Giáo án Sinh học Lớp 11 Nâng cao - Tiết 1 đến 23
I. Mục tiêu:
• Kiến thức:
- Mô tả được quá trình hấp thụ nước ở rễ và quá trình vận chuyển nước ở thân.
- Trình bày được mối liên quan giữa cấu trúc của lông hút với quá trình hấp thụ nước.
- Nêu được các con đường vận chuyển nước từ lông hút vào mạch gỗ của rễ, từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ của thân và lên mạch gỗ của lá.
• Nội dung trọng tâm của bài :
- Quá trình hấp thụ nước ở rễ với 2 con đường: thành tế bào – gian bào, và chất nguyên sinh – không bào, thực hiện trên cơ sở chênh lệch áp suất thẩm thấu, theo hướng tăng dần từ đất đến mạch gỗ của rễ.
- Quá trình vận chuyển nước ở thân( từ rễ lên lá) được thực hiện do sự phối hợp giữa lực hút của lá, lực đẩy của rễ và lực trung gian ( lực liên kết giữa các phân tử nước và lực bám của các phân tử nước với thành mạch)
• Kỹ năng: thu nhận kiến thức từ các kênh hình kênh chữ, khái quát kiến thức, suy đoán lôgic, vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế.
• Thái độ: thấy rõ tính thống nhất trong cấu trúc và chức năng trong các cơ quan của thực vật
II. Đồ dùng dạy học
Tranh vẽ lấy từ các hình trong SGK và SGV và thí nghiệm minh hoạ về hiện tượng rỉ nhựa.
III. Phương pháp: Trực quan quan sát hình ảnh , vấn đáp, diễn giảng
IV. Tiến trình giờ giảng
1, Ổn định lớp:(1’)
2, Kiểm tra bài cũ( 4’)
Thay thế bằng giới thiệu chương trình Sinh học 11:
gồm 4 chương:
- Chưong I : chuyển hoá vật chất và năng lượng ( gồm ở tv và đv), học ở thực vật kỹ hơn
- Chương II; Cảm ứng ở tv và đv
- Chương III: Sinh trưởng và phát triển ở đv và tv
- Chưong IV: Sinh sản ở tv và đv
3, Bài mới:34’
GV: Vai trò của nước đối với thực vật ? Quá trình trao đổi nước ở thực vật với môi trường diễn ra như thế nào?
Dựa vào ý kiến của HS, GV dẫn dắt vào bài.
HS: có các dạng rắn, lỏng, hơi. Thực vật không thể sống thiếu nước thiếu 1lượng nước lớn và kéo dài, thực vật sẽ héo và chết. Vì nước đảm bảo độ bên vững của các cấu trúc trong cơ thể, đảm bảo môi trường thuận lợi cho các phản ứng trao đổi chất, nước tham gia vào các phản ứng hoá học, nước là dung môi hòa tan được nhiều chất
GV: ta nhận thấy nước có vai trò rất quan trọng đối với thực vật , vậy thực vật trao đổi nước như thế nào? Cơ chế của các quá trình hút và vận chuyển nước và các chất hoà tan trong nước ở thực vật ra sao ? đó là các vấn đề ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài 1 và 2
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò của nước và nhu cầu nước đối với thực vật
GV: Cho biết trao đổi nước ở thực vật gồm những quá trình nào? Mối liên hệ giữa chúng?
GV: + hãy nêu vai trò chung của nước đối với thực vật ?
+Hoàn thành bảng kiến thức về các dạng nước trong cây.
GV: nhận xét đánh giá và thông báo đáp án
GV: Nêu ví dụ:
+ 1 cây ngô cần 200kg nước trong đời sống
+ 1 hécta ngô cần 8000 tấn nước
+ Cây cần 200- 800g nước để tổng HS:ợp được 1g chất khô.
GV: Em có nhận xét gì về nhu cầu nước của cây.
GV: nhận xét đánh giá và bổ sung kiến thức.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về quá trình hấp thụ nước ở rễ
GV: cung cấp thông tin về các dạng nước trong đất và nêu câu hỏi:
+ Nước trong đất có những dạng nào?
+ Dạng nước nào câu có thể hấp thu được?
+ Thực vật hấp thụ nước như thế nào?
GV: nhận xét đánh giá và tóm tắt kiến thức.
