạ?
- Diễn thế nguyên sinh và thứ sinh khác nhau như thế nào?
- Nêu ý nghĩa của việc nghiên cứu DTST?
- DTTS thứ sinh xuất hiện ở một môi trường đã có một QXSV nhất định, sau đó có thể bị huỷ hoại do các yếu tố nào sau đây:
	A. Thay đổi lớn về khí hậu hay hỏa hoạn.	B.

File đính kèm:

  • docHKII CHUAN.doc