GV: dẫn dắt : bộ rễ có đặc điểm gì phù hợp chức năng hấp thụ nước ?
GV: nhận xét đánh giá và giúp H khái quát kiến thức.
GV: thông báo đặc điểm bộ rễ ở lúa:
+ sau khi cấy 4 tuần cao 50cm
+ tổng chiều dài của bộ rễ là 625km, tổng diệntích là 285cm2
+ Hệ lông hút đạt chiều dài 10500km, tổng diệntích là 480cm2
GV: treo tranh con đường hấp thụ nước từ đất vào mạch gỗ
GV: để tìm hiểu rễ hấp thụ nước các em hãy quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Nước được hấp thụ từ đất vào mạch gỗ bằng con đường nào?
+ Viết sơ đồ tóm tắt 2 con đường đi của nước vào mạch dẫn của rễ
GV: Yêu cầu lớp nhận xét bổ sung
GV: đánh giá, chữa bài và yêu cầu HS khái quát kiến thức
Bổ sung : Nước được hấp thụ vào rễ nhờ 2 con đưòng, song dòng nước được hút theo một chiều:
Em hãy giải thích tại sao nước được hút theo mộtchiều?
GV: gợi ý
+ so sánh lượng nước của 2 tế bào gần nhau
+ có sự chênh lệch về sức hút
+ Nước vận chuyển từ nơi thế nước cao đến nơi thế nước thấp( nước tự do)
GV: đặt vấn đề:
Nước được chuyển từ rễ vào thân như thế nào? để tìm hiểu vấn đề này ta cùng nghiên cứu thí nghiệm sau:
*Thí nghiệm 1: hiện tượng rỉ nhựa
GV: Mức thuỷ ngân tăng lên doyếu tố nào?
Nhựa rỉ ra từ chỗ thân cây bị cắt chứng tỏ điều gì?
* thí nghiệm 2: hiện tượng ứ giọt
GV: cho HS quan sát hình ảnh và hỏi:
Em thấy hiện tượng này vào mùa nào trong năm?Mùa đó có đặc điểm khí hậu như thế nào?
GV: đánh giá ý kiến của HS và bổ sung kiến thức
GV: dẫn dắt: Từ những thí nghiệm trên , em hãy rút ra kết luận về cơ chế để đong nước chuyển từ rễ lên thân.
Liên hệ: tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây bụi thấp và những cây thân thảo
GV: bổ sung kiến thức như sgv.
Hoạt động 3: tìm hiểu về quá trình vận chuyển nước ở thân
GV: con đưòng vận chuyển nước ở thân có đặc điểm gì?
GV: quan sát hình 1.5 và mô tả con đường vận chuyển nước và chất khoáng hoà tan, và chất hữu cơ trong cây
GV: treo tranh 1.5 và yêu cầu HS lên bảng trình bày con đường vận chuyển nước ở thân.
GV: trong thực tế cây có nhiều cành, vậy nước được vận chuyển ra cành như thế nào?
GV nêu vấn đề:
+ trong thực tế có cây cao hàng trăm m nhưng nước vẫn lên được
+ cơ chế nào đảm bảo sự vận chuyển nước ở thân?
GV: gợi ý
Quan sát tranh 1.3 sgv , sử dụng kiến thức trong các hoạt động trên.
GV bổ sung kiến thức và nhấn mạnh, cơ chế vận chuyển nước là sự phối hợp của 3 yếu tố
GV hướng sự suy nghĩ của HS về vấn đề ban đầu để HS trả lời
Mở rộng: trong 3 động lực thì động lực nào là chủ yếu?
+ theo tính toán của các nhà khoa học thì lực đẩy của rễ đạt 3 atm, lực hút do thoát hơi nước ở lá là có thể đạt tới 100 atm
GV giảng : nước và các chất hoà tan được hấp thụ và vận chuyển 1 chiều liên tục trong thân cây nhờ các động lực của rễ , lá. Điều này khác với các cơ chế vận chuyển vật lí bình thưòng. Đó là sự kì lạ của quá trình sinh lí trong các cơ thể sống.
HS: Gồm hấp thụ nước ở rễ, vận chuyển nước ở thân, thoát hơi nước ở lá.
Các quá trình đó hoạt động nhịp nhàng, liên tục, khăng khít với nhau tạo trạng thái cân bằng nước cho cây.
HS:- vận dụng kiến thức lớp 10
- nghiên cứu thông tin SGK , lựa chọn kiến thức để hoàn thành bảng kiến thức
- Rồi cử đại diện trả lời
- Lớp nhận xét và bổ sung kiến thức
- HS: theo dõi và bổ sung kiến thức.
HS: theo dõi vd và đưa ra nhận xét.
+ Cây cần nhiều nước
+ Nhưng còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố
HS: khái quát kiến thức
HS thu nhận và ghi nhớ thông tin để trả lời câu hỏi:
+ Nước trong đất có 2 dạng
+ Dạng nước tự do cây hấp thụ dễ dàng
+ thực vật thủy sinh và thực vật cạn hấp thụ nước khác nhau( nhờ tb biểu bì hay lông hút)
HS qs hình 1.1 SGK trang 7
H nghiên cứu thông tin trang 7
HS: Yêu cầu nêu được : cấu tạo lông hút, các hoạt động của lông hút
HS: trình bày, lớp bổ sung
HS: khái quát kiến thức
HS: có thể liên hệ tới bộ rễ của những cây to, cây sống ở vùng khô cằn thiếu nước .
HS: quan sát hình vẽ , trao đổi nhanh trong nhóm, yêu cầu :
+ Chỉ ra được 2 con đường hấp thụ nước của rễ
+ Viết được con đường đi qua các lớp tế bào như nhu mô vỏ, tế bào nội bì.
Lớp nhận xét
HS: tóm tắt kiến thức vào vở.
HS: sử dụng kiến thức trong bài và vậndụng kiến thức lớp 10
Thảo luận và nêu được :
+ Lượng nước chênh lệch giữa 2 tế bào gần nhau theo hướng từ rễ vào mạch gỗ
+ sức hút nước theo hướng tăng dần từ ngoài vào mạch gỗ
+ thế nước giảm dần từ rễ vào mạch gỗ.
HS: theo dõi thí nghiệm
thảo luận nhanh, nêu được :
- Mức thuỷ ngân tăng do có 1 lực đẩy từ phía rễ cây
- Nhựa bị rỉ ra từ chỗ thân cây bị cắt chứng tỏ nước bị đẩy từ rễ lên thân
HS: trao đổi nhanh trong nhóm và nêu được :
+ hiện tượgn này hay gặp vào mùa xuân
+ khi hậu mùa này có độ ẩm rất cao.
HS: vậndụng kiến thức và khái quát thành kết luận: áp suất rễ.
HS: sử dụng kiến thức ở hoạt động trên và thông tin SGK để trả lời
HS theo dõi hìnhchú ý chiều mũi tên chỉ đường đi của nước
đại diện HS trình bày trước lớp về con đường vận chuyển nước ở thân
Lớp nhận xét bổ sung
HS: vận dụng kiến thức ở hình để trả lời nước được vận chuyển ngang ra cành, trong cành.
- HS khái quát kiến thức
HS: quan sát hình, vận dụng kiến thức áp suất rễ, lk hóa học của ptử nước
Thảo luận nhóm
Yêu cầu nêu được :
+ Do lực hút của lá là lực đóng vai trò chính
- Lực đẩy của rễ
- Lực trung gian ( lực liên kết giữa các phân tử nước và lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn tạo thành dòng nước liên tục)
Đại diện HS trình bày, lớp bổ sung
HS khái quát kiến thức
HS: có lựa chọn khác nhau
HS: khẳng định được lực hút do thoát hơi nước ở lá là động lực cơ bản.
I. Vai trò của nước và nhu cầu nước đối với thực vật :
1, Các dạng nước trong cây và vai trò của nó( phần này hướng dẫn HS học nhanh)
Nước trong cây có 2 dạng chính: nước tự do và nước liên kết.
Dạng nước Nước tự do Nước liên kết
Đặc điểm - Là dạng nước chứa trong các thành phần của tế bào, trong khoảng gian bào, mạch dẫn.
- Không bị hút bởi các phân tử tích điện hay dạng lk hóa học
- Giữ được tính chất vật lí hóa sinh bình thường.
Là dạng nước bị các phân tử tích điện hút bởi một lực nhất định hoặc trong các lk hóa hoc ở các thành phần tế bào
-
- Không giữ được các đặc tính lí, hóa , sinh của nước
Vai trò - Làm dung môi
- Làm giảm nhiệt độ cơ thể khi thn, tham gia vào một số qtrình tđc, đảm bảo độ nhớt của chất ns
- Giúp qt tđc diễn ra bình thường - Đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh của tế bào.
2. Nhu cầu nước đối với thực vật :
- Nhu cầu nước của cây rất lớn
- Nhu cầu nước của cây phụ thuộc vào các đặc điẻm sinh thái của thực vật
- Nhu cầu nước còn phụ thuộc vào các loài cây khác nhau, nhóm cây khác nhau.
II. Quá trình hấp thụ nước ở rễ: ( trọng tâm):
Cây hấp thụ được nước tự do và một phần dạng nước liên kết không chặt ở thể lỏng.
1, Đặc điểm của bộ rễ liên quan đến quá trình hấp thụ nước :
- Bộ rễ do nhiều loại rễ tạo thành
- Bộ rễ phát triển mạnh về số lượng, kích thước và diện tích
- Bề mặt rễ có tế bào biểu bì và lônghút do các tế bào biểu bì biến đổi thành)
- Các tế bào lông hút có đặc điểm thích nghi với chức năng nhận nước và muối khoáng từ đất:
+ Thành tế bào mỏng,không thấm cutin
+ Chỉ có 1 không bào trung tâm lớn.
+ Áp suất thẩm thấu rất cao do hoạt động hô hấp của rễ mạnh.
- Lông hút hấp thụ nước nhờ sự chênh lệch về áp suất thẩm thấu
2, Các con đường hấp thụ nước ở rễ:
Có 2 con đường:
- Con đường qua tế bào: nước từ đất màng tế bào lông hút tế bào nhu mô vỏ tế bào nội bì mạch gỗ.
- Con đường qua gian bào: nước từ đất màng tế bào lông hút gian bào, thành tế bào nhu mô vỏ, tế bào nội bì mạch gỗ.
3, Cơ chế để dòng nước một chiều từ đất vào rễ lên thân.
Giai đoạn nước từ đất vào lông hút: các dạng nước tự do và nước lk không chặt từ đất được lông hút( dịch bào ưu trương, astt cao) hấp thụ một cách dễ dàng nhờ sự chênh lệch áp suất thẩm thấu.
Giai đoạn nước từ lông hút vào mạch gỗ của rễ: Các tế bào cạnh nhau từ tế bào lông hút đến các tế bào nhu mô vỏ, nội bì, mạch gỗ có sự chênh lệch về sức hút nước theo hướng tăng dần từ ngoài vào trong
Nước bị đẩy từ rễ lên thân do một lực đẩy gọi là áp suất rễ( có thể quan sát bằng hiện tượng rỉ nhựa và ứ giọt)
III. Qúa trình vận chuyển nước ở thân:
1, Đặc điểm của con đường vận chuyển nước ở thân.
-Nước và các chất khoáng hoà tan được vận chuyển theo một chiều từ rễ lên lá.
2, Con đường ( giai đoạn) vận chuyển nước ở thân:
- Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu bằng con đường qua mạch gỗ từ rễ lên lá.
- Tuy nhiên nước cũng có thể vận chuyển theo chiều ngược lại ( ở mạch rây) hoặc vận chuyển ngang.
3, Cơ chế đảm bảo sự vận chuyển nước ở thân:
được thực hiện bởi sự phối hợp giữa 3 lực:
- Lực hút của lá ( do thoát hơi nước )
- Lực đẩy của rễ( áp suất rễ do quá trình hấp thụ nước )
- Lực trung gian ( lực liên kết giữa các phân tử nước và lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn tạo thành dòng nước liên tục)
người có thể chủ động nâng cao năng suất cây bằng cách điều khiển quang hợp của quần thể cây trồng Kỹ năng : phân tích, so sánh tổng hợp, vận dụng lí thuyết vào trực tiễn Thái độ: có ý thức tìm hiểu và ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất và thấy được triển vọng của năng suất cây trồng. II. Đồ dùng dạy học : Tranh vẽ của hình 11 SGK và các tài liệu liên quan về quang hợp và năng suất của cây trồng. III. Phương pháp : Trực quan , vấn đáp, diễn giảng, phân tích các số liệu cụ thể IV. Tiến trình giờ giảng : 1,Ổn định lớp(1') 2, Kiểm tra bài cũ(5') Các câu hỏi cuối bài trước 3, Bài mới: GV: năng suất cây trồng chính là tổng lượng chất hữu cơ mà cây tổng hợp được trong quá trình sống, sản phẩm quang hợp chiếm tới 90- 95 % lượng chất hữu cơ trong cây Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1 : Tìm hiểu về sự quyết định năng suất cây trồng của quang hợp GV: yêu cầu HS đọc kỹ SGK và phân tích thành phần hoá học sẩn phẩm thu hoạch của cây trồng Nhận xét về vai trò của qh với năng suất cây trồng G nhận xét đánh giá và giúp hs hoàn thiện kiến thức. G: để khai thác cây xanh chúng ta phảI làm gì?Vì sao? G: bổ sung và nhận xét đánh giá theo sgv Hoạt động 2: Tìm hiểu về các biện pháp nâng cao năng suất cây trông thông qua qhợp GV : Năng suất cây trồng giảm do đâu ? Biểu thức liên hệ giữa bộ máy quang hợp và năng suất cây trồng ? G yêu cầu phân tích mối quan hệ giữa năng suất kinh tế và các yếu tố. GV : cơ sỏ khoa học của các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất của cây là gì ? HĐ3 : tìm hiểu về triển vọng năng suất cây trồng G : Nêu vấn đề + Triển vọng về năng suất cây trông được thể hiện như thế nào ? + Liên hệ với thực tiễn Việt Nam trong việc nâng cao năng suất ở cây trồng. ? G nhận xét đánh giá G có thể khuyến khích hs nêu các ý tưởng HS: đọc kỹ SGK , thảo luận để thống nhất ý kiến cử đại diện trả lời Yêu cầu: - Phân tích cây xanh đã sử dụng nguồn CO2 và H2O từ môi trường để tổng hợp chất hữu cơ. - Thành phần chính vàphụ trong sản phẩm - Năng suất liên quan đến quang hợp Cá nhân hs trình bày lớp nhận xét, bổ sung. H: Vận dụng kiến thức về bộ lá Nêu được bộ máy quang hơp phải hoạt động có hiệu quả HS: thảo luận nêu một số biện pháp: - Lai tạo giống - Làm đất tốt - Bón phân tưói nước - Tăng nồng độ CO2 - Xen canh cây trồng - Trồng đúng thời vụ H: do nhiều nguyên nhân: thiếu nước, bộ máy quang hợp hđ kém hoặc thời gian quang hợp ít H lên bảng viết biểu thức. Phân tích: Khả năng quang hợp của cây tỉ lệ thuận vớI năng suất kinh tế Diện tích lá phải đủ để qh đạt năng suất Năng suất kinh tế liên quan đến thờI gian quang hợp H thảo luận để thống nhất các cơ sở khoa học của các biện pháp : Nghiên cứu sgk và mục em có biết để thảoluận và trả lời: - Taọ môi trưòng nhân tạo để cây phát triển Áp dung tiến bộ khoa học H có thể đề xuất các ý tưởng xây dựng các khu liên hiệp trồng cây Cung cấp các điều kiện tốt nhất cho cây I. Quang hợp quyết định năng suất cây trồng: 1. Qh quyết định năng suất cây trồng : Phân tích thành phần hoá học trong sản phẩm thu hoạch của cây trồng : C= 45% H= 6,5% O= 42-45% Tổng : 90- 95 % khối lượng chất khô. Phần còn lại : 5-10 % là của các nguyên tố khoáng. Nhận xét : 90- 95 % sản phẩm thu hoạch của cây lấy từ CO2 và H20 thông qua hoạt động quang hợp * Kết luận : Quang hợp quyết định năng suất cây trồng. 2, Ứng dụng : - Điều khiển chức năng quang hợp để khai thác tv - Trồng trọt là hệ thống sử dụng chức năng cơ bản của cây xanh - Chức năng quang hợp và tất cả các biện pháp kĩ thuật của hệ thống trồng trọt đều nhằm mục đích sao cho hoạt động của bộ máy quang hợp đạt hiệu quả cao nhất. . Trồng trọt chính là ngành kinh doanh năng lượng mặt trời. II. Các biện pháp nâng cao năng suất cây trông thông qua qhợp 1, Biểu thức liên hệ giữa bộ máy quang hợp và năng suất cây trồng. Nkt= ( FCO2.L. Kf.Kkt).n tấn/ha Nkt : Năng suất kinh tế FCO2. khả năng quang hợp L diện tích lá Kf hệ số hiệu quả quang hợp Kkt hệ số kinh tế N thời gian hoạt động của bộ máy quang hợp. * Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cây trồng : - Khả năng quang hợp của giống cây trồng - Nhịp điệu sinh trưởng của bộ máy quang hợp( bộ lá) -Khả năng tích luỹ chất khô vào cơ quan kinh tế - Thời gian hoạt động của bộ máy quang hợp 2, Biện pháp nâng cao năng suất của cây trồng : a, Tăng cường độ và hiệu suất quang hợp : + Chọn giống có hoạt động quang hợp tối ưu + Tạo mọi điều kiện để cho cây hđ quang hợp tốt nhất vào giai đoạn hình thành năng suất kinh tế ( Bố trí thời vụ tốt, bón phân cân đối và hợp lí, đủ nước nhất là giai đoạn ra hoa, kết quả và hình thành cơ quan dự trữ, phòng trừ sâu bệnh) b, Điều khiển sự sinh trưởng của diện tích lá : - Chọn giống có hệ số lá tối ưu - sử dụngphân bón cân đối - Điều chỉnh mật độ cây trồng - Phòng trừ sâu bệnh và kéo dài tuổi thọ của lá c, Nâng cao hệ số hiệu quả quang hợp và hệ số kinh tế bằng chọn giống và các biện pháp kĩ thuật thích hợp - Giảm hô hấp sáng - Tăng sự tích luỹ cácchất hữu cơ và cơ quan kinh tế d, Chọn giống cây trồng có thời gian sinh trưởng vừa phải hoặc trồng vào thời vụ phù hợp để cây trồng sử dụng được tối đa ánh sáng mặt trời III. Triển vọng năng suất cây trồng : - Triển vọng năng suất cây trồng là vô cùng to lớn -Áp dụng các biện pháp khoa học để lai tạo giống mới - Hoàn thiện các biện pháp kĩ thuật tiên tiến để áp dụng vào sản xuất. 4, Củng cố( 3'): - HS đọc và ghi nhớ phần tóm tắt in nghiêng trong khung cuối bài - Các câu hỏi 1- 3 cuối bài 5,Hướng dẫn học bài (2'): - Học bài và trả lời các câu hỏi và bài tập ở cuối bài - Chuẩn bị cho bài sau. - Xem lại khái niệm hô hấp tế bào đã học ở lớp 10 6, Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: Tuần: Tiết: Bài 12 : I. Mục tiêu : học xong bài này HS phải có khả năng: Kiến thức: Trình bày được vai trò của quá trình hô hấp Giải thích và minh hoạ được bằng công thức hoặc sơ đồ qúa trình đường phân, hô hấp kị khí( lên men) và hô hấp hiếu khí Tính được hệ số hô hấp và nêu được ý nghĩa của nó Mô tả được qúa trình hô hấp ánh sáng bằng sơ đồ. * Nội dung trọng tâm của bài là: Vai trò của hô hấp, cơ chế của hô hấp trong cơ thể tv, hệ số hô hấp, khái niệm về hô hấp sáng. Kỹ năng: Rèn kỹ năng qsát, phân tích, so sánh, tổng hợp, tư duy lô gíc, sơ đồ hoá kiến thức. Thái độ: II. Đồ dùng dạy học : Tranh vẽ về các thí nghiệm minh hoạ hô hấp ở thực vật như hình 12.1, 12.2 SGK , phương trình tổng quát quá trình hô hấp III. Phương pháp : Trực quan, vấn đáp, diễn giảng IV. Tiến trình giờ giảng : 1,Ổn định lớp(1') 2, Kiểm tra bài cũ(5') Các câu hỏi cuối bài trước 3, Bài mới: GV: kiểm tra kiến thức cũ: hô hấp tế bào là gì? ở thực vật có hô hấp không? HS: hô hấp tế bào là quá trình chuyển đổi năng lượng rất quan trọng của tế bào sống. Trong quá trình đó ,các phân tử cacbohiđrat bị phân giải đến CO2và H2O , đồng thời năng lượng của chúng được giải phóng và chuyển thành dạng năng lượng dễ sử dụng chứa trong các phân tử ATP. Hoạt động của GV Hoạt động của H Nội dung Hoạt động 1: G gợíy cho H nhớ lại kiến thức lớp 10 về khái niệm hô hấp G yêu cầu H lên bảng viết về pt tổng quát về hô hấp G : nếu không có quá trình hô hấp trong cơ thể sống nói chung và trong thực vật nói riếng thì điều gì sẽ xảy ra? G Hô hấp có vai trò như thế nào đối với tv ? G nhờ hô hấp tạo ra các chất trung gian mà quá trình trao đổi L, P, G, a nu và các hợp chất khác có mối liên quan khăng khít... Hoạt động 2: Tìm hiểu về cơ quan hô hấp và bào quan hô hấp G : cơ quan hô hấp và bào quan hô hấp ở thực vật là gì? Hoạt động 3: tìm hiểu về cơ chế hô hấp G Yêu cầu H quan sát hình 11.1 sgk và phân tích các giai đọan của hô hấp Sản phẩm và năng lượng tạo ra từ các giai đoạn: G Nhận xét đánh giá giúp H hoàn thiện kiến thức G Nếu không có ôxi cây sẽ hô hấp như thế nào? G Nếu không có ôxi, hay nồng độ ôxi hạ thấp, cây hô háp yếm khí ở các mô, tuy nhiên nếu để lâu, cây bi chết do tác dụng đầu độc của các sản phẩm lên men và sự hao kiệt chất dự trữ hữu cơ trong cây, thiếu các hợp chất trung gian... Hoạt động 4: tìm hiểu về hệ số hô hấp. G hệ số hô hấp là gì? Cho vd? hệ số đó nói lên điều gì? G yêu cầu H tính RQ của một số chất Hoạt động 5: tìm hiểu về hô hấp sáng G yêu cầu H trả lời lệnh trong sách G hô hấp sáng là gì? Hô hấp sáng có đặc điểm gì? G yêu cầu H trả lời lệnh trong sách G để quần thể có năng suất cao cần nâng cao hoạt động quang hợp tạo chất hữu cơ và giảm hô hấp vô hiệu. H nhắc lại kiến thức cũ, quan sát hình vẽ yêu cầu nêu được: khái niệm hô hấp Viết được pttq quá trình hô hấp. H thẩo luận nhóm tìm mối liên quan giữa quang hợp và hô hấp, đồng hoá và dị hoá hô hấp ngoài lấy ôxi để hô hấp nội bào nhờ hô hấp năng lượg được giải phóng ra dần dần, tb dễ sử dụng, nêú không có hô hấp tế bào sẽ chết. H : không có cơ quan chuyên trách, Bào quan hô hấp: ti thể H quan sát hình vẽ kết hợp kiến thức lớp 10 để trả lời Lớp nhận xét bổ sung H cây sẽ hô hấp yếm khí. H nghiên cứu sgk trả lời được khái niệm, cách tính RQ,, ý nghĩa thực tiễn của RQ H liên hệ thực tế để đề ra các biệnpháp cụ thể chăm sóc cây trồng H quan sát sơ đồ, vận dụng kiến thức lớp 10 để nếu đựoc: Nguyên liệu hô hấp sáng có nguồn gốc từ quang hợp ở thực vật C3 khi có nồng độ CO2 thấp... Hô hấp sáng xảy ra ở lục lạp, perôxi xôm, ti thể.. H đâylà 2 quá trình trái ngược nhưng liên quan chặt chẽ I. Khái niệm: 1, Định nghĩa: Hô hấp là qúa trình ôxi hoá cá hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể. * PTTQ của quá trình hô hấp: C6H12O6 + 6 O2 6CO2+ 6H2O+ Q 2, Vai trò của qúa trình hô hấp: - Qua hô hấp , nâng lượng hóa học được giải phóng từ các hợpchất hữu cơ dưới dạng ATP, và dạng năng lượng này được sử dụng cho các qúa trình sống của cơ thể - Trong qúa trình hô hấp, nhiều sản phẩm trung gian được hình thành và làm nguyên liệu cho quá trình tổng hợp nhiều chất khác cho cơ thể Vậy: Hô hấp là quá trình sinh lí trung tâm của cây, có vai trò đặc biệt quan trọng trong các qúa tr
File đính kèm:
- giao an sinh 11NC bai 1 22.doc